Nét đẹp người Việt

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Tuyên | Ngày 27/04/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: Nét đẹp người Việt thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Cận cảnh Tuần Lễ Vàng năm 1945
Sau khi giành độc lập, đất nước gặp nhiều khó khăn về tài chính, 4/9/1945 Bác Hồ đã phát động Tuần lễ Vàng kêu gọi mọi người ủng hộ ngân sách quốc gia. Trong tuần lễ này, giới công thương có đóng góp nhiều nhất.
Một số bức ảnh về Tuần lễ Vàng đã được Nhà sử học Dương Trung Quốc sưu tầm trong một chuyến công tác tại Pháp mới đây. Theo ông Dương Trung Quốc, ngay sau khi từ chiến khu lần đầu tiên về Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn nơi ở và làm việc tại ngôi nhà số 48 phố Hàng Ngang. Đây là nơi ở của nhà tư sản Trịnh Văn Bô, một người thuộc vào hạng giàu nhất Việt Nam lúc bấy giờ.
Bác chọn nhà một tư sản giàu có vì tin vào nhân dân của mình. Không chỉ người nghèo mà cả người giàu cũng khao khát độc lập, tự do. Và cách mạng cần đến sự ủng hộ và tham gia của cả người giàu lẫn người nghèo.


Đông đảo đồng bào, trong đó có tầng lớp thương nhân tham dự buổi đấu giá tranh của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Tuần Lễ Vàng 9/1945.




Một cụ già tám mươi tuổi mang tới một gói lụa điều, bên trong là nén vàng gia bảo nặng mười bảy lạng.




Cố vấn Vĩnh Thụy (cựu hoàng Bảo Đại) phát biểu trong buổi đấu giá tranh Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày bế mạc Tuần lễ Vàng.




Người dân đi góp tiền, hiện vật ủng hộ cho ngân khố quốc gia đông như hội




 Riêng trong Tuần lễ Vàng, các tầng lớp nhân dân đã quyên góp được 20 triệu đồng và 370 kilôgam vàng. Trước đó, sau khi giành được chính quyền, quốc khố chỉ có 1,2 triệu đồng.

Trà Phương

THƯƠNG GIA VƯƠNG THỊ LAI













QUÁ TRÌNH TRƯỞNG THÀNH
 
Bà Vương Thị Lai, 28 tuổi đã góa chồng. Nhận thấy công việc buôn bán tơ lụa thời kỳ này đang khởi sắc. Bà Lai quyết định gây dựng cơ nghiệp của mình bằng nghề buôn bán tơ lụa. Cửa hàng tơ lụa Lợi Quyến ở nhà số 27 hàng Ngang là thành quả lao động không biết mệt mỏi của bà. Khi cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền mới ra đời gặp phải muôn vàn khó khăn, Bà đã mang tài sản mà mình đã phải lao động với mồ hôi, nước mắt để ủng hộ Cách mạng. Bà đã đóng góp 109 lạng vàng cho cách mạng trong Tuần lễ vàng đầu tiên ở Hà Nội. Mặc dù hai con đang học tập tại Pháp, nhưng bà vẫn hi sinh cả gia tài cho cách mạng. Ngày 10 tháng 11 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng bà Vương Thị Lai  chiếc huy chương  hình ngôi sao bằng vàng.  Đây là tấm huy chương đặc biệt – quà tặng của Việt kiều yêu nước ở Trung Quốc gửi biếu Bác. Sau này, nhà máy Da giầy Thụy Khuê, Nhà máy dệt khăn mặt… cũng có công sức đóng góp của bà. Bà Vương Thị Lai còn ủng hộ Cách mạng mội khố tài sản khổng lồ. Đó là hai ngôi nhà 156A và 156B, phố Quán Thánh, Hà Nội (tổng cộng diện tích hai ngôi nhà này là 1.105 m2), rồi đến ngôi nhà số 1, phố Lê Hồng Phong, Hà Nội (1.108 m2) và hai lô đất ở bến xe Kim Liên là 1.035 m2. Bà cũng đã tham gia Hội đồng đồng nhân dân thành phố, là ủy viên Hội đồng Hoà bình Thế giới của Việt Nam và là ủy viên Ban chấp hành Hội Phụ nữ Việt Nam. Người con trai cả của bà là Giáo sư, bác sỹ Mai Thế Trạch, sau này, theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở về giúp Tố Quốc như bao trí thức người Việt yêu nước khác. Người con trai thứ hai là ông Mai Thế Nguyên – một người Việt từng tham gia thiết kết hoàng cung Na uy, từng phiên dịch cho Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Thị Bình và Thủ tướng Phạm Văn Đồng…


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Tuyên
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)