Nặn cánh hoa
Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Tâm |
Ngày 05/10/2018 |
52
Chia sẻ tài liệu: Nặn cánh hoa thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC : 2012 - 2013
Chủ điểm : Cây và những bông hoa đẹp
Nhánh: Vườn rau của bé
Môn: Tạo hình
Đề tài: Nặn cánh hoa
Đối tượng : Nhóm lớp 24 – 36 tháng
Người dạy: Nguyễn Thanh Tâm
Trường: Mầm non Sơn Lương
Ngày dạy: 28/1/2013
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ biết nhào đất, nặn đất nặn thành cánh hoa
2. Kỹ năng.
- Trẻ có kỹ năng nhào đất, xoay tròn, ấn dẹt
- Rèn luyện đôi tay khéo léo cho trẻ
3. Giáo dục.
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ các loài hoa
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động, biết giữ gìn vệ sinh, giữ gìn sản phẩm của mình
II. CHUẨN BỊ
- Mẫu nặn cánh hoa, hộp quà có mẫu nặn
- Bảng, đất nặn, đĩa nhựa, khăn lau
III. CÁCH TIẾN HÀNH
Hướng dẫn của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1: Trò chuyện
Cho trẻ xem 1 số hình ảnh về các loại hoa nở trong mùa xuân (Hoa đào, hoa hồng, hoa cúc, hoa mai) Trò chuyện với trẻ về tên gọi, mầu sắc và tác dụng của các loại hoa đó
Để chào đón xuân 2013 trường mầm non chúng mình có tổ chức hội thi “Bé khéo tay”với chủ đề Nặn cánh hoa đấy các con có muốn tham gia không?
HĐ2: Quan sát đàm thoại về mẫu
Cô cũng đã nặn được rất nhiều cánh hoa để tham gia hội thi đấy
Các con có biết đây là gì không? Cánh hoa này làm bằng gì? Có màu gì? Các con có nhận xét gì về cánh hoa này? Để làm được những cánh hoa như thế này cô đã phải dùng đến kỹ năng gì để nặn thành cánh hoa bây giờ chúng mình hãy cùng quan sát cô nặn mẫu nhé?
HĐ3 : Làm mẫu
- Cô làm mẫu 2 lần
+ Cô làm mẫu lần 1 ( Không phân tích)
+ Cô làm mẫu lần 2 vừa làm mẫu vừa hướng dẫn và hỏi trẻ cách nặn: Cô có gì đây? Trước khi nặn cô phải làm gì? Trước khi nặn cô phải nhào đất cho thật mềm, cô đặt đất lên bảng dùng lòng bàn tay phải xoay tròn miếng đất, tay trái giữ bảng, sau đó ấn dẹt miếng đất để tạo thành cánh hoa đấy. Khi nặn xong cô lau tay vào khăn để cho sạch
HĐ4: Trẻ thực hiện
- Cô phát đất nặn cho trẻ
- Trẻ nặn
(Cô quan sát, bao quát lớp, động viên khuyến khích trẻ, hỏi trẻ nặn gì? nặn như thế nào?)
HĐ5: Trưng bày và nhận xét sản phẩm
- Cho trẻ trưng bày sản phẩm lên bàn
- Hỏi trẻ tên sản phẩm vừa nặn
- Cô nhận xét bài của trẻ (Chủ yếu là động viên khuyến khích trẻ)
HĐ6: Kết thúc
- Cho trẻ đọc thơ “Hoa nở” đi thăm vườn hoa
Trẻ quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo gợi ý của cô
- Có ạ
- Cánh hoa
- Trẻ trả lời các câu hỏi
- Trẻ chú ý quan sát
- Trẻ vừa quan sát vừa trả lời câu hỏi của cô
- Trẻ nặn
- Nặn cánh hoa
- Trẻ đọc thơ và đi thăm vườn hoa
NĂM HỌC : 2012 - 2013
Chủ điểm : Cây và những bông hoa đẹp
Nhánh: Vườn rau của bé
Môn: Tạo hình
Đề tài: Nặn cánh hoa
Đối tượng : Nhóm lớp 24 – 36 tháng
Người dạy: Nguyễn Thanh Tâm
Trường: Mầm non Sơn Lương
Ngày dạy: 28/1/2013
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ biết nhào đất, nặn đất nặn thành cánh hoa
2. Kỹ năng.
- Trẻ có kỹ năng nhào đất, xoay tròn, ấn dẹt
- Rèn luyện đôi tay khéo léo cho trẻ
3. Giáo dục.
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ các loài hoa
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động, biết giữ gìn vệ sinh, giữ gìn sản phẩm của mình
II. CHUẨN BỊ
- Mẫu nặn cánh hoa, hộp quà có mẫu nặn
- Bảng, đất nặn, đĩa nhựa, khăn lau
III. CÁCH TIẾN HÀNH
Hướng dẫn của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1: Trò chuyện
Cho trẻ xem 1 số hình ảnh về các loại hoa nở trong mùa xuân (Hoa đào, hoa hồng, hoa cúc, hoa mai) Trò chuyện với trẻ về tên gọi, mầu sắc và tác dụng của các loại hoa đó
Để chào đón xuân 2013 trường mầm non chúng mình có tổ chức hội thi “Bé khéo tay”với chủ đề Nặn cánh hoa đấy các con có muốn tham gia không?
HĐ2: Quan sát đàm thoại về mẫu
Cô cũng đã nặn được rất nhiều cánh hoa để tham gia hội thi đấy
Các con có biết đây là gì không? Cánh hoa này làm bằng gì? Có màu gì? Các con có nhận xét gì về cánh hoa này? Để làm được những cánh hoa như thế này cô đã phải dùng đến kỹ năng gì để nặn thành cánh hoa bây giờ chúng mình hãy cùng quan sát cô nặn mẫu nhé?
HĐ3 : Làm mẫu
- Cô làm mẫu 2 lần
+ Cô làm mẫu lần 1 ( Không phân tích)
+ Cô làm mẫu lần 2 vừa làm mẫu vừa hướng dẫn và hỏi trẻ cách nặn: Cô có gì đây? Trước khi nặn cô phải làm gì? Trước khi nặn cô phải nhào đất cho thật mềm, cô đặt đất lên bảng dùng lòng bàn tay phải xoay tròn miếng đất, tay trái giữ bảng, sau đó ấn dẹt miếng đất để tạo thành cánh hoa đấy. Khi nặn xong cô lau tay vào khăn để cho sạch
HĐ4: Trẻ thực hiện
- Cô phát đất nặn cho trẻ
- Trẻ nặn
(Cô quan sát, bao quát lớp, động viên khuyến khích trẻ, hỏi trẻ nặn gì? nặn như thế nào?)
HĐ5: Trưng bày và nhận xét sản phẩm
- Cho trẻ trưng bày sản phẩm lên bàn
- Hỏi trẻ tên sản phẩm vừa nặn
- Cô nhận xét bài của trẻ (Chủ yếu là động viên khuyến khích trẻ)
HĐ6: Kết thúc
- Cho trẻ đọc thơ “Hoa nở” đi thăm vườn hoa
Trẻ quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo gợi ý của cô
- Có ạ
- Cánh hoa
- Trẻ trả lời các câu hỏi
- Trẻ chú ý quan sát
- Trẻ vừa quan sát vừa trả lời câu hỏi của cô
- Trẻ nặn
- Nặn cánh hoa
- Trẻ đọc thơ và đi thăm vườn hoa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Tâm
Dung lượng: 6,68KB|
Lượt tài: 3
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)