Nếu là con chim,...
Chia sẻ bởi CUTE Đoàn |
Ngày 26/04/2019 |
49
Chia sẻ tài liệu: Nếu là con chim,... thuộc Ngữ văn 10
Nội dung tài liệu:
Đề bài: Em hiểu thế nào câu thơ trong bài"Một khúc ca xuân":
"Nếu là con chim, chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không trả Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình"
Gợi ý làm bài
1. Nội dung ý nghĩa về lẽ sống “vay trả,nhận-cho”,sống phải có ích. Đã là chiếc lá thì phải làm xanh cho đời. Đã là con chim thì phải dâng cho đời tiếng ca lảnh lót, “Tiếng chim hót trong bụi mận gai”. Đã là người thì phải có lẽ sống. Lẽ sống của con người là phải sống có ích,sống có nhận,có cho,có vay,có trả.
2. Thế nào là lẽ sống đẹp “Có vay có trả,có ích cho đời”? Sống ở đời là đã mắc nợ.Cha mẹ cho ta cuộc đời,nhân dân đất nước cho ta cho ta nơi ở thanhbình,cuộc sống bình an,để ta học hành,vui chơi,ăn mặc,chữa bệnh ...v..v...Ta phải trả cho đời bằng cuộc sống có ích,cống hiến... 3. Chứng minh bằng thực tế và hình tượng văn học Các anh hùng liệt sĩ Hoàng Văn Thụ,Võ Thị Sáu,Lý Tự Trọng,Nguyễn Văn Trỗi,Đặng Thùy Trâm,Nguyễn Văn Thạc...v..v.. là những tấm gương có lẽ sống đẹp. Hình tượng cô thanh niên xung phong trong thơ Phạm Tiến Duật, “Người mẹ cầm sung”của Nguyễn Thi về hình tượng người mẹ,chị Sứ
4. Phê phán lối sống chưa đẹp của một số bộ phận thanh niên Một bộ phận thanh niên ngày nay chưa có lẽ sống đẹp, dẫn tới lối sống chưa đẹp. Họ đua đòi,ăn chơi,lười học,lười làm việc, xa hoa,lãng phí. Họ nhận nhiều hơn cho, vay mà không trả. Nhiều khi họ trở thành người bất hiếu, vô ơn bạc nghĩa, huỷ hoại cuộc đời họ và phá hoại xã hội.
5.Bài học nhân thức và hành động Bài làm1:
Tố Hữu, nhà thơ của lí tưởng cộng sản, một hồn thơ trữ tình, chính trị tiêu biểu nhất trong phong trào thơ mới. Trong từng thi phẩm của mình, nhà thơ luôn thể hiện cái chất men say hứng khởi với cách mạng, với cộng sản và lúc nào ta cũng thấy pha vào đó là tính triết lí sâu xa. Tiêu biểu là đoạn thơ trích trong "một khúc ca xuân" "Nếu là con chim, chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không trả Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình". Bằng cách nói giả định "nếu... thì" nhà thơ đưa ra hình ảnh rất gần gũi trog cuộc sống: chim và lá. Tạo hoá sinh ra vạn vật và cũng đồng thời gán cho chúng những trách nhiệm với cuộc sống. Bởi thế mà, đã là chim thì nhất định "phải hót", còn lá thì "phải xanh". Mỗi buổi sớm khi ta thức dậy, tiếng chim hót líu lo trên cành đưa ta hoà vào nhịp sống mới thật hào hứng và đầy nao nức, con chim làm đẹp cho cuộc đời, tô đẹp cho cuộc sống bằng chính tiếng hót lảnh lót du dương của mình. Còn chiếc lá vốn mang màu xanh căng tràn sức sống, chiếc lá góp chút hương sắc cho đời bằng những bóng râm, bằng những chấm xanh li ti trên nền trời bao la, thế giới sẽ thêm xinh tươi hơn. Dù chỉ là những sinh vật nhỏ bé, nhưng đến con chim chiếc lá còn biết cống hiến, làm đẹp cho cuộc sống. Bản thân chúng ta là con người, chả lẽ "vay mà không trả"? Câu thơ nhắc nhở trách nhiệm của mỗi người. Từ khi sinh ra ta đã nhận không biết bao nhiêu là thứ của cuộc sống, đến cả khi lớn lên ta cũng không ngừng được nhận, cuộc sống đã hào phóng mà cho ta tất cả để từ đó ta tự xây dựng con đường đi riêng cho mình. Điều đó cũng có nghĩa ta đã vay mượn quá nhiều. Quy luật của tự nhiên, đã vay thì phải trả, và con người cũng không ngoại lệ. Chúng ta đã vay vậy thì phải trả, trả bằng cách nào? Ấy là chính thái độ sống của mỗi người: "sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình". Nợ đời không phải trả bằng vật chất vô nghĩa mà chính ở sự cống hiến, cái mà ta đã "cho", biết nhận lại thì phải biết cho đi, đó là quy luật của cuộc sống. Nhịp thơ mang đậm phong cách riêng của Tố Hữu, đầy sức sống của cách mạng, cách lặp từ kết hợp với ý thơ tạo sự hài hoà về nội dung lẫn hình thức, càng làm cho tính triết lí thêm nổi bật hơn. Đoạn thơ tuy ngắn nhưng đã nói lên rất nhiều điều, mang những ý nghĩa sâu xa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: CUTE Đoàn
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)