MƯU TRÍ CHA ÔNG ĐÁNH BẠI ÂM MƯU XÂM LƯỢC CỦA ĐỊCH
Chia sẻ bởi Cao Minh Anh |
Ngày 10/05/2019 |
44
Chia sẻ tài liệu: MƯU TRÍ CHA ÔNG ĐÁNH BẠI ÂM MƯU XÂM LƯỢC CỦA ĐỊCH thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
MƯU TRÍ CHA ÔNG ĐÁNH BẠI ÂM MƯU XÂM LƯỢC CỦA ĐỊCH
Do ở vị trí chiến lược trọng yếu và có tài nguyên phong phú nên từ xưa đến nay, nước ta luôn trở thành mục tiêu xâm lược của nhiều nước lớn. Tuy nhiên, với sự mưu trí, đoàn kết, sáng tạo, kiên định và lòng dũng cảm..., cha ông đã đánh bại mọi âm mưu thôn tính của địch, bảo toàn lãnh thổ và giữ vững chủ quyền đất nước.
Cùng Đất Việt điểm lại tư duy chiến lược đánh giặc độc đáo của cha ông, như: mưu giỏi mà đánh cũng giỏi (Ngô Quyền), tiên phát chế nhân (Lý Thường Kiệt), chế ngự sức mạnh của địch và phản công khi chúng suy yếu (Trần Hưng Đạo), đánh lâu dài (Lê Lợi), đánh thần tốc (Quang Trung)... Ngô Quyền: Mưu giỏi mà đánh cũng giỏi
Phán đoán đúng con đường tiến quân của địch, Ngô Quyền đã chủ trương bố trí một trận địa cọc ở cửa sông Bạch Đằng, rồi nhân khi nước triều lên, nhử thuyền địch tiến vào bên trong hàng cọc và tập trung lực lượng tiêu diệt địch bằng một trận quyết chiến nhanh, gọn, triệt để. Để ngợi ca ông và chiến thắng Bạch Đằng, nhà sử học Lê Văn Hưu viết trong Đại Việt sử ký toàn thư: "Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của đất Việt ta mà phá được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám lại sang nữa. Có thể nói là một cơn giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy".
Với chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền được ngợi ca "mưu giỏi mà đánh cũng giỏi". Ảnh minh họa
Sông Bạch Đằng là một nhánh sông dài hơn 20 km, từ Do Nghi đến Phả Lễ giữa Yên Hưng (Quảng Ninh) và Thuỷ Nguyên (Hải Phòng), nơi đã ghi dấu chiến công của Ngô Quyền chống giặc Nam Hán; chiến công của Lê Hoàn chống giặc Tống; chiến công của Trần Hưng Đạo chống giặc Nguyên Mông. Trong đó, trận thắng giặc Nam Hán vào năm 938 do Ngô Quyền chỉ huy là mốc son mở ra nền độc lập tự chủ của dân tộc ta.
Theo sử sách, năm 920, Ngô Quyền đi theo Dương Đình Nghệ, một tướng của họ Khúc ở đất Ái Châu (Thanh Hóa). Dương Đình Nghệ là anh hùng dân tộc từng có công đánh đuổi giặc Nam Hán, chiếm được thành Đại La năm 931, thúc đẩy bước tiến của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Dương Đình Nghệ lên cầm quyền, tự xưng Tiết độ sứ, giao cho Ngô Quyền cai quản Ái Châu . Yêu mến tài năng và nhiệt huyết cứu đời, giúp nước của Ngô Quyền, Dương Đình Nghệ đã gả con gái cho ông. Trong 7 năm (931-938), quản lĩnh đất Ái Châu, Ngô Quyền trổ tài lực, đem lại yên vui cho dân trong hạt. Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn, một thuộc tướng và là hào trưởng đất Phong Châu giết hại để đoạt chức Tiết độ sứ. Hành động phản trắc của Kiều Công Tiễn đã gây nên một làn sóng bất bình, căm giận sâu sắc trong mọi tầng lớp nhân dân. Ngô Quyền trở thành ngọn cờ qui tụ mọi lực lượng yêu nước.
Có thể nói, vào thời điểm đó, nền độc lập của dân tộc ta vừa mới giành được sau đêm trường Bắc thuộc lại bị đe dọa. Kiều Công Tiễn hoảng sợ trước sự cǎm phẫn của nhân dân, đã cho người sang cầu cứu vua Nam Hán. Nhân cơ hội đó, Nam Hán đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Vua Nam Hán là Lưu Cung đã cử con trai là thái tử Hoằng Thao thống lĩnh quân thuỷ vượt biển tiến vào nước ta. Bản thân Lưu Cung cũng tự cầm quân đóng ở Hải Môn (Quảng Đông) để sẵn sàng tiếp ứng. Cuối năm 938, Ngô Quyền (898-944), vị tướng giỏi đồng thời là con rể của Dương Đình Nghệ đã đem binh từ châu ái (Thanh Hoá) ra diệt Kiều Công Tiễn, trừ mối hoạ bên trong. Sau đó, ông huy động nhân dân cả nước khẩn trương bước vào cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán. Nắm vững tình hình cũng như đường tiến quân của địch, Ngô Quyền bàn với các tướng sĩ rằng: "Hoằng Thao là một đứa trẻ dại, đem quân từ xa đến, quân lính mỏi mệt, lại nghe được tin Công Tiễn đã bị giết chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi. Quân ta sức còn mạnh, địch với quân mỏi mệt, tất phá được! Song chúng có lợi ở thuyền, nếu ta không phòng bị trước thì chuyện được thua cũng chưa biết được. Nếu ta sai người đem cọc lớn đóng ngầm ở cửa biển trước, vạt nhọn đầu và bịt sắt, thuyền của chúng nhân khi nước triều lên tiến vào bên trong hàng cọc,
Do ở vị trí chiến lược trọng yếu và có tài nguyên phong phú nên từ xưa đến nay, nước ta luôn trở thành mục tiêu xâm lược của nhiều nước lớn. Tuy nhiên, với sự mưu trí, đoàn kết, sáng tạo, kiên định và lòng dũng cảm..., cha ông đã đánh bại mọi âm mưu thôn tính của địch, bảo toàn lãnh thổ và giữ vững chủ quyền đất nước.
Cùng Đất Việt điểm lại tư duy chiến lược đánh giặc độc đáo của cha ông, như: mưu giỏi mà đánh cũng giỏi (Ngô Quyền), tiên phát chế nhân (Lý Thường Kiệt), chế ngự sức mạnh của địch và phản công khi chúng suy yếu (Trần Hưng Đạo), đánh lâu dài (Lê Lợi), đánh thần tốc (Quang Trung)... Ngô Quyền: Mưu giỏi mà đánh cũng giỏi
Phán đoán đúng con đường tiến quân của địch, Ngô Quyền đã chủ trương bố trí một trận địa cọc ở cửa sông Bạch Đằng, rồi nhân khi nước triều lên, nhử thuyền địch tiến vào bên trong hàng cọc và tập trung lực lượng tiêu diệt địch bằng một trận quyết chiến nhanh, gọn, triệt để. Để ngợi ca ông và chiến thắng Bạch Đằng, nhà sử học Lê Văn Hưu viết trong Đại Việt sử ký toàn thư: "Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của đất Việt ta mà phá được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám lại sang nữa. Có thể nói là một cơn giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy".
Với chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền được ngợi ca "mưu giỏi mà đánh cũng giỏi". Ảnh minh họa
Sông Bạch Đằng là một nhánh sông dài hơn 20 km, từ Do Nghi đến Phả Lễ giữa Yên Hưng (Quảng Ninh) và Thuỷ Nguyên (Hải Phòng), nơi đã ghi dấu chiến công của Ngô Quyền chống giặc Nam Hán; chiến công của Lê Hoàn chống giặc Tống; chiến công của Trần Hưng Đạo chống giặc Nguyên Mông. Trong đó, trận thắng giặc Nam Hán vào năm 938 do Ngô Quyền chỉ huy là mốc son mở ra nền độc lập tự chủ của dân tộc ta.
Theo sử sách, năm 920, Ngô Quyền đi theo Dương Đình Nghệ, một tướng của họ Khúc ở đất Ái Châu (Thanh Hóa). Dương Đình Nghệ là anh hùng dân tộc từng có công đánh đuổi giặc Nam Hán, chiếm được thành Đại La năm 931, thúc đẩy bước tiến của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Dương Đình Nghệ lên cầm quyền, tự xưng Tiết độ sứ, giao cho Ngô Quyền cai quản Ái Châu . Yêu mến tài năng và nhiệt huyết cứu đời, giúp nước của Ngô Quyền, Dương Đình Nghệ đã gả con gái cho ông. Trong 7 năm (931-938), quản lĩnh đất Ái Châu, Ngô Quyền trổ tài lực, đem lại yên vui cho dân trong hạt. Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn, một thuộc tướng và là hào trưởng đất Phong Châu giết hại để đoạt chức Tiết độ sứ. Hành động phản trắc của Kiều Công Tiễn đã gây nên một làn sóng bất bình, căm giận sâu sắc trong mọi tầng lớp nhân dân. Ngô Quyền trở thành ngọn cờ qui tụ mọi lực lượng yêu nước.
Có thể nói, vào thời điểm đó, nền độc lập của dân tộc ta vừa mới giành được sau đêm trường Bắc thuộc lại bị đe dọa. Kiều Công Tiễn hoảng sợ trước sự cǎm phẫn của nhân dân, đã cho người sang cầu cứu vua Nam Hán. Nhân cơ hội đó, Nam Hán đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Vua Nam Hán là Lưu Cung đã cử con trai là thái tử Hoằng Thao thống lĩnh quân thuỷ vượt biển tiến vào nước ta. Bản thân Lưu Cung cũng tự cầm quân đóng ở Hải Môn (Quảng Đông) để sẵn sàng tiếp ứng. Cuối năm 938, Ngô Quyền (898-944), vị tướng giỏi đồng thời là con rể của Dương Đình Nghệ đã đem binh từ châu ái (Thanh Hoá) ra diệt Kiều Công Tiễn, trừ mối hoạ bên trong. Sau đó, ông huy động nhân dân cả nước khẩn trương bước vào cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán. Nắm vững tình hình cũng như đường tiến quân của địch, Ngô Quyền bàn với các tướng sĩ rằng: "Hoằng Thao là một đứa trẻ dại, đem quân từ xa đến, quân lính mỏi mệt, lại nghe được tin Công Tiễn đã bị giết chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi. Quân ta sức còn mạnh, địch với quân mỏi mệt, tất phá được! Song chúng có lợi ở thuyền, nếu ta không phòng bị trước thì chuyện được thua cũng chưa biết được. Nếu ta sai người đem cọc lớn đóng ngầm ở cửa biển trước, vạt nhọn đầu và bịt sắt, thuyền của chúng nhân khi nước triều lên tiến vào bên trong hàng cọc,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Cao Minh Anh
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)