NANG LUONG KHOANG SAN

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Bảo Ngân | Ngày 02/05/2019 | 22

Chia sẻ tài liệu: NANG LUONG KHOANG SAN thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

CHỦ ĐỀ:
TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN VÀ
NĂNG LƯỢNG
I. TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN
1. Các loại khoáng sản thế giới.
Tùy theo đặc điểm và tính chất của mỗi loại khoáng sản, người ta phân chúng ra làm hai loại:

- Khoáng sản kim loại bao gồm tất cả các kim loại được biết hiện nay, những kim loại thường gặp như Al, Fe, Mn, Cr... và các kim loại hiếm như Cu, Pb, Zn, Sn, Au, Ag, bạch kim, uranium,...
Khoáng sản kim loại
- Khoáng sản phi kim loại như chlorua natri, carbonat calci, silic, thạch cao, nước biển, nước ngầm...
Thach cao Cacbon
2. Các loại khoáng sản ở Việt Nam

a. Các khoáng sản kim loại chính
- Quặng sắt: Trữ lượng 700 triệu tấn phân bố rải rác từ Bắc bộ đến Nam trung bô. Những mỏ đạt trữ lượng công nghiệp không nhiều và tập trung ở Bắc bộ, trong đó mỏ Thạch Khê, Hà Tỉnh có trữ lượng ước tính khoảng 500 triệu tấn, chất lượng quặng tốt đủ để khai thác hàng chục năm.
Quặng sắt và khai thác quặng sắt
Quặng đồng: Trữ lượng ước tính 600.000 tấn, hầu hết tập trung ở Tây Bắc Bộ. Hiện nay sự khai thác thủ công với sản lượng 2.000kg/ năm.
Quặng nhôm: Quặng boxit chứa hydroxyt nhôm có trữ lượng vài tỉ tấn.Tập trung ở Đông Bắc Bộ,Tây Nguyên, Lâm Đồng.
QUẶNG ĐỒNG QUẶNG NHÔM
Quặng thiếc: Ở Tỉnh Túc hàng chục ngàn tấn, ngoài ra còn nhiều mỏ phân tán ở Cao Bằng, Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Quỳ Hợp (Nghệ An), Lâm Đồng…với trữ lượng 129.000 tấn.
Quặng cromit: trữ lượng chung khoảng 10 triệu tấn phân bố rải rác ở các khu vực phía Bắc chất lượng quặng không cao, trữ lượng lớn tập trung ở Thanh Hóa ước tính khoảng 3,2 triệu tấn, hàm lượng 46%.
Dầu mỏ và khí đốt :tập trung trong các trầm tích trẻ tuổi mioxen đồng bằng ven biển và thềm lục địa
Các kim loại khác: vàng, titan, kẽm, nikel, mangan,đá quý, dầu mỏ, khí đốt...phân bố rộng rải nhiều nơi từ vùng núi đến các bãi biển.
VÀNG THACH ANH

- Apatit: trữ lượng trên 1 tỉ tấn tập trung ở Cam Ðường (Lào Cai) và Qùy Châu (Nghệ An) trong đó quặng có chất lượng cao chỉ khoảng 70 triệu tấn, số còn lại kém chất lượng.
- Ðá vôi: là nguồn nguyên liệu đáng kể. Trữ lượng lớn phân bố ở Bắc bộ và Trung bộ và một số ít ở vùng Kiên Giang.
2. Thực trạng sử dụng tài nguyên khoáng sản.
Trên thế giới
Tài nguyên khoáng sản không phải là vô tận, một số lại rất hạn chế, nhất là với sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại thì sự cạn kiệt nguồn tài nguyên khoáng sản đang là mối đe dọa đối với nhiều quốc gia và nhân loại.
Theo đánh giá của các nhà chuyên môn: Fe, Al, Titan,Cr,Pt..trữ lượng còn khá nhiều. Ag,Hg,Cu, Pb,Zn,Sn,...còn ít và đang báo động; Fluorit, grafit, barit, mica...trữ lượng còn ít, đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt.
Ở Việt Nam
Tiềm năng về khoáng sản kim loại và phi kim loại ở Việt Nam tương đối lớn, các quặng mỏ đã dần dần được xác định và một kế hoạch khai thác tài nguyên khoáng sản có hiệu quả đang từng bước được thực hiện. Tuy nhiên, để thực hiện được kế hoạch này, có những khó khăn cần được khắc phục như:
Lựa chọn giữa việc mở công trình khai thác khoáng sản với việc sử dụng đất với mục đích khác sau cho có hiệu quả hơn.
Các hoạt động khai thác cố tránh hoặc hạn chế thấp nhất làm thay đổi địa hình, gây nên sự nhiễm bẩn không khí, nước, đất và ảnh hưởng xấu đến cảnh quang.
Ở Việt Nam
Cần tránh mọi tổn thất tài nguyên trong khâu thăm dò khai thác, chế biến sử dụng.
Vì vậy:để giải quyết các vấn đề trên, trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác kế hoạch thăm dò, khai thác và chế biến sử dụng kết hợp với việc bảo vệ tài nguyên trong lòng đất và môi trường chung quanh, chống ô nhiễm trong quá trình khai thác, phục hồi các hệ sinh thái vùng mỏ, giảm bớt sự tổn thất tài nguyên trong quá trình thăm dò, khai thác, chế biến sử dụng, đây là vấn đề cần được quan tâm.  
KHAI THÁC TRÁI PHÉP
BIỆN PHÁP KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN
Bảo vệ môi trường trong khai thác và chế biến khoáng sản:
- Đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác và chế biến khoáng sản, từ đó đề xuất các biện pháp BVMT cho phù hợp.
- Thực hiện các biện pháp quan trắc theo dõi mức độ ô nhiễm.
- Thực hiện các biện pháp giảm thiểu nguồn ô nhiễm tại nơi khai thác về chế biến.
Hiện nay có nhiều biện pháp đang được áp dụng để giảm thiểu ô nhiễm môi trường như:
Phun nước và tạo sương mù cho khoáng sản để giảm bụi không khí.
Thu hồi khí độc, thông khí ở các hầm lò để giảm bớt tác hại của các loại khí phát sinh trong quá trình khai thác và chế biến.
Để hạn chế ô nhiễm nguồn nước cho xây các đập chứa nước thải và xử lí trước khi đổ ra sông biển.
Để hạn chế tác động của khi thác tới tài nguyên rừng và cảnh quan có thể trồng nhiều cây xanh và phủ các bãi thải.
BIỆN PHÁP KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ
TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN
Sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản:
- Về địa chất: làm tốt công tác thăm dò trữ lượng của từng loại khoáng sản để đề xuất mức độ khai thác phù hợp.
- Về kĩ thuật mỏ: nâng cao và tiến tới hoàn thiện kĩ thuật khai thác nhằm tăng hiệu quả và chất lượng khoáng sản, khai thác tối đa lượng khai thác khoáng sản có trong lòng đất.
- Về công nghệ chế biến: đổi mới công nghệ chế biến,tận thu các hợp phần có ích chứa trong khoáng sản, làm giàu quặng và tận dụng phế thải vào sx các sp có giá trị nâng cao hiệu quả ktế, giảm ô nhiễm môi trường.
- Sử dụng 1 cách tiết kiệm, tránh gây lãng phí.

II. Tài nguyên năng lượng.
1. Lược sử về sự sử dụng năng lượng
Năng lượng tự nhiên bắt đầu được khai thác là sức nước và sức gió, đốt than củi để lấy nhiệt năng.
Từ đầu thế kỷ thứ 19 trở về trước thì năng lượng cung cấp do than, củi, rơm, rạ chiếm 50% trong cơ cấu sử dụng nhiên liệu của nhân loại. Sau do sự phát triển của động cơ đốt trong dầu mỏ trở thành năng lượng chính thay thế than đá trong công nghiệp trong suốt nửa đầu thế kỷ 20.
2. Sử dụng năng lượng trên thế giới và Việt Nam
a. Sử dụng năng lượng trên thế giới
* Than đá
Do trữ lượng dầu mỏ và khí đốt có hạng nhờ cải thiện kĩ thuật để giảm ô nhiễm môi trường xuất hiện khuynh hướng sử dụng nhiều than đá.
Trữ lượng trên thế giới ước chừng 230 tỷ tấn thuộc các nước Mỹ,Trung Quốc,Canada,Đức… thì có thể khai thác trong vòng 250 năm.
* Dầu mỏ
Dầu mỏ là nhiên liệu khai thác và sử dụng chủ yếu cho nhu cầu công nghiệp của thế kỷ.
65% dự trữ dầu mỏ ở các nước Ả Rập, trong đó có 20% trữ lượng của thế giới ở đại dương và thềm lục địa.
Đến nay, khai thác từ lòng đất 50 tỷ tấn dầu lửa trên 1 tỷ tấn hơi đốt.
Ước đoán rằng trữ lượng dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên chỉ đủ dùng trong vòng 30-50 năm nữa.
MỎ BẠCH HỔ
* Khí đốt thiên nhiên :
Khí đốt thiên nhiên là nguồn nhiên liệu quan trọng, đứng thứ 2 sau dầu mỏ. Các nước SNG (cũ) được xem là có tiềm năng nhất về trữ lượng khí đốt, chiếm 42% lượng khí thiên nhiên của thế giới với trữ lượng 28,8 ngàn tỷ m3 . Trung Cận Đông là vùng thứ 2 và Châu Phi cũng là vùng có tiềm năng lớn mà hiện nay trữ lượng khai thác còn ít.
* Ðiện năng
Công nghiệp điện ra đời muộn nhưng phát triển rất nhanh chóng.Gồm 2 lĩnh vực chính là nhiệt điện và thủy điện. Đến nay, điện năng được sử dụng trên thế giới là do các nhà máy nhiệt điện sản xuất là chính, còn thủy điện cung cấp chỉ là 1 phần nhỏ chiếm tỉ lệ từ 3,5% - 5%.
Năng lượng thủy điện trên Trái Đất được đánh giá là còn rất tiềm tàng.Đứng đầu là Châu Á với 610.000 MW, Châu Đại Dương 45.000 MW.So với tiềm năng có được thì chỉ mới khai thác khoảng 30% tiềm năng thủy điện.
NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BÌNH ĐIỀN
Năng lượng nguyên tử đang được chú trọng phát triển kèm theo nhiều biện pháp bảo đảm an toàn cho quá trình hoạt động. Hội nghị năng lượng quốc tế lần thứ 10 (1989) đã dự đoán tỉ suất năng lượng điện nguyên tử sẽ chiếm 60-65% tổng công suất điện vào năm 2020.
Nhiên liệu cho nhà máy điện nguyên tử chính là Uranium.
NHÀ MÁY NGUYÊN TỬ

Các nguồn năng lượng khác:
Đó là những nguồn năng lượng sạch không gây ô nhiễm :
Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sạch vô tận, được các giàn thu nhiệt là các bảng phẳng hay lõm thu nhận để tạo ra nhiệt làm nóng nước,sưởi ấm, dùng cho các lò nung công nghiệp...Từ năng lượng đó cũng có thể sản xuất ra điện.
Các nguồn năng lượng khác:
Năng lượng địa nhiệt lấy lên từ lòng đất bởi xuống sâu nhiệt độ càng tăng được biết từ 3-4 km nhiệt độ lên tới 1000 C.đặc biệt ở những nơi gần núi lửa mức độ nóng hơn nhiều.Sức nóng được tạo ra phần lớn tạo ra do sự phân rã của những yếu tố phóng xạ tự nhiên
Gồm 4 dạng cơ bản:
Dạng thủy nhiệt. Gặp trong các lớp đá có các lổ và kẻ thông nhau và chứa đầy nước
Dạng thủy nhiệt mà thành phần khí là chủ yếu. Ít gặp hơn dạng thủy nhiệt trên
Dạng thạch nhiệt.
Dạng địa áp nhiệt. Nằm sâu trong lòng đất, nước bị kẹp giữa các lớp sét
Các nguồn năng lượng khác:
Năng lượng gió có tiềm năng lớn, không gây tác hại đến môi trường nhưng hiện nay vẫn sử dụng còn ít.
Năng lượng sóng biển và thủy triều với toàn bộ công suất trên Trái đất khoảng 8.000 tỉ kW, tuy rằng vẫn chưa khai thác được nhiều.
Khí sinh học (biogas) tạo ra từ hoạt động của các vi sinh vật, phân giải xác và chất tahir động thực vật, dùng để đun nấu,phế liệu sau phân giải làm phân bón hữu cơ,góp phần bảo vệ môi trường
b. Tài nguyên năng lượng ở Việt Nam
Sự phát triển nông nghiệp và công nghiệp đòi hỏi nguồn năng lượng dầu mỏ và điện năng to lớn. Nguồn dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên ngày càng được tìm thấy nhiều hơn
NHÀ MÁY BẠCH HỔ
3. Năng lượng mới
Do tính hạn hữu của nguồn năng lượng cổ điển truyền thống, nên việc tìm kiếm các nguồn năng lượng mới để có thể khai thác và sử dụng rộng rải trở nên cấp bách. Hiện nay, sự nghiên cứu, thăm dò tập trung chủ yếu vào ba lãnh vực: bức xạ mặt trời, địa nhiệt và năng lượng hạch nhân
Việc khai thác và sử dụng nguồn năng lượng này rất khó khăn vì một vấn đề được đặt ra là làm sao khống chế được nguồn năng lượng khổng lồ tạo ra được trong lò phản ứng nhiệt hạch và nhà máy điện nhiệt hạch để nguồn năng lượng nầy phát ra từ từ và điều khiển được nó để sử dụng, chứ không thì sẽ nổ ra trong khoảnh khắc như quả bom. Người ta hy vọng rằng việc khống chế và điều khiển nguồn năng lượng nhiệt hạch này có triển vọng thực hiện được trong tương lai.
 
Việc khai thác các quặng này còn hạn chế và nhà nước chưa có biện pháp hữu hiệu để quản lý nguồn tài nguyên này nên việc khai thác bừa bãi làm hao hụt tài nguyên và còn ảnh hưởng xấu đến môi trường.
BIỆN PHÁP BẢO VỆ
Khai thác tài nguyên năng lượng đi đôi với bảo vệ môi trường:
Hạn chế sử dụng các nhiên liệu hóa thạch,đồng thới sử dụng ngày càng nhiều năng lượng tái tạo, năng lượng sạch
Sử dụng có hiệu quả hơn nữa trong sx CN,GT-VT.. và trong sinh hoạt. Phát động các chiến dịch tuyên truyền quảng cáo để đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng, sx và bán các sp tiêu thụ ít năng lượng.
Song song với sử dụng năng lượng là chiến lược giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất và sử dụng năng lượng.
BIỆN PHÁP BẢO VỆ
Lãnh thổ Việt Nam có nhiều nguồn năng lượng sạch như bức xạ Mặt Trời nhiệt đới, nhiều vùng có gió lớn, các dòng sông với tiềm năng thủy điện cao, các nguồn địa nhiệt, một lượng sinh khối lớn của các sp nông lâm nghiệp…Việc khai thác các nguồn năng lượng sạch nói trên không chỉ có lợi cho BVMT mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao do giảm bớt chi phí chuyển tải năng lượng tới các vùng sâu, vùng xa.
Xin chân thành cám ơn!
Cô giáo và các bạn đã theo dõi.
Hãy chung tay bảo vệ
Vì một hành tinh xanh
Hoang thi bao ngan
Phan thi thuy van
Phan thi ai bach
Pham thi thuy linh
Nguyen thi lua
nguyen thi thuy hang
Do viet thi
Tran quang lam
Lop k33 sinh hoc
Danh sach nhom 4
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Bảo Ngân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)