Nâng cao thông minh cảm súc EQ

Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt | Ngày 03/05/2019 | 43

Chia sẻ tài liệu: Nâng cao thông minh cảm súc EQ thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Một số cách nâng cao Trí thông minh cảm xúc (EQ) cho trẻ em
Trí thông minh (Intelligence) được đo bằng hệ số IQ – Intelligence Quotient. Tuy nhiên càng ngày người ta càng cho rằng EQ quan trọng hơn IQ. EQ - Trí thông minh cảm xúc (Emotional Intelligence, hoặc Emotional Quotient, đo lường năng lực, khả năng hay kỹ năng của một người trong cảm nhận, đánh giá, và quản lý cảm xúc của bản thân hay của người khác.
EQ một phần là bẩm sinh nhưng cũng do giáo dục, rèn luyện mà có được. Việc giáo dục tình cảm phải được thực hiện từ khi trẻ còn nhỏ, hệ thần kinh chưa trưởng thành, có nhiều cơ hội tiếp nhận những cảm xúc mới. EQ không đối lập với IQ, mà mục đích của giáo dục là phát triển song song hai chỉ số này.
Khác với IQ đã xây dựng được một hệ thống trắc nghiệm, đo bằng con số cụ thể, EQ chưa có được một công thức tính toán riêng, vì trí thông minh xúc cảm là một phẩm chất phức tạp, biểu hiện qua những cái khó thấy như sự tự ý thức, sự thấu cảm, tính kiên trì, lạc quan, tính quyết tâm và khả năng hoạt động xã hội.Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất.
Cha mẹ và những người xung quanh là người dạy cho trẻ cách biểu lộ và kiềm chế cảm xúc, cách cư xử thích hợp. Đặc biệt, ở lứa tuổi từ 1 - 7, trẻ rất dễ làm theo những cách ứng xử của cha mẹ và những người xung quanh.
Sau đây là một số cách nâng cao Trí thông minh cảm xúc (EQ) cho trẻ em
1. Giúp trẻ bày tỏ cảm xúc của bản thân bằng việc dạy trẻ: "Con cảm thấy… bởi vì…”
2. Nếu có cách cư xử nào đó của trẻ không thích hợp, bạn hãy cùng trẻ trải nghiệm. Hiểu cách cư xử đó từ đâu đến, sau đó bạn gợi ý cho trẻ những hành động thích hợp hơn. Nếu trong trường hợp bạn không xử lí trực tiếp ở tình huống đó được, hãy đợi trẻ về nhà và nói chuyện với chúng. Ví dụ như, khi bạn từ chối mua đồ chơi mà trẻ thích, trẻ bắt đầu hậm hực và đấm đá lung tung, lúc này bạn nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi khu vực đồ chơi và nói với trẻ rằng: "Mẹ biết là con đang rất cáu giận, vì chúng ta không mua đồ chơi. Chúng ta sẽ nói về chuyện này sau nhé!”.
3. Nói chuyện với trẻ thường xuyên. Đây chính là cách giúp trẻ giao tiếp tốt.
4. Người kèm cặp cảm xúc cho trẻ. Ví dụ, Khi tới thăm những người tàn tật hoặc gặp những người bất hạnh trên đường, bạn cần nhắc trẻ là không nên cười cợt họ.
5. Khi trẻ tức giận, hãy giúp chúng đếm từ 1 - 10 và thở sâu để chúng có thể điều chỉnh cảm xúc của mình đầu tiên.
6. Đừng nói dối những gì trẻ nhìn thấy. Nếu chúng hỏi bạn tại sao bố và mẹ lại đánh nhau, hãy nói với trẻ rằng, cả bố và mẹ đang cố gắng giải quyết các vấn đề và đây là một giải pháp. Cuộc tranh cãi này có thể không có nghĩa lí gì với bạn và chồng, nhưng đối với trẻ có thể là cái gì đó để lại ấn tượng không tốt trong tâm hồn và cảm xúc của chúng.
Thực tế rằng, neu bạn tạo cho bé một môi trường tốt, những người bạn tốt, một thế giới bình yên và tốt lành thì trẻ cũng có những cảm xúc tốt đẹp hơn.
CHÚC BẠN THÀNH CÔNG

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)