NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Oanh | Ngày 26/04/2019 | 128

Chia sẻ tài liệu: NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:

Trường PT: THỰC HÀNH SƯ PHẠM
Tổ chuyên môn: Sử - GDCD

GIÁO ÁN THỰC TẬP GIẢNG DẠY

BÀI 10: NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
( Tiết 2)
Ngày 14 tháng 2 năm 2012

Sinh viên: Nguyễn Thị Oanh MSSV: DCT096035
Lớp: DH10CT
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Tấn

Mục tiêu bài học:
Học xong bài này, HS cần đạt được:
Về kiến thức:
Nêu được hai hình thức cơ bản của dân chủ là dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp (dân chủ đại diện).
Về kỹ năng:
Biết được những hình thức cơ của dân chủ.
Về thái độ:
Tích cực tham gia các hoạt động mang tính dân chủ phù hợp với lứa tuổi, phê phán các hành vi, luận điệu xuyên tạc, chống lại nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Sách giáo khoa GDCD 11.
Sách giáo viên GDCD 11.
Tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
Biểu đồ, sơ đồ có liên quan đến nội dung bài học.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sách giáo khoa GDCD 11.
- Xem bài học bài trước khi đến lớp
III. Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong bài này:
- Kỹ năng sống góp phần xây dựng nền dân chủ XHCN.
- Kỹ năng thực hiện dân chủ trong đời sống qua các hình thức dân chủ.
IV. Các phương pháp kỹ thuật dạy học:
Để dạy bài này, GV có thể sử dụng kết hợp các phương pháp:
Phương pháp thuyết trình.
Phương pháp đàm thoại.
Phương pháp nêu vấn đề.
Thảo luận nhóm
V. Phương tiện dạy học:
- Máy chiếu
- Bảng phụ
- Tranh ảnh minh họa
VI. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp: 1”
2. Kiểm tra bài củ: 3”
Câu hỏi: Nêu bản chất nền dân chủ XHCN? nội dung xây dựng nền dân chủ XHCN thể hiện trên mấy lĩnh vực?
3. Khám phá: 1”
Giờ trước các em đã nắm được nội dung cơ bản của nền dân chủ XHCN ở Việt Nam trên các lĩnh vực, vậy để làm tốt dân chủ trên các lĩnh vực đó chúng ta cần phải có những yêu cầu gì? Dân chủ có những hình thức cơ bản nào? Đó là nội dung mà hôm nay cô và các em đi tìm hiểu tiếp tiết 2 bài 10: “Nền dân chủ XHCN”.

Thời
gian

Hoạt động của GV và HS


Nội dung chính của bài



15 phút

Hoạt động 1: Bằng phương pháp vấn đáp giáo viên giúp học sinh tìm hiểu nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực văn hóa, xã hội.
- GV: yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung dân chủ trong lĩnh vực chính trị.
- GV: chuyển ý
Dân chủ không chỉ biểu hiện trên lĩnh vực kinh tế, chính trị mà còn thể hiện trong lĩnh văn hóa và xã hội để hiểu rõ chúng ta tiếp tục tìm hiểu phần tiếp theo nội dung dân chủ trong lĩnh vực văn hóa.
GV:
Theo nghĩa hẹp, văn hoá được hiểu chủ yếu là văn hoá tinh thần. Văn hóa tinh thần là tổng thể các tư tưởng, lý luận và giá trị được sáng tạo ra trong đời sống tinh thần
Văn hóa theo nghĩa rộng, văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con ngườisáng tạo ra bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình.
Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v... Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa.
GV: nêu câu hỏi
Câu 1: Trình bày nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực văn hóa? Cho ví dụ?

Dân chủ trong lĩnh vực văn hoá

Nội dung
Ví dụ

Thực hiện quyền làm chủ và bình đẳng của công dân trong lĩnh vực văn hoá .


- Sáng tác thơ( có tiền nhuận bút)
- Hưởng thụ ca nhạc, sân khấu
- Bảo vệ quyền lợi của người sáng tác…


- HS: trả lời
- GV: nhận xét, kết luận
- GV: ghi lên bảng chuẩn bị trước
- GV: nêu câu hỏi
Câu 2:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Oanh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)