Ngân hàng đề
Chia sẻ bởi lê thị liên |
Ngày 26/04/2019 |
104
Chia sẻ tài liệu: ngân hàng đề thuộc Ngữ văn 10
Nội dung tài liệu:
Đọc đoạn văn, đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi :
Đoạn 1
Lễ hội là nơi hội tụ những nét văn hóa truyền thống, đặc trưng của một vùng. Ngày xưa đi lễ hội, người ta đều có tâm niệm cầu cho sự siêu thoát của những người đã khuất và cầu sức khoẻ, may mắn cho gia đình, bạn bè, cầu cho quốc thái dân an. Người ta đi hội còn để gặp gỡ, giao lưu đàm đạo chuyện thơ phú; trai gái gặp gỡ, tâm tình chứ không chỉ đơn giản đi hội vì tâm linh. Đấy là một nét đẹp của văn hóa dân tộc, cần phải giữ gìn, nâng niu. Còn hiện nay, văn hoá lễ hội nhiều khi bị dung tục hóa, thương mại hóa. Rất nhiều người lợi dụng dịp du khách tham gia lễ hội đầu năm để trục lợi, như ăn xin, bói toán, trông xe, bán lễ lạt với giá cắt cổ, lừa đảo, trộm cắp...
Có những người rải tiền không tiếc tay, thậm chí gặp đâu rải đấy, phô trương sự giàu sang do nhiều người nghĩ rải càng nhiều tiền thì phúc lộc sẽ càng đầy.
Nhiều nơi, ban tổ chức lễ hội đã có biển cấm cắm nhang, rải tiền ở đây nhưng chính nơi đó lại là nơi người ta cắm nhang, đặt tiền nhiều nhất. Thậm chí, có người đi hội nếu chưa nhét tiền đến tận tay Phật là chưa yên tâm. Một số người còn nghĩ tiền có xuất Phật mới biết, hoặc bỏ ra một đồng là có thể thu lộc về được nhiều đồng. Đó là những cách nhìn nhận sai lệch vì quan niệm của Đạo Phật là đến lễ chùa là để tìm sự giải thoát, thanh tịnh cho tâm hồn. Phúc đức nhận được nhiều hay ít là do con người có tu nhân tích đức nhiều hay không.
( Trích Báo Văn hóa- Thể thao và Du lịch)
Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên?( 0,5đ)
Đoạn trích trên đề cập đến vấn đề gì?( 0,5đ)Nhận xét về thái độ của tác giả với vấn đề đó?( 0,5đ)
Việc đi lễ hội ngày xưa và ngày nay khác nhau như thế nào?( 0,5đ)
Trình bày 2 ý kiến của bản thân em về cách ứng xử có văn hóa khi đi lễ chùa.( 0,5
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Đặt nhan đề cho đoạn trích trên?( 0,5)
Đoạn 2 Dòng sông mới điệu làm sao,
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha.
Trưa về trời rộng bao la,
Áo xanh sông mặc như là mới may.
Trời chiều thơ thẩn áng mây,
Cài lên màu áo hây hây ráng vàng.
Rèm thêu trước ngực vầng trăng,
Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên.
( Trích thơ Nguyễn Trọng Tạo)
a.Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ trên?(0,5đ)
b. Trong đoạn thơ biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?(1đ)
c.Giải thích nghĩa của từ “điệu” trong câu thơ: “Dòng sông mới điệu làm sao”( 0,5đ)
d. Đặt nhan đề cho đoạn thơ?(0,5đ)
e. Nêu những giải pháp cụ thể để giữ mãi được vẻ đẹp của những dòng sông?(0,5đ)
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Đoạn 3: Cha ăn mặn, con khát nước
Đàn ông hút thuốc, uống bia, rượu nhiều hoặc bị tiếp xúc với thuốc trừ sau trong lúc muốn có con sẽ có thể gây hại không những đến đứa trẻ chưa ra đời mà còn đến các thế hệ sau. Đó là kết luận của chuyên gia thuộc Đại học Rutgers( Mĩ) sau khi thực hiện các thí nghiệm trên động vật trong phòng thí nghiệm. Theo báo Telegrap kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ mật thiết giữa những hành động trên là tỉ lệ gia tăng các chứng vô sinh ở đàn ông , sảy thai ở phụ nữ, chết non ở trẻ. Các nhà khoa học khẳng định những thói quen xấu ở nam giới sẽ dẫn đến biến đổi gien và những thay đổi này sẽ truyền đến thế hệ sau.
( Nguồn: Báo thanh niên số 51, ngày 20-8-2008)
Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Văn bản đề cập đến vấn đề gì? Người viết văn bản muốn hướng tới đối tượng nào?
Tiêu đề của văn bản sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Trình bày 2 giải pháp để giảm thiểu tình trạng hút thuốc lá nơi công cộng trong xã hội ta hiện nay?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Đoạn 4.
Năm 20 của thế kỉ 20
Tôi sinh ra. Nhưng chưa được làm người
Nước đã
Đoạn 1
Lễ hội là nơi hội tụ những nét văn hóa truyền thống, đặc trưng của một vùng. Ngày xưa đi lễ hội, người ta đều có tâm niệm cầu cho sự siêu thoát của những người đã khuất và cầu sức khoẻ, may mắn cho gia đình, bạn bè, cầu cho quốc thái dân an. Người ta đi hội còn để gặp gỡ, giao lưu đàm đạo chuyện thơ phú; trai gái gặp gỡ, tâm tình chứ không chỉ đơn giản đi hội vì tâm linh. Đấy là một nét đẹp của văn hóa dân tộc, cần phải giữ gìn, nâng niu. Còn hiện nay, văn hoá lễ hội nhiều khi bị dung tục hóa, thương mại hóa. Rất nhiều người lợi dụng dịp du khách tham gia lễ hội đầu năm để trục lợi, như ăn xin, bói toán, trông xe, bán lễ lạt với giá cắt cổ, lừa đảo, trộm cắp...
Có những người rải tiền không tiếc tay, thậm chí gặp đâu rải đấy, phô trương sự giàu sang do nhiều người nghĩ rải càng nhiều tiền thì phúc lộc sẽ càng đầy.
Nhiều nơi, ban tổ chức lễ hội đã có biển cấm cắm nhang, rải tiền ở đây nhưng chính nơi đó lại là nơi người ta cắm nhang, đặt tiền nhiều nhất. Thậm chí, có người đi hội nếu chưa nhét tiền đến tận tay Phật là chưa yên tâm. Một số người còn nghĩ tiền có xuất Phật mới biết, hoặc bỏ ra một đồng là có thể thu lộc về được nhiều đồng. Đó là những cách nhìn nhận sai lệch vì quan niệm của Đạo Phật là đến lễ chùa là để tìm sự giải thoát, thanh tịnh cho tâm hồn. Phúc đức nhận được nhiều hay ít là do con người có tu nhân tích đức nhiều hay không.
( Trích Báo Văn hóa- Thể thao và Du lịch)
Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên?( 0,5đ)
Đoạn trích trên đề cập đến vấn đề gì?( 0,5đ)Nhận xét về thái độ của tác giả với vấn đề đó?( 0,5đ)
Việc đi lễ hội ngày xưa và ngày nay khác nhau như thế nào?( 0,5đ)
Trình bày 2 ý kiến của bản thân em về cách ứng xử có văn hóa khi đi lễ chùa.( 0,5
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Đặt nhan đề cho đoạn trích trên?( 0,5)
Đoạn 2 Dòng sông mới điệu làm sao,
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha.
Trưa về trời rộng bao la,
Áo xanh sông mặc như là mới may.
Trời chiều thơ thẩn áng mây,
Cài lên màu áo hây hây ráng vàng.
Rèm thêu trước ngực vầng trăng,
Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên.
( Trích thơ Nguyễn Trọng Tạo)
a.Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ trên?(0,5đ)
b. Trong đoạn thơ biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?(1đ)
c.Giải thích nghĩa của từ “điệu” trong câu thơ: “Dòng sông mới điệu làm sao”( 0,5đ)
d. Đặt nhan đề cho đoạn thơ?(0,5đ)
e. Nêu những giải pháp cụ thể để giữ mãi được vẻ đẹp của những dòng sông?(0,5đ)
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Đoạn 3: Cha ăn mặn, con khát nước
Đàn ông hút thuốc, uống bia, rượu nhiều hoặc bị tiếp xúc với thuốc trừ sau trong lúc muốn có con sẽ có thể gây hại không những đến đứa trẻ chưa ra đời mà còn đến các thế hệ sau. Đó là kết luận của chuyên gia thuộc Đại học Rutgers( Mĩ) sau khi thực hiện các thí nghiệm trên động vật trong phòng thí nghiệm. Theo báo Telegrap kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ mật thiết giữa những hành động trên là tỉ lệ gia tăng các chứng vô sinh ở đàn ông , sảy thai ở phụ nữ, chết non ở trẻ. Các nhà khoa học khẳng định những thói quen xấu ở nam giới sẽ dẫn đến biến đổi gien và những thay đổi này sẽ truyền đến thế hệ sau.
( Nguồn: Báo thanh niên số 51, ngày 20-8-2008)
Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Văn bản đề cập đến vấn đề gì? Người viết văn bản muốn hướng tới đối tượng nào?
Tiêu đề của văn bản sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Trình bày 2 giải pháp để giảm thiểu tình trạng hút thuốc lá nơi công cộng trong xã hội ta hiện nay?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Đoạn 4.
Năm 20 của thế kỉ 20
Tôi sinh ra. Nhưng chưa được làm người
Nước đã
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: lê thị liên
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)