Nam Cao

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Trường | Ngày 21/10/2018 | 18

Chia sẻ tài liệu: Nam Cao thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

KHOA NGỮ VĂN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM

NAM CAO
NAM CAO
(1915-1951)
Cuộc đời
&
Con người
Quan điểm

nghệ thuật
Sự nghiệp

văn học

Kết luận
- Tên thật là Trần Hữu Tri.
- Quê quán : làng Đại Hoàng,
tổng Cao Đà, huyện Nam Sang,
phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
- Hoàn cảnh xuất thân: gia đình trung nông nghèo, đông con.
- Con đường đời:
+ Học hết bậc thành trung (cấp II), viết văn sớm.
+ Trước Cách Mạng Tháng Tám: sống lay lắt với nghề gia sư, viết văn, nhưng thường thất nghiệp.
+ Sau Cách Mạng Tháng Tám: viết văn và tích cực tham gia hoạt động cách mạng.
I - Cuộc đời và con người
1. Cuộc đời
Con người Nam Cao có những
đặc điểm gì ảnh hưởng đến quá trình
sáng tác của ông ?
Thái độ đối với xã hội ? – Đó có phải là tâm trạng bất mãn của một người thanh niên tiểu tư sản không thành đạt ?
- Tình cảm đối với quê hương ?
- Thái độ sống ? – Thái độ đó đã được phản ánh như thế nào trong những sáng tác của ông ?
NAM CAO
(1915-1951)
Cuộc đời
&
Con người
Quan điểm

nghệ thuật
Sự nghiệp

văn học

Kết luận
- Mang tâm trạng bất hòa sâu sắc đối với xã hội đương thời bất công tàn bạo, bóp nghẹt sự sống.
2. Con người
- Có tinh thần tự đấu tranh nghiêm khắc, trung thực để tự vượt mình, cố gắng khắc phục tâm lý, lối sống tiểu tư sản.
- Gắn bó ân tình sâu nặng thiết tha đối với bà con nông dân ruột thịt ở quê nghèo.
Ông ý thức điều gì về nghề văn ?
- Từ kinh nghiệm bản thân sống và viết, Nam Cao ý thức như thế nào về trách nhiệm của nhà văn ?
- Nam Cao đánh giá một tác phẩm văn chương giá trị phải như thế nào ?
Nam Cao quan niệm như thế nào
về nghệ thuật ?
Quan niệm đó được thể hiện trong những tác phẩm nào ?
NAM CAO
(1915-1951)
Cuộc đời
&
Con người
Quan điểm

nghệ thuật
Sự nghiệp

văn học

Kết luận
II – Quan điểm nghệ thuật
1. Nghề văn:
+ Là hình thái lao động cao quý.
+ Đầy tinh thần trách nhiệm.
2. Nhà văn:
+ Không chạy theo cái đẹp phù phiếm, giả dối, xa rời hiện thực cuộc sống.
+ Phải có lương tâm, tình thương, có nhân cách cao đẹp.
3. Tác phẩm văn chương:
+ Phải thấm đượm tinh thần nhân đạo, tiếp thêm sức mạnh cho con người, “làm cho người gần người hơn”.
+ Phải là sự sáng tạo về nghệ thuật, “văn chương không cần đến sự khéo tay …”, phải “biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có” (Đời thừa).
4. Cuộc sống phải được đặt trên văn chương, văn chương phải vì con người. Sau Cách Mạng Tháng Tám, ông dứt khoát đặt lợi ích cách mạng, lợi ích dân tộc lên trên hết: ”sống đã rồi hãy viết”.
Với đề tài người trí thức tiểu tư sản,
Nam Cao đã phản ánh những nội dung gì ? Trong những tác phẩm nào ?
Nam Cao đã thể hiện những trải nghiệm từ cuộc sống bản thân như thế nào khi miêu tả những trí thức tiểu tư sản nghèo ? Về ước mơ, khát vọng của họ ? Về điều kiện thực tế của xã hội ?
NAM CAO
(1915-1951)
Cuộc đời
&
Con người
Quan điểm

nghệ thuật
Sự nghiệp

văn học

Kết luận
III – Sự nghiệp văn học
Tập trung vào hai đề tài chính:
a) Người trí thức tiểu tư sản
- Tác phẩm: Trăng sáng, Đời thừa,
Sống mòn, …
- Nội dung:
+ Miêu tả chân thực tình cảnh nghèo khổ của những người trí thức tư sản nghèo.
+ Đặc biệt đi sâu vào tấn bi kịch tinh thần của những con người có ước mơ, hoài bão, có nhân cách nhưng bị điều kiện nặng nề, khắc nghiệt của đời sống thực tế “ghì sát đất”, bị “xói mòn” về nhân phẩm.
+ Lên án xã hội ngột ngạt, bóp nghẹt sự sống.
1. Trước Cách Mạng Tháng Tám
Viết về đề tài người nông dân, Nam Cao đã phản ánh những nội dung gì ? Trong những tác phẩm nào ?
Ông đặc biệt quan tâm đến những đối tượng nào ?
Đâu là điểm mới mẻ trong tư tưởng của Nam Cao ?
NAM CAO
(1915-1951)
Cuộc đời
&
Con người
Quan điểm

nghệ thuật
Sự nghiệp

văn học

Kết luận
b) Người nông dân
- Tác phẩm: Lão Hạc, Chí Phèo,
Một bữa no, Dì Hảo, …
- Nội dung:
+ Thấu hiểu số phận bi thảm
của người nông dân trong xã hội
đương thời, triền miên trong bần
cùng tối tăm.
+ Đặc biệt quan tâm :
Những người bị ức hiếp, bất công, số phận đen đủi, hẩm hiu nhất.
Những người bị hắt hủi, bị xúc phạm về nhân phẩm.
+ Đứng trên lập trường nhân đạo, dân chủ, thể hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng và khẳng định bản chất tốt đẹp của họ.
Qua nội dung hai đề tài, tư tưởng chung trong những sáng tác trước Cách Mạng Tháng Tám của Nam Cao là gì ?
Tư tưởng chung đó cho ta biết thêm điều gì về con người Nam Cao ?
Về nhân cách của một nhà văn ?
NAM CAO
(1915-1951)
Cuộc đời
&
Con người
Quan điểm

nghệ thuật
Sự nghiệp

văn học

Kết luận
Nội dung tư tưởng chung:
Nỗi day dứt, đau đớn trước tình trạng con người bị xói mòn nhân phẩm, hủy hoại nhân cách trong hoàn cảnh xã hội ngột ngạt, phi nhân tính.
- Đề tài: cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc và cuộc sống sinh hoạt của con người trong kháng chiến.
- Tác phẩm: Đôi mắt, Nhật ký ở rừng, …
2. Sau Cách Mạng Tháng Tám
Nghệ thuật viết truyện của Nam Cao
có đặc điểm gì nổi bật ?
Trong giọng văn ? Cách xây dựng nhân vật ?
Cách kể chuyện, kết cấu tác phẩm ? Trong ngôn ngữ ?
NAM CAO
(1915-1951)
Cuộc đời
&
Con người
Quan điểm

nghệ thuật
Sự nghiệp

văn học

Kết luận
- Ngòi bút vừa tỉnh táo, sắc lạnh, vừa nặng trĩu suy nghĩ và đằm thắm yêu thương.
- Cách viết vừa hết sức chân thực, vừa có tầm khái quát cao, đậm màu sắc triết lý và trữ tình.
- Xây dựng nhân vật sinh động có tính điển hình cao (Chí Phèo, Bá Kiến, Hộ).
- Sở trường diễn tả, phân tích tâm lý nhân vật sâu sắc.
- Cách kể chuyện, kết cấu linh hoạt, mới mẻ.
- Ngôn ngữ sống động, uyển chuyển, gần với ngôn ngữ đời sống.
3. Nghệ thuật
Với những đặc điểm vừa tìm hiểu, em hãy nhận xét khái quát về Nam Cao.
Về cuộc đời Nam Cao ?
Về sự nghiệp văn học của ông ?
NAM CAO
(1915-1951)
Cuộc đời
&
Con người
Quan điểm

nghệ thuật
Sự nghiệp

văn học

Kết luận
IV - Kết luận
Nam Cao xứng đáng là nhà văn hiện thực xuất sắc của trào lưu văn học hiện thực phê phán (1930-1945). Những sáng tác của ông, với quan điểm nghệ thuật tự giác, sâu sắc và tiến bộ đã góp phần to lớn vào sự hoàn thiện ngôn ngữ văn xuôi nước ta, đặc biệt là thể loại truyện ngắn.
1. Hãy trình bày những đặc điểm con người Nam Cao.
Theo em, những yếu tố nào trong cuộc đời Nam Cao
ảnh hưởng đến sáng tác của ông?
2. Hãy kể tên những tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao
trước Cách Mạng Tháng Tám.
3. Hãy nêu những đề tài sáng tác của Nam Cao trước
Cách Mạng và những đóng góp của ông trong từng
đề tài.
4. Hãy nêu những đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn
Nam Cao.
Chuẩn bị:
Đọc tác phẩm “Đời thừa” và tóm tắt.
Gạch dưới những dẫn chứng đáng lưu ý (thể hiện khát vọng của nhân vật Hộ - điều kiện thực tại cuộc sống; những ý kiến có tính chất tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao được phát biểu qua nhân vật Hộ).
Đọc kỹ câu hỏi cuối bài.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Trường
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)