Năng lượng

Chia sẻ bởi Nguyễn Minh | Ngày 24/10/2018 | 91

Chia sẻ tài liệu: Năng lượng thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

NGUỒN TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG
Chuyên đề:
NGUỒN TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG
Định nghĩa về năng lượng:
Năng lượng là đại lượng vật lý đặc trương cho khả năng sinh công của một vật
Mức độ sử dụng năng lượng qua các thời kì:
Giai đoạn CM nông nghiệp: 500 kcal
Giai đoạn đô thị nông nghiệp: 12.000 kcal
Giai đoạn CM công nghiệp: 26.000 kcal
Hiện nay: 200.000 kcal
Nội dung của bài:
Các nguồn năng lượng được con người sử dụng:
Nguồn năng lượng truyền thống( than, dầu, khí đốt…)
Năng lượng hạt nhân
Nguồn năng lượng sạch( thủy điện, địa nhiệt, gió, mặt trời, sóng biển…)
Phương hướng, giải pháp cho tình hình năng lượng hiện nay.

I. NGUỒN NĂNG LƯỢNG TRUYỀN THỐNG
(THAN, DẦU MỎ, KHÍ ĐỐT)
NGUỒN NĂNG LƯỢNG TRUYỀN THỐNG
I. Than
I.1 tình hình than thế gới:
Có thể nói, trong đầu thế kỷ này, sẽ hình thành tam giác tăng trưởng nhu cầu rất mạnh về than của khu vực là: Trung Quốc - ấn Độ - Đông Nam á.
Hiện nay, Trung Quốc có sản lượng than lớn nhất thế giới (khoảng 1,4 tỷ tấn/năm) và Trung Quốc cũng là nơi tiêu thụ than lớn nhất.

I.1 Hiện trạng ở Việt Nam:
Trữ lượng than nước ta:
Trữ lượng lộ thiên là: 330.186 triệu tấn, chiếm 32%.
Trữ lượng hầm lò là: 713.994 triệu tấn, chiếm 68%.
Than antraxit và bán antraxit, than đá có trữ lượng: 3.367.688 triệu tấn
Than mỡ: 7.495 triệu tấn.
Than nâu lưu huỳnh cao nhiệt năng thấp (mỏ Na Dương): 97.141 triệu tấn
- Than bùn được phân bố rộng rãi trong cả nước với trữ lượng tìm kiếm thăm dò có thể huy động: 395.940 triệu tấn.
-Tổng trữ lượng địa chất được huy động trong tổng sơ đồ và chiến lược phát triển than Việt Nam đến năm 2010 và dự báo đến năm 2020 dự kiến là 1.044.180 triệu tấn

NGUỒN NĂNG LƯỢNG TRUYỀN THỐNG
II. Dầu:
Giá dầu mỏ và tình hình năng lượng toàn cầu:

Ở Việt Nam:
Hiện nay, ngành Dầu khí nước ta đang khai thác dầu khí chủ yếu tại 6 khu mỏ bao gồm: Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bunga Kekwa - Cái Nước

Sản lượng dầu ở VN đã bắt đầu giảm: năm 2005, sản lượng dầu thô của VN bình quân khoảng 370.000 thùng/ngày, thấp hơn so với năm 2004 gần 10%. Việc giảm sản lượng dầu năm 2004-2005 là do giảm sản xuất tại mỏ Bạch Hổ
Tổng tiềm năng dầu khí tại các bể trầm tích: Sông Hồng, Phú Khánh, Nam Côn Sơn, Cửu Long, Ma lay - Thổ Chu, Vùng Tư Chính - Vũng Mây. Trữ lượng đã được xác minh là gần 550 triệu tấn dầu và trên 610 tỷ m3 khí.

Trữ lượng khí đã được thẩm lượng, đang được khai thác và sẵn sàng để phát triển trong thời gian tới vào khoảng 400 tỷ m3. Với các biện pháp đồng bộ, đẩy mạnh công tác tìm kiếm - thăm dò, khoảng từ 40 đến 60% trữ lượng nguồn khí thiên nhiên của nước ta sẽ được phát hiện đến năm 2010.


NGUỒN NĂNG LƯỢNG TRUYỀN THỐNG
III. Khí đốt:
Nga và Iran, hai nước chiếm gần 50% tổng trữ lượng khí đốt thế giới, vừa đề cập khả năng thành lập một tổ chức các nước xuất khẩu khí đốt theo kiểu Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).


Ước tính, với sản lượng khí chiếm trên 30% và lượng khí dự trữ trên 60% của thế giới, bốn nước Nga, Algeria, Qatar và Iran có thể thực sự là một liên minh khí đốt tầm cỡ nếu họ thống nhất với nhau về giá cả và các đối tượng được cung cấp.
II. NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN
NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN
Qúa trình phát triển năng lượng hạt nhân
NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN
Hai mặt của năng lượng hạt nhân
NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN
Những lợi ích mà năng lượng hạt nhân mang lại

III. NĂNG LƯỢNG SẠCH
Ưu điểm của nguồn năng lượng này là sạch, có sẵn trong thiên nhiên, không gây ô nhiễm, không bị cạn kiệt và là giải pháp tốt nhất nhằm tiết kiệm năng lượng hóa thạch cho tương lai
CÁC LOẠI NĂNG LƯỢNG SẠCH
Các nguồn năng lượng sạch được sủ dụng phổ biến từ xa xưa gồm có:năng lượng lấy tù gió, sóng biển, địa nhiệt và năng lượng mặt trời.
NĂNG LƯỢNG SẠCH
1. Năng lượng gió
Năng lượng gió đã được sử dụng từ hàng trăm năm nay. Con người đã dùng năng lượng gió để di chuyển thuyền buồm hay khinh khí cầu, ngoài ra năng lượng gió còn được sử dụng để tạo công cơ học nhờ vào các cối xay gió.
Khuyến khích sử dụng năng lượng gió
Năng lượng gió được coi là nguồn năng lượng xanh vô cùng dồi dào, phong phú và có ở mọi nơi. Người ta có thể sử dụng sức gió để quay các turbin phát điện.
Năng lượng gió
vì có ánh sáng Mặt Trời nên gió thổi vào ban ngày thường mạnh hơn vào đêm và vì vậy mà thích ứng một cách tự nhiên với nhu cầu năng lượng nhiều hơn vào ban ngày. Công suất dự trữ phụ thuộc vào độ chính xác của dự báo gió, khả năng điều chỉnh của mạng lưới và nhu cầu dùng điện.
NĂNG LƯỢNG SẠCH
2. Năng lượng sóng biển
Tận dụng nguồn năng lượng sóng và thủy triều thực sự là một bước ngoặc trong sản xuất năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường
Năng lượng sóng biển có tiềm năng rất lớn, được đánh giá là nguồn năng lượng tái sinh vô tận có thể thỏa mãn một phần nhu cầu điện năng cho toàn thế giới trong tương lai,
vì thế, các nước hiện đang đua nhau xây dựng các hệ thống thiết bị khai thác nguồn năng lượng điện sóng tại nhiều vùng biển xa.



NĂNG LƯỢNG SẠCH
3. Địa nhiệt
Nhiệt năng của Trái Đất, gọi là địa nhiệt, là năng lượng nhiệt mà Trái Đất có được thông qua các phản ứng hạt nhân âm ỉ trong lòng. Nhiệt năng này làm nóng chảy các lớp đất đá trong lòng Trái Đất, gây ra hiện tuợng di dời thềm lục địa và sinh ra núi lửa.
Địa nhiệt
Giải pháp dùng địa nhiệt này cũng được coi là thân thiện hơn với môi trường, giúp giảm chi phí sản xuất và tăng cường an ninh năng lượng, thay thế cho các nhà máy điện hạt nhân và nhà máy điện chạy than cũ kỹ.
Địa nhiệt cung cấp nhiệt năng dưới dạng hơi nước nóng cho các tòa nhà lớn cũng sớm được sử dụng với mức nhiệt độ thông thường hoặc chỉ cao hơn mức tối thiểu không nhiều. Ngày nay, nhiệt độ cao đang được ứng dụng để chạy các tuabin trong quy trình sản xuất điện.
NĂNG LƯỢNG SẠCH
4. Năng lượng mặt trời
Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng có thể tái tạo để phục vụ đời sống con người
năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng vô tận, lại là nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường

Hoạt động chủ yếu từ ánh sáng mặt trời, thông qua ván pin năng lượng mặt trời
Ván pin năng lượng mặt trời: đóng kín bằng kim loại thuỷ tinh có tính ánh sáng xuyên qua tốt, có thể hoạt động lâu dài trong mọi điều kiện khí hậu, tuổi thọ sử dụng đạt đến 15 năm.
NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
Ứng dụng
Nhật Bản, Mỹ và một số quốc gia Tây Âu là những nơi đi đầu trong việc sử dụng nguồn năng lượng mặt trời rất sớm (từ những năm 50 ở thế kỷ trước).
Tính đến năm 2002, Nhật Bản đã sản xuất được khoảng 520.000 kW điện bằng pin mặt trời, với giá trung bình 800.000 Yên/kW, thấp hơn 10 lần so với cách đây trên một thập kỷ. Nhật Bản phấn đấu đến năm 2010 sẽ sản xuất được hơn 8,2 triệu kW điện tử năng lượng mặt trời.

Thiếu: năng lượng sinh học
MK
IV. NHỮNG BIỆN PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG HIỆN NAY:
Hạn chế hoặc cấm các sử dụng điện ngoài mục đích công tác
Cải tạo công nghệ tiết kiệm năng lượng. Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông chạy bằng quang điện, pin nhiên liệu hoặc nhiên liệu sinh học; xây dựng nhiều nhà máy điện bằng sức gió, thủy triều; tăng cường xây dựng, cải tạo nhiều tòa nhà sử dụng hiệu quả năng lượng…


Trợ cấp kinh phí, tuyên truyền và tư vấn kỹ thuật thúc đẩy nâng cao hiệu suất sử dụng đồng thời đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng trên mọi lĩnh vực.
Xây dựng ý thức tự giác sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả ở mỗi người dân.
Tiết kiệm thông qua biện pháp chế tài.
Tận dụng nguồn năng lượng tối đa theo chu trình khép kín.




Một vài giải pháp cho tình hình năng lượng hiện nay
Cảm ơn sự chú ý theo dõi của các bạn !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Minh
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)