NBPB CAC HINH HINH HOC
Chia sẻ bởi Lý Vinh Hoàng |
Ngày 03/05/2019 |
47
Chia sẻ tài liệu: NBPB CAC HINH HINH HOC thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
GIÁO ÁN DỰ THI CẤP CƠ SỞ
Chủ đề:THẾ GIỚI THỰC VẬT
Phát triển nhận thức : BÉ KHÁM PHÁ CÁC HÌNH HÌNH HỌC:
HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN, HÌNH TAM GIÁC, HÌNH CHỮ NHẬT.
I. Yêu cầu:
* Kiến thức :- Trẻ nhận biết đặc điểm và gọi tên được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
* Kỹ năng : Rèn cho trẻ kỹ năng nhận biết, phân biệt các hình hình học đơn giản và tìm được những hình được ứng dụng trong các độ vật, đồ chơi xung quanh trẻ
* Giáo dục trẻ tính tích cực cùng phối hợp trong hoạt động nhóm.
II.Chuẩn bị :
Cô và mỗi trẻ có 1 hình tròn, vuông, tam giác, hình chữ nhật
Máy vi tính, nhạc về chủ điểm
Đồ chơi tự làm: đồng hồ, bông hoa, con sâu…
Lô tô thực vật,Thước đo, que tính.
Các hình tròn, vuông, tam giác, chữ nhật to ở góc lớp.
NDKH: Chuyện kể sáng tạo “Vườn cây kì diệu” , trò chơi dân gian: Rồng rắn
III.Tiến trình hoạt động :
Hoạt động 1 :
Cô cùng trẻ vận động bài hát “Hoa trường em”.
Cô kể chuyện sáng tạo “Vườn cây kì diệu”
Từ loài cây lạ đã cho ta những bông hoa và chúng được trồng trong những chậu hoa thật đẹp. Cô cho trẻ quan sát các chậu hoa và nêu nhận xét những gì trẻ nhìn thấy.
=> Giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ môi trường, sống thân thiện với môi trường xung quanh
Hoạt động 2 : Khám phá các hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
* Cô cho trẻ khám phá các hình hình học trên máy:
a. Khám phá hình tròn:
- Cô giới thiệu hình tròn cho trẻ xem và cho trẻ gọi tên hình, nhận biết đặc điểm của hình tròn
- Hình tròn giống với những đồ vật nào các con đã nhìn thấy? ( ông mặt trời, bánh dày, vô lăng ô tô…)
* Hình tròn không có cạnh, không có góc, hình tròn lăn được về mọi phía
b . Khám phá hình vuông:
- Cô giới thiệu hình vuông, cho trẻ gọi tên hình, nhận biết đặc điểm của hình vuông.
- Cô dùng thước đo các cạnh hình vuông. Trẻ quan sát và nêu kết quả.
- Cô giới thiệu 4 góc của hình vuông. trẻ nhận xét.
* Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau, 4 góc bằng nhau. Không lăn được
c. Khám phá hình tam giác :
Cho trẻ khám phá, gọi tên, khảo sát, đếm các cạnh và lăn hình, nêu nhận xét.
* Hình tam giác có 3 cạnh ,3 góc
d. Khám phá hình chữ nhật .
- cho trẻ khám phá, gọi tên Hình chữ nhật , khảo sát hình
- Cho trẻ lăn hình , đo các cạnh hình chữ nhật và nêu nhận xét .
* Hình chữ nhật có 4 cạnh ( 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau)
* Cô hệ thống cả 4 hình, cho trẻ gọi tên hình và đặc điểm riêng của mỗi hình.
Cho trẻ so sánh: Hình tròn – Hình tam giác. Hình vuông - Hình chữ nhật.
+ Hình tròn – Hình tam giác:
Giống nhau: đều là hình hình học.
Khác nhau: hình tròn không có cạnh, không có góc, lăn được. Hình tam giác có cạnh , có góc và không lăn được.
+ Hình vuông – Hình chữ nhật:
Giống nhau: đều là hình hình học, có 4 cạnh, 4 góc và không lăn được.
Khác nhau: hình vuông có 4 cạnh bằng nhau. Hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau.
* Tất cả các hình trên đều được gọi là hình hình học mà các con sẽ được khám phá sâu hơn khi lên học ở trường phổ thông, đều có lợi ích là được sử dụng trong các đồ vật trong cuộc sống hàng ngày
Hoạt động 3 : luyện tập
Cô tổ chức cho trẻ chơi “ Tìm về khu vườn kì diệu”, trẻ xếp vòng tròn cùng hát và đi khi cô yêu cầu “Tìm về khu vườn cây có quả hình….” thì trẻ chạy tới vườn có dạng các hình giống hình của trẻ đang cầm trên tay
Trẻ tìm xung quanh lớp đồ dùng đồ chơi có dạng các hình vừa học.
Trẻ tạo các hình bằng sợi dây thun theo ý thích
* Hoạt động 4 : trò chơi dân gian ” Rồng rắn”
Cô giải thích cách chơi: Mời 4 trẻ ở 4 cửa có các hình tương ứng, cả lớp cùng đi vòng tròn vừa đi vừa đọc:
“ Rồng rắn lên mây…………………………………….
Đến đoạn: Chủ ở nhà không
Trẻ hỏi: Nhà hình
Chủ đề:THẾ GIỚI THỰC VẬT
Phát triển nhận thức : BÉ KHÁM PHÁ CÁC HÌNH HÌNH HỌC:
HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN, HÌNH TAM GIÁC, HÌNH CHỮ NHẬT.
I. Yêu cầu:
* Kiến thức :- Trẻ nhận biết đặc điểm và gọi tên được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
* Kỹ năng : Rèn cho trẻ kỹ năng nhận biết, phân biệt các hình hình học đơn giản và tìm được những hình được ứng dụng trong các độ vật, đồ chơi xung quanh trẻ
* Giáo dục trẻ tính tích cực cùng phối hợp trong hoạt động nhóm.
II.Chuẩn bị :
Cô và mỗi trẻ có 1 hình tròn, vuông, tam giác, hình chữ nhật
Máy vi tính, nhạc về chủ điểm
Đồ chơi tự làm: đồng hồ, bông hoa, con sâu…
Lô tô thực vật,Thước đo, que tính.
Các hình tròn, vuông, tam giác, chữ nhật to ở góc lớp.
NDKH: Chuyện kể sáng tạo “Vườn cây kì diệu” , trò chơi dân gian: Rồng rắn
III.Tiến trình hoạt động :
Hoạt động 1 :
Cô cùng trẻ vận động bài hát “Hoa trường em”.
Cô kể chuyện sáng tạo “Vườn cây kì diệu”
Từ loài cây lạ đã cho ta những bông hoa và chúng được trồng trong những chậu hoa thật đẹp. Cô cho trẻ quan sát các chậu hoa và nêu nhận xét những gì trẻ nhìn thấy.
=> Giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ môi trường, sống thân thiện với môi trường xung quanh
Hoạt động 2 : Khám phá các hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
* Cô cho trẻ khám phá các hình hình học trên máy:
a. Khám phá hình tròn:
- Cô giới thiệu hình tròn cho trẻ xem và cho trẻ gọi tên hình, nhận biết đặc điểm của hình tròn
- Hình tròn giống với những đồ vật nào các con đã nhìn thấy? ( ông mặt trời, bánh dày, vô lăng ô tô…)
* Hình tròn không có cạnh, không có góc, hình tròn lăn được về mọi phía
b . Khám phá hình vuông:
- Cô giới thiệu hình vuông, cho trẻ gọi tên hình, nhận biết đặc điểm của hình vuông.
- Cô dùng thước đo các cạnh hình vuông. Trẻ quan sát và nêu kết quả.
- Cô giới thiệu 4 góc của hình vuông. trẻ nhận xét.
* Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau, 4 góc bằng nhau. Không lăn được
c. Khám phá hình tam giác :
Cho trẻ khám phá, gọi tên, khảo sát, đếm các cạnh và lăn hình, nêu nhận xét.
* Hình tam giác có 3 cạnh ,3 góc
d. Khám phá hình chữ nhật .
- cho trẻ khám phá, gọi tên Hình chữ nhật , khảo sát hình
- Cho trẻ lăn hình , đo các cạnh hình chữ nhật và nêu nhận xét .
* Hình chữ nhật có 4 cạnh ( 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau)
* Cô hệ thống cả 4 hình, cho trẻ gọi tên hình và đặc điểm riêng của mỗi hình.
Cho trẻ so sánh: Hình tròn – Hình tam giác. Hình vuông - Hình chữ nhật.
+ Hình tròn – Hình tam giác:
Giống nhau: đều là hình hình học.
Khác nhau: hình tròn không có cạnh, không có góc, lăn được. Hình tam giác có cạnh , có góc và không lăn được.
+ Hình vuông – Hình chữ nhật:
Giống nhau: đều là hình hình học, có 4 cạnh, 4 góc và không lăn được.
Khác nhau: hình vuông có 4 cạnh bằng nhau. Hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau.
* Tất cả các hình trên đều được gọi là hình hình học mà các con sẽ được khám phá sâu hơn khi lên học ở trường phổ thông, đều có lợi ích là được sử dụng trong các đồ vật trong cuộc sống hàng ngày
Hoạt động 3 : luyện tập
Cô tổ chức cho trẻ chơi “ Tìm về khu vườn kì diệu”, trẻ xếp vòng tròn cùng hát và đi khi cô yêu cầu “Tìm về khu vườn cây có quả hình….” thì trẻ chạy tới vườn có dạng các hình giống hình của trẻ đang cầm trên tay
Trẻ tìm xung quanh lớp đồ dùng đồ chơi có dạng các hình vừa học.
Trẻ tạo các hình bằng sợi dây thun theo ý thích
* Hoạt động 4 : trò chơi dân gian ” Rồng rắn”
Cô giải thích cách chơi: Mời 4 trẻ ở 4 cửa có các hình tương ứng, cả lớp cùng đi vòng tròn vừa đi vừa đọc:
“ Rồng rắn lên mây…………………………………….
Đến đoạn: Chủ ở nhà không
Trẻ hỏi: Nhà hình
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lý Vinh Hoàng
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)