Naturaljohncb 12 ôn Ki I

Chia sẻ bởi Phạm Hữu Tình | Ngày 18/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: Naturaljohncb 12 ôn Ki I thuộc Tiếng Anh 7

Nội dung tài liệu:

ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ 1 NĂM HOC 2009 – 2010
Thời gian làm bài: 60 phút.
ĐỀ 1
Câu 1. Hai tên gọi sau đây được dùng chỉ các gen có chức năng giống nhau trong quá trình tổng hợp protein là:
A. Gen điều hòa và gen khởi động. B. Gen cấu trúc và gen sản xuất.
C. Gen điều hòa và gen cấu trúc. D. Gen khởi động và gen sản xuất.
Câu 2. Thể lệch bội nào dưới đây dễ xảy ra hơn?
A. Thể bốn nhiễm B. Thể một nhiễm. C. Thể ba nhiễm. D. Thể không nhiễm.
Câu 3. Hai cơ chế diễn ra theo những nguyên tắc giống nhau là:
A. Tự sao và phiên mã. B. Tự sao và dịch mã C. Không có D. Phiên mã và dịch mã.
Câu 4. Điều nào không đúng đối với cấu trúc của gen:
A. Vùng kết thúc nằm ở cuối gen mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
B. Vùng khởi đầu nằm ở đầu gen mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình dịch mã.
C. Vùng khởi đầu nằm ở đầu gen mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.
D. Vùng mã hóa nằm giữa gen mang thông tin mã hóa axit amin.
Câu 5. Trên mạch tổng hợp ARN của gen, enzim ARN polimeraza đã di chuyển theo chiều:
A. Từ 3’ đến 5’. B. Từ giữa gen tiến ra 2 phía.
C. Theo chiều ngẫu nhiên. D. Từ 5’ đến 3’.
Câu 6. Mỗi nucleoxom được một đoạn ADN dài chứa bao nhiêu cặp nucleotit quấn quanh?
A. 140 B. 142 C. 144 D. 146.
Câu 7. Đột biến NST từ 48 ở vượn người còn 46 ở người liên quan đến dạng đột biến cấu trúc NST nào?
A. Chuyển đoạn không tương hỗ. B. Sát nhập NST này vào NST khác.
C. Lặp đoạn trong cùng 1 NST. D. Chuyển đoạn tương hỗ.
Câu 8. Những thể đa bội nào sau đây được tạo thành trong nguyên phân:
A. 3n, 4n. B. 4n, 5n. C. 4n, 6n. D. 4n, 8n
Câu 9. Trong quá trình phiên mã của 1 gen:
A. Nhiều tARN được tổng hợp từ gen đó để phục vụ cho quá trình giảii mã.
B. Chỉ có 1 mARN được tổng hợp từ gen đó trong chu kỳ tế bào.
C. Nhiều rARN được tổng hợp từ gen đó tham gia vào việc tạo ra các riboxom phục vụ quá trình giải mã.
D. Có thể có nhiều mARN được tổng hợp theo nhu cầu protein của tế bào.
Câu 10. Quá trình dịch mã kết thúc khi:
A. Riboxom rời khỏi mARN và trở lại dạng tự do.
B. Riboxom di chuyển đến mã bộ ba AUG.
C. Riboxom tiếp xúc với 1 trong các bộ ba UAA, UAG, UGA.
D. Riboxom tiếp xúc với 1 trong các bộ ba UAU, UAX, UXG.
Câu 11. Loại đột biến nào xảy ra làm tăng hay giảm 1 liên kết hydro của gen?
A. Thay thế cặp A -T bằng 1 cặp T-A. B. Thay thế cặp A -T bằng 1 cặp G-X.
C. Thêm 1 cặp nu. D. Mất 1 cặp nu.
Câu 12. Vì sao cơ thể lai F1 trong lai khác loài thường bất thụ?
A. Vì 2 loài bố mẹ có hình thái khác nhau.
B. Vì 2 loài bố mẹ thích nghi với môi trường khác nhau.
C. Vì F1 có bộ nhiễm sắc thể không tương đồng.
D. Vì 2 loài bố mẹ có bộ NST kác nhau về số lượng.
Câu 13. tARN mang axit amin mở đầu tiến vào riboxom có bộ ba đối mã là:
A. UAX B. AUX C. AUA D. XUA
Câu 14. Nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện:
A. Chỉ trong cơ chế tự nhân đôi và phiên mã. B. Chỉ trong cơ chế dịch mã và tự nhân đôi.
C. Chỉ trong cơ chế dịch mã và phiên mã. D. Trong cơ chế tự nhân đôi, phiên mã và dịch mã. Câu 15. Sự nhân đôi của ADN ngoài nhân diễn ra:
A. Độc lập với sự nhân đôi của ADN trong nhân. B. Phụ thuộc vào sự nhân đôi của ADN trong nhân.
C. Phụ thuộc vào sự nhân đôi của tế bào. D. Trước khinhân đôi của ADN trong nhân.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Hữu Tình
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)