Ngân hàng câu hỏi vận dụng đơn giàn và đáp án

Chia sẻ bởi Nguyễn Quốc Việt | Ngày 18/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: Ngân hàng câu hỏi vận dụng đơn giàn và đáp án thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

NGÂN HÀNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN VẬN DỤNG ĐƠN GIẢN
I/ Trắc nghiệm :
Câu 1 : Nhận xét nào sau đây đúng với văn bản "Sông nước Cà Mau" của Đoàn Giỏi ?
a. Văn bản miêu tả cảnh quan ở vùng phía Nam của Tổ quốc.
b. Văn bản miêu tả cảnh quan ở vùng đồng bằng Trung Bộ.
c. Văn bản miêu tả cảnh quan ở vùng đồng bằng Nam Bộ.
d. Văn bản miêu tả cảnh quan ở vùng rừng miền Tây Nam Bộ .
Đáp án : a
Câu 2 : Dựa vào những thành ngữ đã biết, hãy viết tiếp vế B vào dấu (......) để tạo thành phép so sánh ?
a) Đen như ........................ b) Trắng như ...............................
Đáp án : a) than / hắc ín, cột nhà cháy, ... b) tuyết, bông, ...
Câu 3 : Văn bản "Buổi học cuối cùng" của nhà văn An-phông-xơ Đô-đê được kể bằng lời của nhân vật nào sau đây ?
a.Người kể chuyện vắng mặt. b.Nhân vật xưng tôi
c.Thầy giáo Ha-men. d.Cụ già Hô-de
Đáp án : b
Câu 4 : Câu văn " Con chó biết nói tiếng người." , câu này có sử dụng phép nhân hóa. Theo em là :
a.Đúng b. Sai
Đáp án : b
Câu 5 : Thơ năm chữ còn gọi là thơ ngũ ngôn. Theo em là :
a. Đúng b. Sai
Đáp án : a
Câu 6 : Các câu văn sau, câu nào không có trong văn bản "Cây tre Việt Nam" ?
a.Như tre mọc thẳng con người không chịu khuất. b.Tre còn là niềm vui duy nhất của tuổi thơ
c.Lạt này gói bánh chưng xanh d.Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho mai lấy trúc, cho anh lấy nàng Cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu
Đáp án : d
Câu 7 : Đối tượng nào sau đây được tập trung miêu tả trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quãng ?
a.Dượng Hương Thư và chú hai. b.Dượng Hương Thư
c.Nước sông Thu Bồn. d. Cá sông Thu Bồn
Đáp án : b
Câu 8 : Câu văn nào sau đây có sử sụng so sánh ?
a.Thầy thuốc như mẹ hiền. b. Mẹ là quê hương.
c.Anh anh thật giỏi. d. Nhanh như sóc
Đáp án : c
Câu 9 : Câu nào sau đây không sử dụng phép nhân hóa ?
a.Cây dừa sải tay bơi. b.Cỏ gà rung tai
c.Kiến hành quân đầy đường. d.Bố em đi cày về.
Đáp án : d
Câu 10 : Mỗi khổ của bài thơ năm chữ thường có mấy câu ?
a.Hai câu b.Ba câu c.Bốn câu d.Cả a và c
Đáp án : d

II/ Tự luận :
PHẦN TIẾNG VIỆT

Câu 1 : Dựa vào những thành ngữ đã biết, hãy viết tiếp vào những chỗ trống dưới đây để tạo thành phép so sánh : (2đ)
Khoẻ như ………. (1)
Đen như ……….. (2)
Trắng như ……… (3)
Cao như ………... (4)
Đáp án : (1) trâu / voi... (0.5)
(2) than / mực ... (0.5)
(3) tuyết / bông ... (0.5)
(4) núi .. . (0.5)
Câu 2 : Tìm ẩn dụ hình tượng trong câu sau và nêu lên nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau . (2đ)
Gần mực thì đen , gần đèn thì sáng .
(Tục ngữ)
Đáp án : mực – đen : (0.5đ) có nét tương đồng với cái xấu (0.5đ)
đèn – sáng : (0.5đ)có nét tương đồng với cái tốt (0.5đ)

Câu 3 : Dưới đây là một câu mở đầu của một truyện em đã học . Nó thuộc loại kiểu câu nào và có tác dụng gì ? (1đ)
Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ .
(Ếch ngồi đáy giếng)
Đáp án : Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Là câu trần thuật đơn (0.5đ) và dùng để giới thiệu nhân vật . (0.5đ)
Câu 4 : Chỉ ra phép hoán dụ trong câu thơ sau và cho
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Quốc Việt
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)