Ngân hàng đề kiểm tra Học Kì I 2014-2015 lớp 10

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Bé Ngọc | Ngày 26/04/2019 | 68

Chia sẻ tài liệu: Ngân hàng đề kiểm tra Học Kì I 2014-2015 lớp 10 thuộc Giáo dục công dân 10

Nội dung tài liệu:

SỞ GD&ĐT LONG AN
TRƯỜNG THCS&THPT MỸ QUÝ
**********
NGÂN HÀNG CÂU HỎI KHỐI 10CB

Câu 1: Hãy cho biết sự giống và khác nhau của PPL biện chứng và PPL siêu hình?
Trả lời:
Giống nhau: Đều là phương pháp luận
Khác nhau:
Phương pháp luận biện chứng: Xem xét các sự vật hiện tượng trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng, trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng.
Phương pháp luận siêu hình: một cách phiến diện, chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, không vận động, không phát triển, áp dụng một cách máy móc đặc tính của sự vật này vào sự vật khác
Câu 2: Vận dụng những kiến thức đã học, anh (chị) hãy chỉ ra yếu tố duy vật và duy tâm trong truyện ngụ ngôn “Thần trụ trời”, trong một số câu ca dao, tục ngữ.
Trả lời:
HS tự xem xét trả lời
Câu 3: Hãy cho biết sự giống và khác nhau của TGQ duy vật và TGQ duy tâm về vật chất và ý thức?
Trả lời:
Giống nhau: đều là thế giới quan, xem xét các mối quan hệ giữ vật chất và ý thức
Khác nhau:
-. TGQ duy vật :
Mặt 1 : Vật chất là cái có trước và quyết định ý thức
Mặt 2 : Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người, không ai sáng tạo ra và không ai có thể tiêu diệt được.
- TGQ duy tâm
Mặt 1 : Ý thức là cái có trước là cái sản sinh ra giới tự nhiên.
Mặt 2 : Thế giới vật chất do ý thức của con người sáng tạo ra và phụ thuộc vào con người. Đó chỉ là sự hồi tưởng lại thế giới đã qua.
Câu 4: Nêu các hình thức vận động và cho ví dụ từng hình thức?.
Trả lời:
- Vận động cơ học: Sự di chuyển vị trí của các vật thế trong không gian. Ví dụ: xe đang chạy
- Vận động vật lí: Sự vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, các quá trình nhiệt điện,…. Ví dụ: đốt thanh sắt trên lửa sẽ làm cho thanh sắt nóng lên
- Vận động hóa học: Quá trình hoá hợp và phân giải các chất. Ví dụ: cho sắt vào dung dịch HCl sẽ tạo ra khí Hidro
- Vận động sinh học: Sự thay đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường. Ví dụ: con người hít khí Oxy và thải ra Cacbonit
- Vận động xã hội: sự vận động thay thế của của các xã hội trong lịch sử. Ví dụ: Xã hội nguyên thủy được thay thế bằng xã hội chiếm hữu nô lệ
Câu 5: Tại sao nói vận động là phương thức tồn tại của TG vật chất? Chứng minh?
Trả lời: Bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng luôn luôn vận động, bằng vận động và thông qua vận động, sự vật hiện tượng tồn tại và thể hiện đặc tính của mình. Do đó, vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của thế giới vật chất.
Ví dụ: trái đất nếu không vận động sẽ không thể có sự sống trên trái đất
Câu 6: Hãy cho biết cách thức giải quyết mâu thuẫn? cho ví dụ?
Trả lời:
- Giải quyết mâu thuẫn có nghĩa là làm cho mâu thuẫn mất đi, các mặt đối lập của mâu thuẫn không còn tồn tại như trước mà chuyển hóa thành cái khác.
- Đấu tranh giữa các mặt đối lập là điều kiện tiên quyết để giải quyết mâu thuẫn.
- Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi sự đấu tranh giữa các mặt đối lập lên tới đỉnh điểm và có điều kiện thích hợp.
Ví dụ: giải quyết mâu thuẫn giữa dân tộc việt nam và các thế lực đi xâm lược Việt Nam. Muốn giải quyết phải đến năm 1945 mới giải quyết xong mâu thuẫn cũ để hình thành mâu thuẫn mới.
Câu 7: Hãy nêu quan hệ về sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất? Lấy ví dụ về sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất trong quá trình học tập và rèn luyện của bản thân?
Trả lời:
Mỗi sự vật hiện tượng đều có chất và lượng đặc trưng. Lượng biến đổi trước chất, lượng biến đổi đến 1 giới hạn nhất định sẽ tạo ra sự biến đổi về chất (điểm nút). Chất mới ra đời sẽ bao hàm một lượng mới tương ứng để tạo thành sự thống nhất mới giữa chất và lượng.
Ví dụ: bản thân là một học sinh trung bình, muốn trở thành học sinh khá cần phải có một khoảng thời gian nhất định để tích lũy kiến thức, phải kiên trì trong học tập, khi làm bài phải cố gắng hết sức, lúc đó bản thân sẽ học khá lên.
Câu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Bé Ngọc
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)