NAM QUỐC SƠN HÀ - LÝ THƯỜNG KIỆT

Chia sẻ bởi Hoàng Công Vượng | Ngày 21/10/2018 | 120

Chia sẻ tài liệu: NAM QUỐC SƠN HÀ - LÝ THƯỜNG KIỆT thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

TÁC PHẨM “NAM QUỐC SƠN HÀ” – LÝ THƯỜNG KIỆT
南國山河
南國山河南帝居
截然定分在天書
如何逆虜來侵犯
汝等行看取敗虛
Nam quốc sơn hà
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Dịch thơ :
SÔNG NÚI NƯỚC NAM
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời .
Bản dịch khác :
Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành sách trời chia xứ sở Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm Chúng bay nhất định phải tan vỡ.
Vào năm 1077, hơn 30 vạn quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược Đại Việt (Việt Nam). Lý Thường Kiệt lập phòng tuyến tại sông Như Nguyệt (sông Cầu) để chặn địch. Quân của Quách Quỳ đánh đến sông Như Nguyệt thì bị chặn. Nhiều trận quyết chiến ác liệt đã xảy ra tại đây nhưng quân Tống không sao vượt
được phòng tuyến Như Nguyệt, đành đóng trại chờ viện binh.
Đang đêm, Lý Thường Kiệt cho người vào đền thờ Trương Hống, Trương Hát ở phía nam bờ sông Như Nguyệt, giả làm thần đọc vang bài thơ trên. Nhờ thế tinh thần binh sĩ lên rất cao. Lý Thường Kiệt liền cho quân vượt sông, tổ chức một trận quyết chiến, đánh thẳng vào trại giặc. Phần vì bất ngờ, phần vì sĩ khí quân Việt đang lên, quân Tống chống đỡ yếu ớt, số bị chết, bị thương đã hơn quá nửa. Lý Thường Kiệt liền cho người sang nghị hòa, mở đường cho quân Tống rút quân về nước, giành lại giang sơn, giữ vững bờcõiĐạiViệt.
VÀI NÉT GIỚI THIỆU BÀI THƠ “NAM QUỐC SƠN HÀ”
Thiên thư mà bài thơ này nhắc đến chính là sách Thượng thư hay Kinh thư ( là bản Thượng thư mà Khổng Tử đã san định ). Trong Thượng thư đại truyện có kể về Việt Thường Thị giao hảo với nhà Chu, cống chim Trĩ.
Tiền nhân Việt Nam từ đó khẳng định Việt và Hoa là hai xứ khác nhau, hai đất nước khác nhau. Tuy nhiên bài thơ này chưa nêu bật được tinh thần quốc gia, mà chỉ mới xem Nam quốc sơn hà là của Nam đế. Nhưng bất luận thế nào thì bài thơ cũng được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam.
VÀI NÉT GIỚI THIỆU BÀI THƠ “NAM QUỐC SƠN HÀ”

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Công Vượng
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)