Nam benh o ca _ thuy mi

Chia sẻ bởi Hoàng Minh Tài | Ngày 18/03/2024 | 10

Chia sẻ tài liệu: Nam benh o ca _ thuy mi thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THPT ĐOÀN KẾT
Bộ môn sinh học

BÀI THUYẾT TRÌNH NẤM KÝ SINH Ở ĐỘNG VẬT
NẤM THỦY MI
BỆNH NẤM THỦY MI
I. Nguyên nhân
Bệnh gây ra do một số loài nấm thuộc 4 giống: Saprolegnia, Leptolegnia, Aphanomyces và Achlya gây nên.
Nguyên nhân
Đây là các nấm dạng sợi, thuộc nhóm nấm bậc thấp,Nấm có dạng sợi và trong, cấu tạo sợi nấm đa bào nhưng không có các vách ngăn.
Có phân nhánh và chia làm 2 phần, một phần gốc bám chắc vào cơ thể cá, phần ngọn tự do ngoài môi trường nước.
Nguyên nhân
Nấm có khả năng sinh sản bằng nhiều hình thức khác nhau: Sinh sản dinh dưỡng bào tử, sinh sản vô tính bằng túi bào tử kín, sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp.
Bào tử nấm có tiên mao, có thể vận động trong nước nên khả năng lây lan bệnh rất cao.
II. Thời gian xuất hiện bệnh

Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa khi nhiệt độ ao nuôi xuống thấp.
Nấm thường phát triển tốt khi nhiệt độ nước ao từ 18-250C, đây là nhiệt độ vào mùa đông xuân, mùa thu ở miền bắc và mùa mưa ở miền Nam
III. Dấu hiệu bệnh lý

Khi cá bị bệnh đầu tiên, trên da cá xuất hiện các vùng trắng xám, sau vài ngày tại đó mọc lên các sợi nấm mảnh và phát triển lên thành từng búi nấm trắng như bông, 1 đầu sợi nấm bám vào da của cá, đầu kia tự do ngoài môi trường nước.
Dấu hiệu bệnh lý
Nấm thủy mi có thể tiết ra chất làm tan rã protein của tế bào tổ chức cơ thể cá, kích thích tế bào tổ chức tiết ra dịch nhờn làm cản trở hô hấp và tuần hoàn.
Bệnh phát triển thuận lợi trong các ao nuôi có mật độ cao, nước tù bẩn, hàm lượng chất hữu cơ cao và trong các bể ấp có nhiều trứng bị ung.
Nấm thường phát triển đầu tiên ở các trứng bị ung, sau lây lan nhanh sang các trứng khỏe và gây chết hàng loạt.
Dấu hiệu bệnh lý
Cá bị bệnh nấm thủy mi có hiện tượng bơi lội hỗn loạn, không bình thường, do bị kích thích ngứa ngáy, thích cọ sát vào các vật thể trong nước
IV. Tác hại
Nấm này gây hại nhiều đối với nhiều loại cá nuôi giai đoạn cá con, cá thịt và trứng cá.
Nấm thủy my còn có thể ký sinh làm ung trứng cá, làm giảm đáng kể tỷ lệ cá bột, hoặc đôi khi phải xả bỏ hoàn toàn.
V. Phòng bệnh
-  Sau khi thu hoạch phải tháo nước, bón vôi (700-1000 kg vôi/ ha ao) và phơi đáy ao. 
- Không nên cho ăn quá nhiều, thừa thức ăn gây ô nhiễm ao
-   Xử lý đáy ao trong quá trình nuôi bằng men vi sinh BIOTICS hoặc YUCCA FISH 2 tuần 1 lần
- Dùng SG.COPPER FISH : 1lít / 1000m3 nước ao hoặc FIGHTING: 10ml/ 1000m3 nước ao, 2 tuần xử lý 1 lần.
VI. Điều trị
- Cá đang mắc bệnh: bón thêm vôi hàng ngày để nâng độ pH của nước ao lên 8
- Dùng YUCCA FISH xử lý đáy ao: 0,5kg/ 1.000m3 nước ao.
- Diệt nấm trong nước ao bằng SG.COPPER FISH: 2 lít/1000m3 hoặc FIGHTING: 10-25ml/ 1.000m3 nước ao, tùy theo tuổi của cá nuôi.
- Chống phụ nhiễm vi khuẩn bằng FLORFEN-B: 1kg/400kg thức ăn
- Tăng sức kháng bệnh: VITAMIN C-SOL: 100g/200 kg thức ăn
Một ô1loại thuốc
CÁCH DÙNG:
- Xử lý nước ao lắng hoặc ao nuôi trước khi thả giống: 100g cho 200 - 300 m3 nước.
- Phòng bệnh trong khi nuôi : 100g cho 200 - 300m3 nước.
- Diệt bớt tảo trong ao nuôi : 100g cho 120 - 150m3 nước.
- Trị đóng rong, đóng nhớt, đen mang: 100g cho 100-150m3 nước.
Liều sử dụng:
* Trị bệnh cá bị ngoại ký sinh
- Đối với ao : 1kg thuốc cho 1000-1500m3 nước
- Đối với bè : 1kg thuốc cho 700-1000m3 nước.
*. Khử trùng ao nuôi trước khi thả vụ cá mới và trong khi nuôi để phòng bệnh : 1kg thuốc dùng cho 1500-2000 m3 nước.
*. Diệt bớt tảo độc trong ao nuôi : 1kg dùng cho 1200-1500m3 nước.
*. Tẩy trùng dụng cụ đánh bắt, bể ương, bể đẻ: 1kg pha với 100m3 nước.
CÁCH DÙNG:
Fresh Water bao gồm 2 gói : Gói A và Gói B. Hòa riêng mỗi gói với một lượng nước vừa đủ. Tạt gói A xuống ao trước, sau đó tạt gói B.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Minh Tài
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)