Nạn phân biêt giàu nghèo

Chia sẻ bởi Trần Ngọc Ngà | Ngày 26/04/2019 | 67

Chia sẻ tài liệu: nạn phân biêt giàu nghèo thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Đặc điểm kinh tế - xã hội các nước phát triển và đang phát triển.
Đặc điểm kinh tế - xã hội các nước phát triển
1
Đặc điểm kinh tế xã hội các nước đang phát triển
2
Sự phân hóa giàu - nghèo trên thế giới

Đặc điểm kinh tế - xã hội các nước phát triển

Đặc điểm dân cư - xã hội
Đặc trưng kinh tế

Đặc điểm kinh tế - xã hội các nước đang phát triển

Đặc điểm dân cư - xã hội
Đặc trưng kinh tế
Đặc điểm dân cư - xã hội
+ Các nước phát triển có dân số khá ổn định,tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp(từ 0-0,6%).
+ Các nước phát triến có chất lượng cuộc sốg của dân cư cao.Bình quân GDP/đầu người ở các nước phát triển cao,các nước G7 trên 20.000 USD.
+ Dân số trên 10 tuổi biết chữ từ 98-100%,mức đầu tư cho giáo dục từ 6-8% GDP.Mức đầu tư cho môi trường tới 8%.
+ Tỉ lệ dân số dùng nươc sạch từ 98 – 100%.
+ Các chỉ tiêu về y tế và các mức sống khác khá cao.
+ Tuổi thọ trung bình ở các nước này là từ 77 – 83 tuổi.

Các nước này có mức độ Đô thị hóa mạnh,quá trình đô thị hóa đi cùng với sự phát triển kinh tế và công nghiệp hóa đã hình thành nhiều đô thị vệ tinh,các dãi siêu đô thị nên đã hạn chế được những tác động tiêu cực của các thành phố cực lớn và tỉ lệ dân thành thị thường chiếm trên 70 %.
Ở các nước phát triển vẫn có một bộ phận dân số sống nghèo khổ, khoảng các giàu nghèo còn lớn.
Các nước phát triển có nguồn lực phát triển kinh tế thuận lợi và có quá trình công nghiệp hóa lâu đời nên có mức tăng trưởng kinh tế không cao, nhưng khá ổn định và thường có lam phát thấp.

Giữa các nước phát triển có sự chênh lệch về trình độ phát triển về kinh tế - xã hội và phân hóa thành 2 nhóm:
+ Nhóm các nước phát triển ở trình độ cao hàng đầu thế giới bao gồm các nươc G8. Nhóm nước này chiếm 70% GDP của toàn thế giới. Công nghiệp chiếm trên 70 % tổng sản phẩm công nghiệp mỗi nước.Sản xuất nông nghiệp cũng phát triển ở trình độ cao. Trình độ KHKT và Công nghệ hiện đại.
+ Nhóm các nước còn lại có trình độ công nghiệp cao nhưng công nghiệp chỉ chiếm trên 60% giá trị sản lượng công – nông nghiệp của mỗi nước. Các chỉ tiêu về mức sống của các nước này thường thấp hơn các nước G8.
Các nước này đều có tiềm lực lớn về kinh tế, KHKT, nguồn vốn, cơ sở vật chất kĩ thuật, kết cấu hạ tầng.Các nhóm nước này đều có nhiều trung tâm CN lớn, phưong tiện GT,mạng lưới GTVT, TTLL dày đặc…tạo điều kiện mạnh mẽ phát triển các ngành sx, thu hút đầu tư lao, thị trường sx…
Các nước phát triển bao gồm: Hoa kỳ, Canada, hầu hết các nước châu Âu, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ…Các nước phát triển đã tiến hành CNH khá sớm như: Anh(cuối thế kỷ XVIII), Pháp, Đức, Italya…
Cơ cấu kinh tế:Các ngành thuộc khu vực I (Nông - Lâm – Ngư nghiệp) giảm tỷ trọng, các ngành thuộc khu vực II nhất là các ngành CN có hàm lượng công nghệ cao (sx ô tô, điện tử, viễn thông…) phát triển nhanh.Các ngành thuộc khu vực III phát triển rất nhanh, chiếm tỷ trọng chủ yếu GDP và thu hút người lao động.


Đặc trưng kinh tế
Sản xuất nông nghiệp của các nước đang phát triển chủ yếu được tổ chức theo hinh thức trang trại:quy mô ruộng đất rộng lớn,trình độ chuyên môn hóa,cơ giới hóa,công nghệ hóa cao,sử dụng lực lượng lao động ít,có năng suát cao,sãn phẩm có chất lượng tốt.
Trong sãn xuất nông nghịêp ngành chăn nuôi luôn chiếm cao hơn so với ngành trồng trọt.
Bình quân lương thực đầu người 800-1000 kg/người/năm.
Các nước phát triển có giá trị xuất nhập khẩu cao,chiếm hơn 60% giá trị xuất nhập trên toàn thế giới.
Tỉ trọng các loại hàng hóa trong tổng kim ngạch xuât nhập khẩu của các nước phát triển chủ yếu là mặt hàng chế tạo:năm 1999 chiếm 81,11%,năm 2001 79,72 %


Do có sự phát triển kinh tế thuận lợi,nguồn vốn dồi dào,kết cấu hạ tầng và khoa học công nghệ hiện đại,hệ thống đảo bảo xã hội phát triển…nên các nước phát triển có xếp hạng cạnh tranh cao,có nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài cao cũng nhận đượcnguồn FDI cao.
Đặc điểm dân cư - xã hội
Các nước đang phát triển có mức gia tăng dân số tự
nhiên cao, khoảng 2% (ở nhiều nước châu Phi trên 3%)
đã dẫn đến sự bùng nổ dân số.Dân số tăng nhanh trong
điều kiện kinh tế có xuất phát điểm thấp và còn nhiều hạn
chế đã gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cho tài nguyên môi
trường, kìm hãm sự phát triển kinh tế và thiếu các điều
kiện sống cơ bản, thu nhập quốc dân đầu người thấp.

Trình độ giáo dục, điều kiện chăm sóc y tế thấp ở nhiều nước thấp,nhất là ở các nước châu Phi và khu vực Nam Á,tỉ lệ mù chữ gần 50% dân số. Tuổi thọ trung bình thấp khoảng 60 tuổi (ở nhiều nước châu Phi, NamÁ chỉ khoảng trên 50 tuổi). Tỉ lệ chết của trẻ em khá cao trên 40‰ nhiều nước ở châu Phi và Nam Á lên tới 100‰.
Quá trình đô thị hoá ở các nước đang phát triển diễn ra chậm, tỉ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn ở nhiều nước lên tới trên 75%. Hệ thống đô thị mới rất ít phát triển chủ yếu phát triển lan toả theo các đô thị đã có từ trước, nhất là các thành phố, thủ đô, các trung tâm công nghiệp lớn.
Vì vậy, ở các nước đang phát triển đã hình thành nhiều đô thị cực lớn, gây ra nhiều hậu quả về môi trường, quá tải về giao thông, thiếu nước sạch, thiếu nhà ở, tội phạm…

Do có sự khác nhau về nguồn lực phát triển, đặc biệt là đường lối, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nên các nước đang phát triển có sự phân hoá thành những nhóm nước có trình độ phát triển kinh tế khác nhau như: các nước công nghiệp mới (NICs), các nước có trình độ phát triển trung bình (DCs), các nước chậm phát triển (LDCs).
Các nước và lãnh thổ công nghiệp mới gồm: Singapo, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia (châu Á), Mehico, Braxin, Achentina (Mĩ Latinh).
Nhóm các nước có trình độ trung bình chiếm đa số ở Mĩ Latinh, Đông Nam Á, Nam Á, Trung Đông và Bắc Phi.



Nhóm các nước chậm phát triển gồm 41 nước và lãnh
thổ:
+ Châu Phi có 28 nước:Xoomali, Mozambich, Xudang
,Tanzania…
+Châu Á có 8 nước: Bangladet,myanma, Neepal, Lào…
+ Châu Đại Dương có 4 nước: Tây Samoa, Tuvalu,
Vamuatu,Kribati.
+ Mỹ latinh có Haiti.



Các nước này có nền kinh tế - xã hội còn yếu kém,phát triển
GDP bình quân đầu người dưới 1USD/Ngày. Chất lượng cuộc
sống của dân cư còn thấp, nhiều nước dân cư còn bị đói, thiếu
lương thực, thường xuyên bị dịch bệnh và tỉ lệ mù chữ cao.

Đặc trưng kinh tế
Các nước đang phát triển gồm 165 nước, phần lớn nằm ở khu vực châu Á,châu Phi và Mĩ latinh.
Ở các nước đang phát triển, trình độ sản xuất và công nghệ còn thấp các ngành thuộc khu vực I,II vẫn chiếm gần ½ giá trị GDP, tỉ lệ lao động trong khu vực I của nhiều quốc gia chiếm trên 50%lao động.
Nông nghiệp: là kinh tế chính của nhiều nước, nhưng quy mô ruộng đất nhỏ, thiếu vật tư kĩ thuật, trình độ sản xuất lạc hậu nên sản lượng, chất lượng sản phẩm, nâng suất lao động thấp, sản xuất bị lệ thuộc vào tự nhiên.


Các hiện tượng thiên tai,sâu bệnh đã tác động nghiêm trọng tới sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống của nông dân đặc biệt là ở châu Phi.
Ở một số nước đã áp dụng kĩ thuật nông nghiệp tiên tiến, nhưng chủ yếu trong khu vực trồng cây công nghiệp để xuất khẩu.
Trong sản xuất nông nghiệp, trồng trọt là ngành chính chiếm trên 70% giá trị sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi cung cấp lượng đạm cho nhân dân và cung cấp sức kéo.
Bình quân lương thực đầu người ở các nước đang phát triển thường chỉ đảm bảo no về lương thực, bình quân lương thực đầu người: 400kg/ng/năm

Công nghiệp: Tuy đã cố gắng thực hiện công nghiệp hoá, song nhìn chung ngành công nghiệp của các nước đang phát triển còn hạn chế, cơ cấu chưa hợp lý, hiệu quả còn thấp, công nghệ chậm đổi mới, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm chế biến trên thị trường quốc tế còn yếu.
Nhiều nước vẫn chỉ có các ngành công nghiệp khai khoáng, chế biến thực phẩm, dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng, lắp ráp và cơ khí sữa chữa.
Những năm gần đây do quá trình toàn cầu hoá, nhiều nước thực hiện cải tổ kinh tế, thu hút đầu tư, có nhiều nước đã phát triển các ngành công nghiệp nhẹ nên sự cạnh tranh thị trường của các mặt hàng thuộc ngành này trở nên khốc liệt, gây nhiều khó khăn cho sản xuất và xuất khẩu.


+Cơ sở hạ tầng và phương tiện vận tải ở nhiều nước đang phát triển còn ít, chất lượng thấp, lạc hậu, gây tình rạng quá tải, ô nhiễm môi trường đã ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội cũng như thu hút vốn đầu tư.
+ Do có xuất phát điểm thấp, những thập kỉ gần đây hầu hết các nước đang phát triển thực hiện cải cách nền kinh tế hướng ra xuất khẩu, thu hút đầu tư, tăng cường tự do hoá nền kinh tế, nhờ vậy mà đạt mức tăng trưởng khá cao.
+ Đặc biệt từ đầu thập niên 90 đến nay các nước đang phát triển có mức tăng trưởng nền kinh tế khá cao và phát triển nền kinh tế hướng ra xuất khẩu và nhập khẩu thương mại và dịch vụ khá cao.

+ Mức tăng trung bình hằng năm thời kì 1986-1995: nhập khẩu 4,7% và xuất khẩu là 6,4%; thời kì 1995-2004: nhập khẩu 8,2% và xuất khẩu là 8,9%.
+ Trong cơ cấu xuất khẩu của các nước đang phát triển, các mặt hàng khoáng sản và sơ chế chiếm tỉ lệ cao: năm 1990 chiếm 45,16%; năm 1995 là 31,59%; năm 2001 là 29,63% và trong các mặt hàng chế tạo gia trị xuất khẩu vải sợi là 12,21% (2001).
+ Do kết cấu hạ tầng kém, trình độ khoa học công nghệ còn hạn chế, hệ thống luật pháp chưa hoàn thiện, điều kiện đảm bảo nền kinh tế yếu đã hạn chế khả năng thu hút đầu tư của các nước đang phát triển.
+ Năm 2000, FDI chỉ đạt 274 tỉ USD – chiếm 19,5% trong tổng FDI của thế giới. Năm 2005 đạt 255 tỉ USD - chiếm 28,9% trong tổng FDI của thế giới.


So sánh
Đặc điểm kinh tế - xã hội các nước phát triển và đang phát triển

SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN
KT-XH GIỮA CÁC NHÓM NƯỚC

+ GDP bình quân đầu người thấp
KVI: 25%
KVII: 32%
KVIII: 43%
+ Tuổi thọ trung bình năm 2005: 65
+ HDI: 0,654 – 0,694.


NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN


NƯỚC PHÁT TRIỂN

+ GDP bình quân đầu người cao
KVI: 2%
KVII: 27%
KVIII:71%
+ Tuổi thọ TB năm 2005: 76 tuổi
+ HDI: 0,814- 0,855


Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế có sự khác biệt lớn.
GDP/người có sự chênh lệch lớn giữa 2 nhóm nước
10 nền kinh tế lớn nhất Thế giới năm 2004 Tính theo giá trị GDP
Nhận xét sự phân bố các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới theo mức GDP/người?
Chỉ số HDI thế giới năm 2009
1. Nguyên nhân của sự phân
hóa giàu - nghèo trên thế giới
3. Tác của sự phân hóa
giàu - nghèo trên thế giới
4. Giải pháp khắc phục sự phân hóa
giàu - nghèo trên thế giới
2. Thực trạng của sự phân
hóa giàu - nghèo trên thế giới
1. Nguyên nhân:
+ Ảnh hưởng của chiến tranh.
+ Cơ cấu chính trị (thí dụ như chế độ độc tài, các quy định thương mại quốc tế không công bằng).
+ Cơ cấu kinh tế (phân bố thu nhập không cân bằng, tham nhũng, nợ quá nhiều, nền kinh tế không có hiệu quả, thiếu những nguồn lực có thể trả tiền được).
+ Cuốc quốc gia, tụt hậu về công nghệ, tụt hậu về giáo dục, thiên tai, dịch bệnh, dân số phát triển quá nhanh và không có bình đẳng nam nữ.
+ Yếu tố nguy hiểm chính cho sự nghèo tương đối là thất nghiệp và thiếu việc làm.
Ngoài ra những yếu tố nguy hiểm khác
là phân bố thu nhập quá mất cân bằng,
thiếu giáo dục và bệnh tật mãn tính.
+ Bên cạnh nguyên nhân chính trị, nghèo
đói cũng là một nguyên nhân lớn của
hiện tượng dân di cư từ vùng núi về đồng
bằng, từ nông thôn về thành thị, từ các
nước thứ ba về các nước phát triển gây
nên hiện tượng thuyền nhân.

    Hiện nay, cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra trên thế giới đã làm cho nhiều người giàu nghèo đi và người nghèo càng nghèo hơn nữa. Cuộc khủng hoảng khiến cho kim ngạch xuất khẩu và nguồn vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) vào nhiều nước bị giảm sút. Hậu quả là cơ hội về việc làm, thu nhập thực tế và sức tiêu thụ cũng sẽ giảm đi. Theo ADB, lý do chính dẫn tới sự gia tăng về khoảng cách giàu nghèo trong những năm gần đây là sự không nhất quán trong đầu tư giữa khu vực thành thị và nông thôn, người dân ở thành phố được đào tạo tốt hơn và đời sống của họ cũng khấm khá hơn. Việc phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn bị hạn chế bởi chính sách cản trở đầu tư tư nhân. Dù mức nghèo cơ bản đã giảm khi các nền kinh tế châu Á phát triển, nhưng khi mức sống của người giàu trong xã hội tăng nhanh thì người nghèo lại càng tụt hậu.
Nghèo trên toàn thế giới
Theo số liệu của Ngân hàng Thế Giới thì trong năm 2001 trên toàn
thế giới có 1,1 tỉ người (tương ứng với 21% dân số thế giới) có ít
hơn 1 đô la Mỹ tính theo sức mua địa phương và vì thế được xem
là rất nghèo. (Năm 1981 là 1,5 tỉ người, vào thời gian đó là 40%
dân số thế giới, năm 1987 là 1,227 tỉ người tương ứng 30% và năm
1993 là 1,314 tỉ người tương đương với 29%).
Phần lớn những người này sống tại châu Á, thế nhưng thành phần
những người nghèo trong dân cư tại châu Phi lại còn cao hơn nữa.
Các thành viên của Liên Hiệp Quốc trong cuộc họp thượng đỉnh
thiên niên kỷ năm 2000 đã nhất trí với mục tiêu cho đến năm 2015
giảm một nửa số những người có ít hơn 1 đô la Mỹ.
(Điểm 1 của những mục đích phát triển thiên niên kỷ). Theo thông
tin của Ngân hàng Thế Giới vào tháng 4 năm 2004 thì có thể đạt được
mục đích này nhưng không phải ở tất cả các nước .
2. THỰC TRẠNG
Trong khi nhờ vào tăng trưởng kinh tế tại nhiều vùng của châu Á, tỷ lệ người nghèo giảm xuống rõ rệt (từ 58% xuống còn 16% tại Đông Á) thì con số những người nghèo nhất lại tăng lên ở châu Phi (gần gấp đôi từ 1981 đến 2001 phía Nam sa mạc Sahara). Tại Đông Âu và Trung Á con số những người nghèo nhất đã tăng lên đến 6% dân số. Nếu như đặt ranh giới nghèo là 2 đô la Mỹ mỗi ngày thì có tổng cộng là 2,7 tỉ người nghèo, gần một nửa dân số thế giới.
Nếu xếp theo thu nhập bình quân đầu người thì các nước sau có tỉ lệ người nghèo cao nhất: Malawi, Tanzania, uiné-Bissau, Burundi và YemenBên cạnh nguyên nhân chính trị, nghèo đói cũng là một nguyên nhân lớn của hiện tượng dân di cư từ vùng núi về đồng bằng, từ nông thôn về thành thị, từ các nước thứ ba về các nước phát triển gây nên hiện tượng thuyền nhân
Giàu càng giàu, nghèo lại càng nghèo
Tất nhiên, không thể phủ nhận sự vươn lên của mỗi thành viên trong xã hội rất khác nhau, bằng chứng là các nước đứng đầu bứt hẳn lên so với những nước còn lại nhờ trình độ học vấn, tay nghề và những sự kết nối...Nhưng cũng giống như trong mộtquốc gia, sự tập trung của cải có xuhướng tăng lên, vì những người ở tầng lớp trên đang kiếm được nhiều tiền hơn từ công việc và từ những khoản đầu tư của họ. Với vị thế của mình, họ có quyền tiếp cận với các loại tài sản, cũng như các cơ hội để tiếp tục làm sinh sôi những khoản lãi cao hơn.
Trong khi đó, IMF mới đây lưu ý rằng thương mại tự do đã làm giảm bớt khoảng cách giàu - nghèo ở cấp độ toàn cầu, nhưng dòng tiền tệ đầu tư toàn cầu không bị hạn chế đã làm tăng xu hướng bất bình đẳng giàu -nghèo vì nó tạo nhiều cơ may cho những cá nhân đầu tư trên các thị trường thế giới, làm tăng nhịp độ đổi mới công nghệ nhưng hậu quả là công nhân bị trả lương thấp đi. Chẳng hạn, trong hơn một thập niên qua, sự hội nhập của Trung Quốc và Ấn Độ vào hệ thống thương mại toàn cầu đã bổ sung thêm hai tỷ công nhân vào lực lượng lao động trên toàn thế giới, vì vậy nó gây sức ép làm giảm đồng lương thực tế mà người lao động được hưởng.

Ở nhiều quốc gia, quá trình cổ phần hóa, tư nhân hóa được nhà nước phê chuẩn đã nhiều lần đẩy nhanh các tàisản có giá trị của nhà nước vào tay những cá nhân có mối quan hệ tốt vớichính quyền, cho phép họ tự nhiên có được những nguồn tài sản kếch xù một cách nhanh chóng... Trong khi đó, những người ở tầng lớp dưới có thể mãi mãi phải chờ đợi một “cơn mưa phùn” về mảnh đất vốn khô cằn của họ, vì đơn giản họ ở khu vực không thuận lợi để đầu tư. Thế mà cuộc khủng hoảng kinh tế còn khiến người nghèo, nghèo hơn nữa. Kimngạch xuất khẩu và nguồn vốn đầutư nước ngoài trực tiếp vào nhiềunước bị giảm sút. Hậu quả là cơ hội về việc làm, thu nhập thực tế và sức tiêu thụ đều giảm đi. Nền kinh tế có thể sẽphải đối mặt với tình trạng tăng trưởng thấp trong thời gian dài.
Hình ảnh thể hiện sự phân hóa giàu nghèo.
Bạn có suy nghĩ gì ?
3. Tác động của sự phân hóa giàu – nghèo:
A )Mặt tích cực:
PHGN đã góp phần khơi dậy tính năng động xã hội trong con người ở nhiều nhóm xã hội, kích thích họ tìm kiếm và khai thác cơ may, vận hội để phát triển vượt lên.
Kích thích sự sang tạo của con người, nhằm tạo môi trường cạnh tranh quyết liệt, qua đó sang lọc và tuyển chọn những thành viên vượt trội, tạo động lực cho sự phát triển của mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực hay mỗi địa phương.
Đặc biệt là số nhóm và nhóm người xã hội giàu lên do làm ăn đúng pháp luật. Và những hộ đã giàu hướng dẫn cách làm ăn cho người nghèo làm cho nền kinh tế phát triển với năng suất lao động cao, tăng phúc lợi xã hội cho người dân (ytế, giáodục ....) thong qua thuế thu nhập của người giàu .
B.Mặt tiêu cực:
- Sự PHGN trên thực tế dẫn đến làm trầm trọng hơn những bất bình đẵng xã hội. Đó là: Sự cách biệt giữa người giàu và người nghèo ngày càng rộng. Những người giàu ngày càng có cơ hội phát triển do có những điều kiện về vốn và kỹ thuật... còn người nghèo phải làm thuê và bị bóc lột. Họ rất ít có cơ hội tiếp cận và được đảm bảo những điều kiện sống cơ bản, tối thiểu. Môt mặt vì họ quá nghèo không đủ tài chính trang bị vốn, tri thức, kĩ thuật... mặt khác trong cơ chế thị trường hoạt động dịch vụ cơ bản có xu hướng phục vụ người giàu là chính. ở nông thôn người nghèo thường thiếu vốn làm ăn, muốn có vốn họ phải thế chấp nhà cửa ruộng vườn nên không có khả năng đảm bảo tài chính nếu thiên tai xảy ra, chính vì vậy họ không dám đầu tư nên không thoát khỏi tình trạng nghèo thâm niên. Chính vì vậy trong xã hội sự bất bình đẳng ngày càng trầm trọng.
- Trong các hộ gia đình nghèo phụ nữ, trẻ em, người già lại là những người thiệt thòi nhất, đặc biệt hộ nghèo thường rơi vào những gia đình là đối tượng quan tâm của xã hội (gia đình liệt sĩ, thương binh, người có công với nước...) thì vấn đề này càng trở nên phức tạp hơn.
- Với nền kinh tế thị trường như hiện nay, thì phân phối không thể công bằng: Đối với một số người giàu, giàu lên nhanh chóng nhờ một số hoạt động siêu lợi nhuận như kinh doanh địa ốc, bất động sản, một số loại hình hoạt động thương mại... nhưng họ phải có vốn có tri thức... tuy nhiên bên cạnh đó có một số người làm giàu bất hợp pháp (buôn lậu, trốn thuế, tham nhũng...) Đặc biệt là tình trạng tham nhũng, quan lieu và các tệ nạn xã hội làm ảnh hưởng tới sự ổn định chính trị -xã hội và không tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Về hành vi, lối sống:
PHGN góp phần tạo sự đa dạng trong các hình mẫu lối sống. Sự phát triển của lối sống tiêu dung xa hoa, lãng phí trong bộ phận dân cư khá giả có ảnh hưởng xấu tới các nhóm dân cư khác. Đặc biệt một số bộ phận gia đình mới phất lên (nhờ gặp may, hoặc do kế thừa...) sử dụng tiền theo lối sống buông thả, bất chấp các chuẩn mực giá trị, đạo đức, hoặc không quan tâm đến con cái, để chúng hư hỏng với cuộc sống xa đoạ, đồi truỵ mà không biết.
Đây là một trong những nguồn gốc của tệ nạn ma tuý xã hội mại dâm... và tình trạng tội phạm gia tăng như hiện nay.
Và chính sự tiêu xài hoang phí này cũng làm ảnh hưởng tới những người nghèo, hoặc những ngưòi thuộc tầng lớp trung lưu. Những người nghèo thì họ cảm thấy không còn gì để mất vì vậy họ hành động không như xã hội mong đợi là ăn cắp, trung gian trong những con đường buôn lậu, vận chuyển ma tuý, bán dâm... nhằm mục đích giàu lên nhanh chóng, còn người khá giả, trung lưu dựa trên cơ sở sẵn có của mình (của cải, vốn, mối quan hệ...) moắc ngoặc với nhau làm ăn phi pháp.
- Ảnh hưởng của PHGN còn lệch lạc các định hướng giá trị và chuẩn mực đạo đức, lối sống của xã hội nhất là đối với thế hệ trẻ: PHGN gây tình trạng thiếu hụt văn hoá trong phát triển.
Những thanh niên được sinh ra trong những gia đình khá giả, có quyền lực thường có tư tưởng "con ông cháu cha" coi thường luân lý, đạo đức xã hội, không chịu củng cố kiến thức.
Còn những gia đình nghèo lại không đủ điều kiện để cho con ăn học chính vì vậy nó gây nên tình trạng thiếu hụt văn hoá trong xã hội. Nếu không sớm phát hiện và nhận thức đầy đủ tác động tiêu cực của xu hướng này để sớm có giải pháp khắc phục thì xã hội không thể đạt được sự phát triển bền vững.
3. Những giải pháp cơ bản, lâu dài nhằm hạn chế sự PHGN
Giải pháp chính trị
+Thứ nhất: Giữ vững ổn định chính trị để tăng trưởng và phát triển kinh tế một cách bền vững, nhanh chóng của đất nước vượt qua "ngưỡng" nghèo.
+ Thứ hai: Thực hiện công bằng và dân chủ, tạo động lực thúc đẩy quá trình giải quyết sự PHGN
Giải pháp kinh tế - xã hội.
Những giải pháp kinh tế - xã hội cần phải bảo đảm: Một mặt thúc đẩy tăng truởng kinh tế, tạo cơ sở vật chất thực hiện các chính sách hội nói chung, mặt khác giải quyết hài hoà lợi ích giữa các giai tầng, tầng lớp trong xã hội.
+  Phát triển và chuyển dịch có cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH.
+ Lựa chọn công nghệ hợp lý đối với nông nghiệp – nông thôn.
+ Điều chỉnh các chính sách ruộng đất.
+ Tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn bằng mọi nguồn vốn.
+  Giải quyết "đầu ra" cho nông sản hang hoá để đẩy mạnh sản xuất hang hoá nói chung, sản xuất hang hoá nông phẩm nói riêng.
- Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý kinh tế - xã hội của Nhà Nước trước xu hướng PHGN ở nước ta hiện nay.
+ Tạo môi trường kinh tế -  xã hội và khuôn khổ pháp lý ổn định, an toàn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện giúp đỡ các thành phần kinh tế.
+ Phát huy tích cực của KTTT bằng cách duy trì và phát triển quan hệ thị trường, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, tạo động lực cuốn hút mọi người vào phát triển kinh tế xã hội.
+  Điều tiết lợi ích giữa các thành phần kinh tế, thực hiện công bằng xã hội.
Tiến hành cải cách ruộng đất, tạo điều kiện cho người nghèo được vay lãi theo lãi suất ưu đãi, đánh thuế luỹ tiến vào người có thu nhập cao, nhằm hạn chế sự phân biệt giàu nghèo và thực hiện xoá đói giảm nghèo
Giải pháp văn hoá.
+ Thu hẹp khoảng cách đời sống văn hoá giữa thành thị và nông thôn. Do tình trạng đời sống vật chất khó khăn, thiếu thốn... làm cho một số người ở nông thôn chán nản, bế tắc muốn rời làng quê ra thành thị kiếm sống. Vì vậy cần phải phát triển đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn để thu hẹp khoảng cách văn hoá giữa nông thôn và thành thị.
+ Nâng cao trình độ dân trí của nhân dân. ở nước ta, phát triển giáo dục nâng cao dân trí trước hết phải xoá mù, tái mù, thực hiện phổ cập giáo dục, đưa lại cho người nghèo quyền "sở hữu trí tuệ".
+ Bên cạnh đó cũng phải đầu tư một bộ phận có chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước, tạo ưu thế vượt trội, tạo động lực thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Tăng cường giáo dục văn hoá pháp luật và văn hoá dân chủ cho người dân để mọi người có ý thức hơn trong thời đại Việt Nam hòa nhập với cộng đồng quốc tế.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Ngọc Ngà
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)