Nặn cái bát 3 tuổi
Chia sẻ bởi Lê Thị Thu Hà |
Ngày 05/10/2018 |
59
Chia sẻ tài liệu: Nặn cái bát 3 tuổi thuộc Lớp 3 tuổi
Nội dung tài liệu:
GIÁO ÁN
Phát triển thẩm mỹ
Chủ đề: Nghề nghiệp
Đề tài: Nặn cái bát
Độ tuổi: 3-4 tuổi (A2)
Thời gian: 25-30 phút
Người soạn: Lê Thị Thu Hà
Ngày dạy: 09/11/2017
I. Mục đích – Yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết cách làm mềm đất, xoay tròn, ấn lõm, miết đất để tạo thành cái bát.
2. Kỹ năng:
- Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay
- Rèn kỹ năng xoay tròn, ấn lõm … cho trẻ
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ phát triển óc tư duy, sáng tạo
- Biết giữ gìn thành quả lao động, biết ơn công lao của những người làm ra sản phẩm.
II. Chuẩn bị:
- Một cái bát, bát cô nặn
- Đất nặn, bảng nặn, đĩa nhựa đủ cho trẻ
- Giáo án, bài hát, nhạc, bàn ghế …
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Trò chuyện – gây hứng thú
- Các con ơi! Trong tháng 11 này có ngày gì rất đặc biệt đấy nhỉ?
- À đúng rồi đấy! sắp đến ngày 20-11 rồi đấy, ngày nhà giáo việt nam, là ngày hội của những thầy ,cô giáo.
- Vậy các con có biết cô giáo, thầy giáo làm những việc gì không?
- Các con thấy các thầy, cô giáo có vất vả không nào?
> Thầy cô giáo dạy học cho các con, dạy các con múa, hát, chơi…mang đến cho các con nhiều kiến thức để các con lớn lên thành người tốt. Vì vậy các con phải yêu thương kính trọng thầy cô giáo nhé.
- Ngày 20/11 đang gần đến các thầy cô giáo đang náo nức chuẩn bị cho ngày hội và ngày hội lần này các thầy cô mời đông đảo các con đến dự đấy. Các thầy cô mời cả lớp mình đến tham dự ngày hội của các thầy cô, các con có thích không nào?
- Đến dự ngày hội của các thầy cô, cô đã chuẩn bị một món quà, các con có muốn biết đó là món quà gì không?
2. Hoạt động 2: Nội dung
* Quan sát, đàm thoại.
- Lắng nghe, lắng nghe
- Các con hãy nghe cô hà đố :
Miệng tròn lòng trắng phau phau
Đựng cơm đựng thịt, đựng rau hằng ngày.
Đố các con là cái gì?
- Các con có biết cái bát này dùng để làm gì không? Khi sử dụng nó phải như thế nào?
- Cái bát như thế nào gì?
- Cái bát này là sản phẩm cuả nghề gì?
- Để làm được những chiếc bát đẹp như thế này, các cô chú công nhân đã phải lao động rất vất vả. Vì vậy các con phải giữ gìn cẩn thận, không được làm vỡ, các con nhớ chưa nào?
* Cái bát cô nặn.
- Trời tối, trời tối.
- Trời sáng, trời sáng.
- Bé dậy bé thấy gì đây?
- Cô Hà đã tự làm một món quà để tặng các thấy cô rồi đấy.
- Cô đã nặn sẵn một vài cái bát rồi, các con cùng chuyền tay nhau quan sát nhé.
- Cô nặn cái bát có đẹp không các con? Các con có thích nặn cái bát giống như thế này không?
- Vậy hôm nay chúng ta sẽ nặn những cái bát thật đẹp để tặng cho thầy cô mình nhé.
* Cô nặn mẫu:
- Muốn nặn được cái bát các con hãy chú ý xem cô Hà nặn như thế nào nhé.
- Cô vừa nặn vừa phân tích: Trước khi nặn cô Hà phải làm mềm đất bằng cách dùng các ngón tay nhào đất , sau đó cô chia đất làm 2 phần, phần đất to làm thân bát, phần đất nhỏ làm đế bát.
Phần đất nhỏ cô đặt lên bảng dùng lòng bàn tay xoay tròn, sau đó dùng lòng bàn tay ấn dẹt để làm đế bát.
Phần đất to cô đặt vào lòng bàn tay trái sau đó úp lòng bàn tay phải lên đất rồi xoay tròn đất (các con nhớ khép các ngón tay lại với nhau nhé), sau đó cô tiếp tục đặt khối đất xuống bảng và tiếp tục xoay tròn.
Từ một khối tròn cô dùng ngón tay cái ấn lõm và miết đều cho lòng bát rộng ra đến khi thành hình cái bát. Sau đó cô đặt thân bát lên đế bát.
- Vậy là cô đã nặn xong cái bát rồi, bạn nào nhắc lại cách nặn cái bát cho cô nào?
* Trẻ thực hiện
- Các con rất là giỏi, bây giờ chúng ta sẽ cùng nặn những cái bát nhé.
- Trước khi thực hiện các con ngồi thẳng lưng và nhào đất, xoay
Phát triển thẩm mỹ
Chủ đề: Nghề nghiệp
Đề tài: Nặn cái bát
Độ tuổi: 3-4 tuổi (A2)
Thời gian: 25-30 phút
Người soạn: Lê Thị Thu Hà
Ngày dạy: 09/11/2017
I. Mục đích – Yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết cách làm mềm đất, xoay tròn, ấn lõm, miết đất để tạo thành cái bát.
2. Kỹ năng:
- Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay
- Rèn kỹ năng xoay tròn, ấn lõm … cho trẻ
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ phát triển óc tư duy, sáng tạo
- Biết giữ gìn thành quả lao động, biết ơn công lao của những người làm ra sản phẩm.
II. Chuẩn bị:
- Một cái bát, bát cô nặn
- Đất nặn, bảng nặn, đĩa nhựa đủ cho trẻ
- Giáo án, bài hát, nhạc, bàn ghế …
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Trò chuyện – gây hứng thú
- Các con ơi! Trong tháng 11 này có ngày gì rất đặc biệt đấy nhỉ?
- À đúng rồi đấy! sắp đến ngày 20-11 rồi đấy, ngày nhà giáo việt nam, là ngày hội của những thầy ,cô giáo.
- Vậy các con có biết cô giáo, thầy giáo làm những việc gì không?
- Các con thấy các thầy, cô giáo có vất vả không nào?
> Thầy cô giáo dạy học cho các con, dạy các con múa, hát, chơi…mang đến cho các con nhiều kiến thức để các con lớn lên thành người tốt. Vì vậy các con phải yêu thương kính trọng thầy cô giáo nhé.
- Ngày 20/11 đang gần đến các thầy cô giáo đang náo nức chuẩn bị cho ngày hội và ngày hội lần này các thầy cô mời đông đảo các con đến dự đấy. Các thầy cô mời cả lớp mình đến tham dự ngày hội của các thầy cô, các con có thích không nào?
- Đến dự ngày hội của các thầy cô, cô đã chuẩn bị một món quà, các con có muốn biết đó là món quà gì không?
2. Hoạt động 2: Nội dung
* Quan sát, đàm thoại.
- Lắng nghe, lắng nghe
- Các con hãy nghe cô hà đố :
Miệng tròn lòng trắng phau phau
Đựng cơm đựng thịt, đựng rau hằng ngày.
Đố các con là cái gì?
- Các con có biết cái bát này dùng để làm gì không? Khi sử dụng nó phải như thế nào?
- Cái bát như thế nào gì?
- Cái bát này là sản phẩm cuả nghề gì?
- Để làm được những chiếc bát đẹp như thế này, các cô chú công nhân đã phải lao động rất vất vả. Vì vậy các con phải giữ gìn cẩn thận, không được làm vỡ, các con nhớ chưa nào?
* Cái bát cô nặn.
- Trời tối, trời tối.
- Trời sáng, trời sáng.
- Bé dậy bé thấy gì đây?
- Cô Hà đã tự làm một món quà để tặng các thấy cô rồi đấy.
- Cô đã nặn sẵn một vài cái bát rồi, các con cùng chuyền tay nhau quan sát nhé.
- Cô nặn cái bát có đẹp không các con? Các con có thích nặn cái bát giống như thế này không?
- Vậy hôm nay chúng ta sẽ nặn những cái bát thật đẹp để tặng cho thầy cô mình nhé.
* Cô nặn mẫu:
- Muốn nặn được cái bát các con hãy chú ý xem cô Hà nặn như thế nào nhé.
- Cô vừa nặn vừa phân tích: Trước khi nặn cô Hà phải làm mềm đất bằng cách dùng các ngón tay nhào đất , sau đó cô chia đất làm 2 phần, phần đất to làm thân bát, phần đất nhỏ làm đế bát.
Phần đất nhỏ cô đặt lên bảng dùng lòng bàn tay xoay tròn, sau đó dùng lòng bàn tay ấn dẹt để làm đế bát.
Phần đất to cô đặt vào lòng bàn tay trái sau đó úp lòng bàn tay phải lên đất rồi xoay tròn đất (các con nhớ khép các ngón tay lại với nhau nhé), sau đó cô tiếp tục đặt khối đất xuống bảng và tiếp tục xoay tròn.
Từ một khối tròn cô dùng ngón tay cái ấn lõm và miết đều cho lòng bát rộng ra đến khi thành hình cái bát. Sau đó cô đặt thân bát lên đế bát.
- Vậy là cô đã nặn xong cái bát rồi, bạn nào nhắc lại cách nặn cái bát cho cô nào?
* Trẻ thực hiện
- Các con rất là giỏi, bây giờ chúng ta sẽ cùng nặn những cái bát nhé.
- Trước khi thực hiện các con ngồi thẳng lưng và nhào đất, xoay
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Thu Hà
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)