Ngân Hàng đề GDCD Quảng Nam

Chia sẻ bởi Hà Phan | Ngày 27/04/2019 | 76

Chia sẻ tài liệu: Ngân Hàng đề GDCD Quảng Nam thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN GDCD 12

BÀI 3: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT

Câu 1: Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về: (NB)
A. Trách nhiệm pháp lý. B. Trách nhiệm kinh tế.
C. Trách nhiệm xã hội. D. Trách nhiệm chính trị.
Câu 2: Tòa án xét xử các vụ án sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân: (VDT)
A. Bình đẳng về quyền tự chủ trong kinh doanh.
B. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.
C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
D. Bình đẳng về quyền lao động.
Câu 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật là ………… (NB)
A. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.
B. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.
C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.
D. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
Câu 4: Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật thể hiện qua việc: (NB)
A. Quy định quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp và Pháp luật.
B. Tạo ra các điều kiện bảo đảm cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật.
C. Không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 5: Quyền bình đẳng của công dân được hiểu là: (TH)
A. Mọi người đều có quyền bằng nhau, ngang nhau trong mọi trường hợp.
B. Trong cùng điều kiện và hoàn cảnh như nhau, công dân được đối xử như nhau, có quyền và nghĩa vụ như nhau theo quy định của pháp luật.
C. Mọi người đều có quyền hưởng thụ vật chất như nhau.
D. Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ như nhau.
Câu 6: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là: (NB)
A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.
B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Câu 7: Văn kiện Đại hội VI Đảng cộng sản Việt Nam có viết: "... Mọi vi phạm đều được xử lý. Bất cứ ai vi phạm đều bị đưa ra xét xử theo pháp luật...". Nội dung trên đề cập đến vấn đề…… (VDT)
A. Công dân bình đẳng về quyền.
B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ.
C. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý. *
D. Quy định xử lý những trường hợp vi phạm.
Câu 8: Nhà nước có quy định học sinh thuộc gia đình hộ nghèo, cận nghèo sẽ được miễn, giảm các khoản học phí. Quy định này thể hiện công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, nghĩa là: (VDT)
Ai cũng được hưởng giống nhau.
Hoàn cảnh nào thì được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau.
Quyền luôn đi liền với nghĩa vụ.
Trong cùng một điều kiện, hoàn cảnh như nhau, mọi công dân đều được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ như nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống. *
Câu 9. Quyền và nghĩa vụ của công dân được Nhà nước quy định trong: (TH)
A. Hiến pháp B. Hiến pháp và luật
C. Luật Hiến pháp D. Luật và chính sách
Câu 10: Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong hoàn cảnh như nhau đều phải chịu trách nhiệm pháp lí: (VDT)
A. Như nhau B. Ngang nhau C. Bằng nhau D. Có thể khác nhau
Câu 11: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân: (VDT)
A.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hà Phan
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)