Ngân hàng đề kiểm tra ngữ văn 6 năm học: 13 -14

Chia sẻ bởi Bùi Thị Hiền | Ngày 17/10/2018 | 20

Chia sẻ tài liệu: Ngân hàng đề kiểm tra ngữ văn 6 năm học: 13 -14 thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

NGÂN HÀNG CÂU HỎI ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 6
HỌC KÌ I
@ ĐỀ 1:
Câu 1: (2 điểm)
a. Thế nào là truyện cổ tích? Kể tên 3 truyện cổ tích mà em đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 6?
b. Hãy cho biết ý nghĩa của chi tiết “Bọc trăm trứng” trong truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên” ?
Câu 2 (3 điểm)
a. Thế nào là danh từ?
b. Hãy tạo thành cụm danh từ cho các danh từ sau: mưa, ngôi nhà.
c. Đặt câu với hai cụm danh từ vừa tạo thành.
Câu 3 (5 điểm)
Hãy kể về một việc làm tốt của em.
@ Đáp án
Đề 1:
Câu 1 (2 điểm):
a/ (1 điểm) - Nêu đúng khái niệm truyện cổ tích cho 0,5đ:
Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật quen thuộc như nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ và có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh và nhân vật ngốc ngếch, nhân vật động vật (mang tính cách hoặc nói năng như con người). Truyện CT thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nh/dân về ch/thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự b/công.
- HS nêu đầy đủ, đúng tên 3 truyện cổ tích đã học ở lớp 6 cho 0,5đ:
Có thể kể tên các truyện cổ tích sau: Thạch Sanh; Em bé thông minh; Cây bút thần; Ông lão đánh cá và con cá vàng…
b/ (1 điểm) - Ý nghĩa của chi tiết “Bọc trăm trứng”: Nhằm giải thích sự ra đời của các dân tộc Việt Nam. Qua đó kêu gọi mọi người, mọi dân tộc trên đất nước Việt Nam phải biết đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau như anh em trong một nhà.
Câu 2 (3 điểm):
a. Nêu đúng khái niệm danh từ (phần ghi nhớ sgk) cho 1đ:
Danh từ là những từ chỉ sự vật, hiện tượng, khái niệm.
b. HS tạo đúng mỗi cụm danh từ được 1đ.
VD: - ngôi nhà màu xanh ấy ; - một trận mưa to
c. Đặt câu có chứa cụm danh từ vừa tạo thành, mỗi câu đúng được 1đ.
Câu 3 (5 điểm):
1/ Yêu cầu: HS chọn một việc làm tốt của mình để kể, bài làm cần đảm bảo bố cục ba phần:
+ Mở bài (0,5đ): - Giới thiệu về việc làm tốt của mình.
- Cảm nghĩ về một việc làm tốt.
+ Thân bài (4,0đ): - Nguyên nhân dẫn đến việc làm tốt.
- Diễn biến việc làm tốt (phải kể theo trình tự hợp lí).
- Kết quả của việc làm đó.
- Cảm xúc của bản thân sau khi làm được việc tốt.
+ Kết bài (0,5đ): - Hướng rèn luyện để trở thành một người có đạo đức tốt, được mọi người yêu mến.

@ Đề 2:
Câu 1: Kể tên các thể loại văn học dân gian mà em đã học? (1điểm)
Câu 2: Các cụm từ sau đây thuộc loại cụm từ nào ? ( Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) (2 điểm)
a/ thông minh khác thường b/ đang làm bài tập
c/ ba thúng gạo nếp d/ hai vợ chồng ông lão
Câu 3: Chỉ ra từ dùng không đúng trong các câu sau và sửa lại cho đúng (1 điểm)
a/ Mái tóc của ông em đã sửa soạn bạc trắng.
b/ Ngày mai, khối 6 sẽ đi thăm quan Viện bảo tàng của tỉnh.
Câu 4 : Bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn “ Thầy bói xem voi” ( 1 điểm )
Câu 5 : Hãy kể về mẹ của em. ( 5 điểm )
@ * Đáp án:
Câu 1: (1điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,25đ
Các thể loại của văn học dân gian: Truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười.
Câu 2: (2 điểm) Mỗi cụm từ xác định đúng được 0,5 điểm) Cụ thể:
a/ cụm tính từ c/ cụm danh từ
b/ cụm động từ d/ cụm danh từ
Câu 3: ( 1 điểm) Mỗi từ phát hiện và chữa đúng được 0,5 điểm). Cụ thể:
a
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Hiền
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)