Nam Cao ( exp van 28-10-2008)

Chia sẻ bởi Ninja Storm | Ngày 21/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: Nam Cao ( exp van 28-10-2008) thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Nam Cao

(1917 – 1951)
I Vài nét về tiểu sử và con người:
Tên thật: Trần Hữu Tri
Xuất thân: Nông dân
Đảng viên ĐCS Việt Nam
Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1
1. Bản thân :
Tên thật là : Trần Hữu Tri(1917-1951)
Quê quán: tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam.
Hoc hết bậc Thành Chung => Sài Gòn => bắt đầu sang tác.
Sau 3 năm => về quê => dạy học.
1943, tham gia nhóm Văn Hoá Cứu Quốc ở Hà Nội.
8-1945, tham gia khời nghĩa ở phủ Lý Nhân.
1946, phóng viên mặt trận => Nam Trung Bộ.
Mùa thu 1947, Việt Bắc => công tác báo chí, tuyên truyền phục vụ kháng chiến .
1950, tham gia chiến dịch biện giới.
11-1951, ông bị quân Pháp tập kích và sát hại.
Quê hương Nam Cao
2. Con người:

Vẻ ngoài >< nội tâm
lạnh lùng, vụng về. ít nói >< phong phú , sôi sục, căng thẳng
Bình sinh: day dứt , hối hận , xấu hổ
 Người trí thức “ trung thực vô ngần” (Tô Hoài )
 Giá trị to lớn của sáng tác: gắn liền với cuộc đấu tranh bản thân trung thực , âm thầm và quyết liệt trong suốt cuộc đời cầm bút của ông.
NAM CAO THAM GIA VIếT BÁO CứU QUốC
(VIệT BắC, 1949)
Ông gắn bó với nhân dân , giàu ân tình với quê hương.Tác giả cảm thông và xót xa đối với tấn bi kịch tinh thần đau đớn, dai dẳng của người trí thức nghèo có tài năng, có tâm huyết, giàu lòng nhân đạo trong xã hội thực dân phong kiến. Đồng thời lên án gay gắt cái xã hội ngột ngạt bóp chết mọi mơ ước, tước đi cuộc sống chân chính của con người, đã đầu độc tâm hồn con người và mối quan hệ vốn đẹp đẽ giữa người và người. ( Tác phẩm “Đời Thừa” ).
“Ai làm cho khói lên giời,
            Cho mưa xuống đất, cho người biệt li;
                    Ai làm cho Nam, Bắc phân kì,
            Cho hai hàng lệ đầm đìa tấm thương”
Tản Đà
II Söï nghieäp vaên hoïc:
Nhà văn tiêu biểu của dòng văn học hiện thực phê phán.
Ông luôn đau đớn, trăn trở và day dứt trước hiện thực xã hội làm chết dần đời sống tinh thần của con người, trước tình trạng bị xói mòn nhân phẩm, huỷ diệt nhân tính. Vì vậy, nhiều tác phẩm của ông có ý nghĩa triết lý và tiến bộ sâu sắc.
Các sáng tác chia làm hai giai đoạn trước và sau Cách Mạng tháng 8.1945.
Được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, đợt 1, 1996.
_Ông không tán thành những sáng tác “ chỉ tả được cái bề ngoài của xã hội “. Và ông khẳng định “ Một tác phẩm thật giá trị ,…..” => Ông khẳng định tư tưởng nhân đạo là yêu cầu tất yếu của một “ tác phẩm hay “, “ một tác phẩm thật giá trị “.
_ “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài những kiểu mẫu đưa cho” nghĩa là sáng tạo, khi sáng tạo văn học tối kị sự sao chép, mô phỏng mang tinh thần nô lệ, dù sao chép, mô phỏng ấy có được thực hiện thành thục bao chăng nữa.
_“Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có” ( Đời thừa ) có nghĩa là văn học đồng thời đồng nghĩa với khám phá, sáng tạo và nhà văn chân chính phải đưa lại những cái mới, cái độc đáo về phương diện nghệ thuật.
1. Quan điểm nghệ thuật:
Mộ nhà văn Nam Cao ở làng Đại Hoàng
=>Sự cẩu thả trong văn chương chẳng những là bất lương mà còn là “ đê tiện “
=>Nam Cao tự chứng tỏ là một nhà văn có lương tâm nghề nghiệp, không chịu đựơc thói ăn sẵn. Ông muốn nhà văn phải tự khẳng định chỗ đứng của mình trong lịch sử văn học bằng chính những gì mình có. Muốn vậy , phải lao động sáng tạo cái mới, biết “khơi những nguồn chưa ai khơi .
* Sau cách mạng , Nam Cao tham gia vào kháng chiến , đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết.Ông quan niệm “ sống đã rồi hãy viết “ và là để trang bị cho mình một cái “tôi” cao hơn “ Nhật ký Ở rừng (1948)“
2.Các đề tài chính của Nam Cao:
a.Đề tài người trí thức nghèo:
- Vỡ mộng
-> Bi kịch “chết mòn” tinh thần.
->Đấu tranh để tự vượt lên mình.
b.Đề tài về người nông dân nghèo:
- Trân trọng xót thương những người nông dân nghèo.
- Phản ánh quá trình bần cùng hóa của người nông dân.
Trước cách mạng Tháng Tám
Người trí thức nghèo
Người nông dân nghèo
Taùc phaåm: Giăng sáng, Đời thừa, Những truyện không muốn viết, Nước mắt, Sống mòn…
Nội dung chính: miêu tả tấn bi kịch tinh thần của những người trí thức nghèo trong xã hội cũ
Giá trị: Phê phán xã hội phi nhân đạo bóp nghẹt sự sông, tàn phá tâm hồn con người; thể hiện niềm khao khát một cuộc sống sâu sắc, có ích và có ý nghĩa.
Taùc phaåm: Chí Phèo, Lão Hạc, Lang Rận, Một bữa no, Tư cách mõ…
Nội dung: khắc hoạ tình cảnh và số phận của những người nông dân nghèo bị đẩy vào đường cùng, bị chà đạp tàn nhẫn, bị tha hoá, lưu manh hoá.
Giá trị: kết án xã hội tàn bạo đã huỷ hoại nhân tính con người; chỉ ra những thói xấu của người nông dân; khẳng định nhân phẩm, bản chất lương thiện của họ.
Các diễn viên chính tham gia bộ phim “Giấc mơ Chí Phèo”
Trung Hiếu và Thúy Nga trong vai Thị Nở và Chí Phèo
NSƯT Trung Hiếu trong vai Chí Phèo
bui-cuong trong vai chi pheo
Bản phác thảo 1 trong các tác phẩm của Nam Cao
Sau cách mạng Tháng Tám
Nam cao tiêu biểu của văn học giai đoạn kháng chiến chống Pháp, quan điểm nghệ thuật có nhiều đổi mới, gắn bó mật thiết với nhiệm vụ cách mạng.
Tác phẩm: Nhật ký Ở rừng (1948), truyện ngắn Đôi mắt (1948), tập ký sự Chuyện biên giới (1950)…
3. Phong cách nghệ thuật:
Nam Cao luôn đề cao con người tư tưởng, đặc biệt chú ý tới hành động bên trong của con người, coi đó là nguyên nhân của những hành động bên ngòai.
Với quan niệm như thế, ông luôn có khuynh hướng đi sâu vào nội tâm của con người. Ông có biệt tài diễn tả, phân tích tâm lý nhân vật rất đặc sắc qua việc diễn tả những trạng thái, những quá trình tâm lý phức tạp, những hiện tượng lưỡng tính dở say dở tỉnh, dở khóc dở cườI, mấp mé ranh giới giữa thiện và ác, giữa hiền và dữ, giữa con người và con vật…..
Ông thường viết về những cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh, tầm thường trong đời sống hàng ngày, từ đó đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, những triết lý sâu sắc về con người, cuộc sống và nghệ thuật.
Luôn có hứng thú khám phá “con người trong con người”, tìm vào thế giới nội tâm phong phú và phức tạp của con người.
Giọng điệu buồn thương, chua chát, dửng dưng, lạnh lùng mà đầy thương cảm, đằm thắm yêu thương.
NHÂN KỈ NiỆM NGÀY
SINH NAM CAO
NHÀ NƯỚC ĐÃ BAN HÀNH
BỘ TEM CÓ CHÂN DUNG
VÀ CÁC TÁC PHẨM CỦA NHÀ
VĂN
Thực hiện bởi:
Phạm Trương Thuận Nguyên
Nguyễn Phan Hiếu Tri
Trần Thị Thanh Tuyền
Nguyễn Ngọc Phương Uyên
Nguyễn Ngọc Thanh Trân
Nguyễn Thị Anh Thư
Nguyễn Trung Nghĩa
Hà Minh Tiến
Copyright (c) GoJupiter Corp.
[email protected]
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ninja Storm
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)