NGAN HANG DE VAN 6
Chia sẻ bởi Phan Thị Kiều Nga |
Ngày 17/10/2018 |
41
Chia sẻ tài liệu: NGAN HANG DE VAN 6 thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
I. MÔ TẢ CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ VÀ CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH:
1. Mô tả chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ:
a. Kiến thức:
- Nhận biết các khái niệm về từ, nghĩa của từ, sự chuyển nghĩa của từ; danh từ và cụm danh từ
- Hiểu được nội dung nghĩa của từ, sự chuyển nghĩa của từ; danh từ và cụm danh từ
- Viết đoạn văn ngắn có sử dụng các từ, sự chuyển nghĩa của từ; danh từ và cụm danh từ
b. Kỹ năng:
- Xác định đúng các từ loại và cụm từ
- Biết vận dụng kiến thức tổng hợp để viết đoạn văn ngắn
c. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức áp dụng vào đời sống
2. Mô tả các mức độ phát triển năng lực của học sinh
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
- Nhớ khái niệm về từ, nghĩa của từ, sự chuyển nghĩa của từ; danh từ và cụm danh từ
- Xác định được về từ, nghĩa của từ, sự chuyển nghĩa của từ; danh từ và cụm danh từ
- Viết được đoạn văn ngắn có sử dụng về từ, nghĩa của từ, sự chuyển nghĩa của từ; danh từ và cụm danh từ
II. XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH:
1. Câu hỏi nhận biết:
Câu 1: Danh từ là gì ? Cho ví dụ ?
Đáp án:
- Khái niệm: Là từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm.
- VD: quả khế, cây xanh, hoa, trái...
Câu 2: Thế nào là nghĩa gốc, nghĩa chuyển? Cho ví dụ và chỉ ra từng nghĩa cụ thể?
Đáp án:
Nghĩa gốc: Nghĩa xuất hiện từ đầu làm cơ sở để hình thành nghĩa khác
Nghĩa chuyển : Được hình thnh trên cơ sở nghĩa gốc
Cho ví dụ - Chỉ ra từng nghĩa cụ thể:
Từng chiếc lá phô mình xanh mướt trên cây phượng vĩ (Nghĩa gốc)
Đầu xanh có tội tình gì ? (Nguyễn Du) (Nghĩa chuyển: chỉ tuổi trẻ)
Câu 3: Từ là gì? Cho ví dụ.
Đáp án:
- Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu
- VD: cây. nhà, cửa, núi…..
Câu 4: Thế nào là từ đơn ? Thế nào là từ phức? Có mấy loại từ phức ?
Đáp án:
Từ đơn: là từ chỉ có một tiếng.
Từ phức: là từ có hai tiếng trở lên.
Từ phức gồm có:
Từ láy: từ có quan hệ láy âm giữa các tiếng.
Từ ghép: từ có các tiếng quan hệ với nhau về nghĩa.
Câu 5: Nêu nguyên tắc mượn từ?
Đáp án: Mượn từ là cách làm giàu cho tiếng Việt. Tuy vậy, để bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, không nên mượn từ một cách tùy tiện.
2. Câu hỏi thông hiểu:
Câu 1: Phát hiện lỗi sai và chữa lỗi dùng từ trong các câu sau:
a/ Ông họa sĩ già nhấp nháy bộ ria mép
b/ Truyện dân gian có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian.
Đáp án:
Phát hiện lỗi sai
a/. Lẫn lộn các từ gần âm
b/. Lỗi lặp từ
Chữa lại
a/. Ông họa sĩ già mấp máy bộ ria mép
b/. Truyện dân gian có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo nên em rất thích đọc
Câu 2: Từ ghép và từ láy có điểm gì giống và khác nhau:
Đáp án:
*Giống: Đều có hai tiếng.
*Khác:
.Từ ghép là ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa.
.Từ láy: Láy lại (Âm,vần)
Câu 3: Tìm từ lặp trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của nó.
“Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”.
Đáp án: “Tre” được lặp lại qua các từ ngữ: xung phong, giữ ; nhằm nhấn mạnh ý làm cho tre trở nên gần gũi với con người, có thuộc tính giống như con người.
Câu 4: Giải thích nghĩa của các từ: giếng, rung rinh, hèn nhát
Đáp án: Giải thích nghĩa :
giếng: hố đào thẳng đứng sâu dùng để lấy nước.
rung rinh: Chuyển động qua lại .
hèn nhát: Thiếu can đảm.
Câu 5: Từ “mắt” trong các trường hợp nào sau đây được dùng theo nghĩa chính, nghĩa chuyển. Hãy chỉ ra và nêu nghĩa của từ mắt trong mỗi câu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Thị Kiều Nga
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)