Nền văn minh Angkor

Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt | Ngày 27/04/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: Nền văn minh Angkor thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:


Angkor Thom

Văn minh cổ đại xứ Chùa tháp
Angkor Wat
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC
Angkor Wat, tên cổ tiếng Việt là đền Đế Thiên, còn Angkor Thom gọi là đền Đế Thích, cả khu đền Angkor được gọi chung là Đế Thiên - Đế Thích, một trong các di tích quan trọng bậc nhất tại Campuchia đã nổi tiêng thế giới, được xem là tuyệt đỉnh của nghệ thuật kiến trúc đất Chùa tháp
Theo tiếng Khmer Angkor = kinh đô, Wat = đền thờ hay chùa, là một đền thờ vị thần Visnu của Ấn Độ Giáo tại Angkor - địa điểm của các thủ đô của Đế quốc Khmer. Angkor Thom = thành phố kinh đô.
Tài liệu này lần lượt giới thiệu Angkor Wat; Angkor Thom và Khu đền Preah Vihear đang có tranh chấp giữa Campuchia và Thái Lan
Angkor Wat
Angkor Wat thuộc tỉnh Siem Reap (Xiêm-Diệp), cách thủ đô Phnôm Pênh 240 km về Hướng Bắc, được xây dựng dưới thời vua Suriya-warman II(1113-1150),
Nhận xét về ngôi đền
Đền Angkor là một thành tựu kiến trúc huy hoàng, thể hiện trình độ sâu sắc về kiến trúc, không gian và sự tổ hợp kỷ hà.
Thời bấy giờ, kỹ thuật xây dựng còn hết sức giới hạn - việc sử dụng đá lại có tính chất như sử dụng gỗ; những kết cấu có hình bán nguyệt và nóc vòm, là những kỹ thuật mà ta chưa biết - những hiệu quả toàn diện của nó làm cho mọi người phải ngạc nhiên.
Một trong 5 tháp của tầng thứ 3 Angkor Wat
Một thời bị lãng quên
Angkor Wat mới đầu để thờ thần Viśnu của Ấn Độ giáo. Về sau, khi vương triều Khmer theo Phật giáo, Angkor Wat trở thành linh đền thờ Phật.
Sau khi kinh đô của đế quốc Khmer bị người Xiêm phá hủy và các nhà vua Khmer bỏ về Phnom Penh trong thế kỉ 15, Angkor Wat rơi vào quên lãng, bị rừng già vây phủ và được khám phá lại vào năm 1860 bởi Herri Mouhot.
Angkor Wat, những năm 1955-1960
Tổng thể
Chu vi đền 6km, tường đá cao 8m, bề dày 1m. Có tất cả 5 tháp, tháp chính cao 65m, 4 tháp phụ cao 40m.
Con đường dẫn tới chính môn Angkor Wat cũng được làm bằng đá tảng dài 230m, mặt lộ rộng gần 10m cao 5m so với mặt nước hồ trong xanh ở hai bên.
Đền Angkor chưa phải là ngôi đền đẹp nhất mà là ngôi đền được bảo quản ở tình trạng tốt nhất.
Mô hình tổng thể Angkor Wat
Đường dẫn vào Angkor Wat
Mô tả thêm

Khu đền chính được xây dựng theo hình Kim Tự Tháp, với 5 tháp chính tượng trưng cho núi Meru của Ấn Độ và được chia làm 3 cấp độ cao, độ cao thứ nhất tượng trưng cho địa ngục hay là đất, tầng 2 tượng trưng cho đất liền hay là đất, độ cao thứ 3 tượng trưng cho gió hay thần thánh.
Tầng trên cùng được xem là cao nhất với độ cao tuyệt đối là 65m, có 7 vòng tượng trưng cho bảy rặng núi thiêng của Meru vươn lên giữa rừng già. Mỗi tháp có hình dáng nột đóa hoa sen đang nở.
Hào nước bao bọc Angkor Wat rộng 190m tạo nên một hình vuông dài một cây số rưỡi.
Tầng 3: Thiên đàng
Là tầng cao nhất, được xem là nơi cư ngụ của thần thánh với độ cao 65m.
Các cầu thang đi lên các tháp trung tâm chia làm 4 mặt. Tầng thứ ba gồm hai hành lang chữ thập cắt nhau thẳng góc ở giữa. Ở điểm giao tiếp của hai hành lang là trung tâm đền Angkor Wat.
Xưa kia trung tâm đền có tượng thờ bằng vàng thần Vishnu, nhưng tượng đã bị mất. Ngày nay trung tâm đền có các tượng thờ Phật
Tầng thứ 3 - Một trong 5 tháp của Angkor Wat
Tầng 1 & bức tranh điêu khắc
Angkor Wat được xem là công trình được xây dựng vào nền cực thịnh của Angkor. Độc đáo nhất là những bức tranh điêu khắc trên tường của dãy hành lang tầng thấp nhất.
Đây là bức tranh điêu khắc trên đá to nhất, dài nhất của thế giới được điêu khắc hoàn toàn bằng tay: cao 2,5m và chạy dài hơn 800 mét miêu tả những điển tích trong kinh điển Bà La Môn, những chiến công của vua Suryavarman II - người tạo dựng ngôi đền.
Chim thần Garuda và thần Vishnu - điêu khắc đá trong Angkor Wat
Chiến tranh tàn phá & sự bảo vệ
Năm 1973, các nhà khảo cổ học người Pháp từng tiến hành quản lý ở đây, nhưng do chiến tranh leo thang nên bắt buộc họ phải dời đi.
Năm 1975-79 ngôi chùa & quần thể kiến trúc xung quanh trở thành nơi ẩn náu của Khmer Đỏ (gần 160km² ở đó, tồn tại khoảng 200 chùa miếu, Angkor Wat nằm giữa trung tâm của những kiến trúc đó).
Hiện nay, khắp ngôi chùa này, vẫn còn lỗ chỗ những vết đạn.
Sau 20 năm bị bỏ hoang phế, công tác bảo vệ lại được bắt đầu & khách du lich tăng dần.
Đền Angkor nhìn từ máy bay
II.- Angkor Thom
Angkor Thom là thành phố thủ đô cuối cùng và lâu dài nhất của Đế quốc Khmer.
Thành được vua Jayavarman VII xây dựng cuối thế kỷ XII.
Thành rộng 9 km², bên trong có nhiều đền thờ từ các thời kỳ trước cũng như các đền thời được Jayavarman và những người nối nghiệp ông xây dựng.
Vị trí của Angkor Thom
Thành phố nằm trên bờ hồ Tonle Sap, cách hồ khoảng 1/4 dặm. Cổng phía Nam của Angkor Thom nằm cách thành phố Siem Reap 7,2 km về phía Bắc, cách cổng vào đến Angkor Wat 1,7 km về phía Bắc.
Ngôi đền cuối cùng được biết là đã được xây dựng tại Angkor Thom là Mangalartha, được khánh thành năm 1295. Từ đó, các công trình thỉnh thoảng lại được sửa chữa, nhưng các công trình mới được xây dựng bằng các vật liệu dễ hỏng đã không tồn tại được đến nay.
Trong các thế kỷ tiếp theo, Angkor Thom vẫn là thủ đô của vương quốc trong thời kỳ suy tàn cho đến khi nó bị bỏ hoang bắt đầu từ khoảng trước năm 1609,
Các cổng thành
Các con đường dẫn từ các cổng thành thẳng đến đền Bayon tại trung tâm thành phố. Do bản thân Bayon không có tường hay hào của riêng mình, các nhà khảo cổ học giải thích rằng các tường và hào của thành phố đại diện cho núi và biển bao quanh Núi Meru của Bayon (Glaize 81).
Tại mỗi hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, đều có một cổng thành.
Các con đường
Một cổng khác — Cổng Chiến thắng — nằm cách cổng phía Đông 500 m; con đường Chiến thắng chạy song song với con đường phía đông để dẫn tới Quảng trường Chiến thắng và Cung điện Hoàng gia ở phía Bắc Bayon.
Một cổng thành Angkor Thom
Khuôn mặt
đền Bayon
Các khuôn mặt trên các ngọn tháp cao 23 m tại các cổng thành (sau này được bổ sung vào công trình chính) giống với các khuôn mặt tại đền Bayon và đặt ra cùng một vấn đề về cách giải thích ý nghĩa. Các khuôn mặt này có thể đại diện cho chính nhà vua, Quan Thế Âm bồ tát (Avalokitesvara), các thần hộ vệ các hướng của vương quốc, hoặc một kết hợp nào đó của những vị này.
Dọc theo mỗi bên đường có một hàng các deva, mỗi hàng nâng một naga trong tư thế kéo co. Có vẻ đây là một hình tượng về truyền thuyết Samudra manthan (khuấy Biển Sữa) - một truyền thuyết phổ biến tại Angkor.
Bí hiểm bayon?
Angkor Thom được xây dựng theo phong cách Bayon. Điều này thể hiện ở quy mô lớn của các công trình, trong việc sử dụng rộng rãi đá ong làm vật liệu xây dựng, trong các tháp mặt người tại các lối vào thành phố và trong hình tượng naga tại mỗi tháp.
Bí hiểm bayon-gương mặt, nụ cười vẫn chưa được khám phá hết
Thay lời kết
Nếu chưa có dịp đến Angkor, xin hãy tạm bằng lòng với vài thông tin, hình ảnh trên.
Mong rằng bạn còn có đam mê với Angkor
Angkor-Bayon xin chào, hẹn gặp lại
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)