NCKH Tìm hiểu đặc điểm tâm lý trẻ MG 5-6 tuổi khi tiếp nhận TPVH

Chia sẻ bởi Đặng Đỗ Ngọc Hân | Ngày 03/05/2019 | 50

Chia sẻ tài liệu: NCKH Tìm hiểu đặc điểm tâm lý trẻ MG 5-6 tuổi khi tiếp nhận TPVH thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIỒNG TRÔM
Đơn vị: Trường mẫu giáo Thạnh phú Đông




SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM




Đề tài:

ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI
CỦA TRƯỜNG MẪU GIÁO THẠNH PHÚ ĐÔNG
KHI TIẾP NHẬN TÁC PHẨM VĂN HỌC








Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: Giáo dục mầm non
Họ và tên người thực hiện: ĐẶNG ĐỖ NGỌC HÂN
Chức vụ: Giáo viên
Sinh hoạt tổ chuyên môn: Tổ mẫu giáo lớn




Thạnh Phú Đông, tháng 02/2011



Phần một: PHẦN MỞ ĐẦU
I. Bối cảnh của đề tài
Trường mẫu giáo Thạnh Phú Đông thuộc khu vực vùng sâu, vùng xa nằm trên địa bàn thuộc ấp 2A, xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Trường có một khung chính ở ấp 2A; 3 khung lẻ ở ấp 3, ấp 5, và ấp 6, các khung lẻ còn học nhờ tiểu học. Mặc dù đã nhận được sự quan tâm và giúp đỡ tận tình của các cấp lãnh đạo nhưng điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn gặp nhiều hạn chế, gây khó khăn trong việc dạy và học của cô và trẻ. Và môn làm quen văn học là một trong những môn mà giáo viên chưa thể truyền tải kiến thức một cách sinh động, hấp dẫn trẻ.
II. Lý do chọn đề tài:
Trẻ ở lứa tuổi mầm non là thời kì nhân cách bắt đầu được hình thành, công trình nghiên cứu về tâm lý học cho thấy những nét tình cách cơ bản trong trong nhân phẩm trẻ được hình thành chính trong thời kì này và ảnh hưởng đến đạo đức mai sau của trẻ. Trong giáo dục mầm non, giáo dục thẩm mĩ có một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, mà tiêu biểu là tác phẩm văn học được xem là phương tiện chủ yếu của giáo dục thẩm mĩ. Tác phẩm văn học đã tác động mạnh mẽ đến xúc cảm đạo đức, thẩm mĩ và hứng thú nhận thức của đứa trẻ. Cuộc sống của trẻ ở lứa tuổi mầm non luôn gắn chặt với thế giới văn học. Trẻ say mê thích thú với những câu chuyện cổ tích, những vần nhịp của bài thơ. Đặc biệt trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có thể phân biệt được đâu là thực, đâu là hư nhưng cái ranh giới thực- hư ấy chưa được rõ ràng và bền vững trong mắt trẻ. Trẻ dễ dàng bị cảm xúc chi phối, cuốn hút trong thế giới văn học nhiều màu sắc và sẵn sàng sống trong thế giới ấy. Khi đó, đứa trẻ có thể thấu hiểu bản thân và cấu trúc của tác phẩm, cảm thụ tác phẩm một cách trọn vẹn nhất. Trong cảm thụ văn học bao giờ cũng có 2 yếu tố: cảm xúc và nhận thức. Yếu tố cảm xúc trực tiếp quan trọng để có thể giúp trẻ cảm nhận tác phẩm văn học. Trên thực tế, người lớn – giáo viên mầm non chưa thực sự quan tâm đến cảm xúc, khả năng chú ý, khả năng nhận thức cũng như chưa thực sự quan tâm đến đặc điểm tâm lý của trẻ khi tiếp nhận tác phẩm văn học. Giáo viên chỉ chú ý đến hoạt động của mình là chủ yếu như tìm cách truyền tải đủ nội dung tác phẩm, đảm bảo đúng trình tự giáo án, đảm bảo đủ thời gian lên lớp…Chính vì thế đã làm hạn chế sự tiếp nhận của trẻ khi đến với tác phẩm văn học. Nhận thức được điều đó nên tôi chọn và viết sáng kiến kinh nghiệm về “ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI CỦA TRƯỜNG MẪU GIÁO THẠNH PHÚ ĐÔNG KHI TIẾP NHẬN TÁC PHẨM VĂN HỌC”
III. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu đặc điểm tâm lý trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của Trường mẫu giáo Thạnh Phú Đông khi tiếp nhận tác phẩm văn học.
- Đối tượng nghiên cứu: đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi khi tiếp nhận tác phẩm văn học
IV. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu rõ đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi khi tiếp nhận tác phẩm văn học để từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm giúp trẻ cảm thụ tác phẩm văn học tốt hơn, có hiệu quả hơn.
V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Qua quá trình nghiên cứu, tôi tìm được một số phương pháp nhằm góp phần giúp trẻ cảm thụ tác phẩm văn học tốt hơn, hiệu quả hơn:
- Một là: biện pháp dùng lời đọc, kể phù hợp với từng thể loại tác phẩm.
- Hai là: biện pháp giáo viên kể chuyện bằng rối.
- Ba là: sử dụng trò chơi trong hoạt động cho trẻ làm quen văn học.
- Bốn là: sử dụng dụng cụ vỗ gõ trong hoạt động
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Đỗ Ngọc Hân
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)