NGAN HANG DE VAN 6

Chia sẻ bởi Phan Thị Kiều Nga | Ngày 17/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: NGAN HANG DE VAN 6 thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT MỎ CÀY BẮC
TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TƯ

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015-2016
MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 6
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)


I. MÔ TẢ CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ VÀ CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH:
1. Mô tả chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ:
a. Kiến thức:
- Nhận biết đặc điểm thể loại
- Hiểu được nội dung của văn bản.
- Hiểu một số từ loại và cụm từ.
- Viết bài văn tự sự theo yêu cầu
b. Kỹ năng:
- Xác định đúng các cụm từ, cấu tạo cụm từ
- Nhận biết lỗi dùng từ và khắc phục hiệu quả
- Biết vận dụng kiến thức tổng hợp để viết bài văn tự sự
c. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức áp dụng vào đời sống
2. Mô tả các mức độ phát triển năng lực của học sinh
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao

- Nhớ chính xác đặc điểm loại thể
- Nhận biết tên văn bản, tác giả
- Nhớ khái niệm kiểu câu , các biện pháp tu từ.
- Hiểu nội dung các văn bản đã học
- Xác định kiểu câu, các biện pháp tu từ.
Xác định đúng kiểu câu và các biện pháp tu từ theo yêu cầu
Biết vận dụng kiến thức tổng hợp để viết bài văn tự sự

II. XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH:
1. Câu hỏi nhận biết:
Câu 1: Em hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn?
Đáp án: Là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần , mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người , nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
Câu 2: Bài học từ truyện ngụ ngôn“Chân Tay, Tai, Mắt , Miệng “?
Đáp án: Nêu bài học về vai trò của mỗi thành viên trong cộng đồng không thể sống đơn độc, tách biệt mà cần đoàn kết, tương trợ, gắn bó để cùng tồn tại và phát triển.
Câu 3: Thế nào là cụm động từ?
Đáp án:
*Cụm động từ là tổ hợp từ do động từ một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành
*Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ và có cấu tạo phức tạp hơn một động từ
*Chức vụ ngữ pháp của cụm động từ:giống như động từ
- Làm vị ngữ
- Làm chủ ngữ: không có phụ ngữ trước
(Ví dụ:Đi // là hành động quả quyết.)
*Cụm động từ có cấu tạo đầy đủ gồm ba phần:phần trước, phần trung tâm, phần sau.
Câu 4: Chỉ từ là gì? Hoạt động trong câu như thế nào?
Đáp án:
* Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí (định vị) của sự vật trong không gian hoặc thời gian.
* Hoạt động của chỉ từ trong câu:
+ Làm phụ ngữ s2 ở sau trung tâm cụm danh từ (theo dõi chỉ từ “kia” ở mô hình cụm danh từ trên)
+ Làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.
Ví dụ: Chỉ từ (đó) làm chủ ngữ và định vị sự vật trong không gian
(Đó // là quê hương của tôi.)
C V
Ví dụ: Chỉ từ (ấy) làm trạng ngữ và định sự vật trong thời gian
(Năm ấy, tôi// vừa tròn ba tuổi.)
TN C V
Câu 5. Nghĩa của từ là gì? Có mấy cách giải thích nghĩa của từ
Đáp án:
1. Nghĩa của từ :là nội dung mà từ biểu thị.
2. Các giải thích nghĩa của từ: 2 cách.
- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị, VD: Tập quán: là thói quen của……….
- Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
Ví dụ: Lẫm liệt: Hùng dũng, oai nghiêm;
Nao núng: Lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa.
2/ Câu hỏi thông hiểu
Câu 1/ So sánh truyền thuyết và truyện cổ tích.
Đáp án:
Giống nhau:
Đều có yếu tố hoang đường, kì ảo.
Đều có mô típ như sự ra đời kì lạ và tài năng phi thường của nhân vật chính
Khác nhau:
- Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện được kể .
- Truyện cổ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Thị Kiều Nga
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)