NCKHSPƯD-Tin học 10-Kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy và phần mềm hỗ trợ giúp cho tiết thực hành

Chia sẻ bởi Cao Thị Kim Sa | Ngày 25/04/2019 | 123

Chia sẻ tài liệu: NCKHSPƯD-Tin học 10-Kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy và phần mềm hỗ trợ giúp cho tiết thực hành thuộc Tin học 10

Nội dung tài liệu:

MỤC LỤC
1. Tóm tắt 1
2. Giới thiệu 3
2.1. Hiện trạng 3
2.2. Nguyên nhân 4
2.3. Giải pháp thay thế 4
2.4. Vấn đề nghiên cứu 4
2.5. Giả thuyết nghiên cứu 4
3. Phương pháp 4
3.1 Khách thể nghiên cứu 4
3.2 Thiết kế nghiên cứu 4
3.3 Quy trình nghiên cứu 6
3.4 Đo lường và thu thập dữ liệu 10
4. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả 10
5. Kết luận và khuyến nghị 12
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
7. PHỤ LỤC 14
PHỤ LỤC 1. KẾ HOẠCH BÀI HỌC 14
PHỤ LỤC 2. ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA 24
PHỤ LỤC 3. BẢNG ĐIỂM 27
DANH MỤC VIẾT TẮT
SGK sách giáo khoa
GV giáo viên
HS học sinh 1. Tóm tắt
Đặc trưng của môn Tin học là kiến thức lí thuyết đi đôi với thực hành. Vì vậy, sau những giờ học lý thuyết khô khan, cho dù bài giảng của giáo viên có sinh động đến mấy, học sinh vẫn rất hào hứng khi đến giờ thực hành ở phòng vi tính vì muốn được tự mình tìm tòi, khám phá về những tri thức lý thuyết đã được học trên lớp và thậm chí, sau giờ thực hành các em còn có thể phát hiện những tri thức mới hơn nữa. Qua thời gian trực tiếp giảng dạy môn Tin học nói chung, Tin học 10 nói riêng bản thân tôi nhận thấy rằng nhiều học sinh còn yếu về kĩ năng thực hành trên máy. Thậm chí còn có một số học sinh còn ngại thực hiện các thao tác trên máy mà chủ yếu là quan sát các học sinh khác trong nhóm thực hành (HS khá -giỏi). Do vậy các tiết thực hành ít khi đạt yêu cầu chất lượng. Bên cạnh đó, việc bố trí 2-3 học sinh làm chung một máy tính do phòng máy không đủ số lượng máy làm cho các em thực hành không đồng đều, một số em còn chưa tập trung, làm việc riêng gây mất trật tự,… Dẫn đến tiết thực hành chưa đạt hiệu quả cao.
Từ thực tế trên, trong quá trình dạy học tôi luôn băn khoăn trăn trở làm thế nào nâng cao chất lượng trong mỗi giờ thực hành giúp các em thành thục các thao tác cơ bản với máy, các em thực hành đồng đều hơn, nên trong quá trình giảng dạy tôi luôn chú trọng đến việc kết hợp nhiều phương pháp với mong muốn tiết thực hành đạt hiệu quả cao.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương. Sau đó giáo viên cho kiểm tra, chấm bài. Từ kết quả của các bài kiểm tra, chúng tôi kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test cho kết quả p=0,0003<0.05 cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là rất có ý nghĩa, điều này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của 2 nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do kết quả của tác động, cụ thể nghiêng về nhóm thực nghiệm, bên cạnh đó chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của 2 bài kiểm tra là SMD=0,8753 cho thấy mức độ ảnh hưởng của tác động trên nhóm thực nghiệm là lớn. Vậy, tác động có ảnh hưởng rõ rệt là nâng cao kết quả học tập của học sinh nhóm thực nghiệm.
2. Giới thiệu
Trong tin học, kĩ năng thực hành đóng vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ thể hiện sự tiếp thu kiến thức lý thuyết của học sinh ở trên lớp, mà còn thể hiện sự vận dụng, sáng tạo, tư duy logic của học sinh vào cuộc sống để các em có thể ít nhất cũng làm được một số việc đơn giản phục vụ cho bản thân và trong học tập. Tuy nhiên, vì nhiều lí do khách quan lẫn chủ quan mà các tiết thực hành chưa đạt hiệu quả cao. Vì vậy, tôi nghiên cứu phối hợp nhiều phương pháp tác động trong giờ thực hành với mong muốn nâng cao ý thức học tập của học sinh cũng như chất lượng bộ môn.
2.1. Hiện trạng
Chất lượng học tập môn Tin 10 chưa cao, nhất là phần kiến thức ở chương I và II chủ yếu là lý thuyết.
Học sinh của trường THPT Nguyễn Trung Trực ở vùng bán nông thôn, trình độ không đồng đều. Không phải em nào cũng có điều kiện tiếp xúc với máy vi tính, với công nghệ thông tin sớm. Mỗi lớp gần như có thể chia làm hai nhóm: một nhóm biết khá nhiều còn một nhóm thì hầu như chưa biết gì. Hơn nữa, không phải học sinh nào cũng có máy vi tính tại nhà nên việc thực hành chủ yếu là tại lớp. Một số em rất thụ động
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cao Thị Kim Sa
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)