Mua xuan

Chia sẻ bởi Hoàng Diệu Linh | Ngày 10/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: mua xuan thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

-…Mỗi lần xuân về trời mưa lất phất, khí trời ẩm ướt, tôi như cảm thấy sự cựa quậy của vạn vật, sự "cựa quậy"- thức dậy của những kỉ niệm xưa… Màn mưa mỏng tang được kết bởi những hạt mưa li ti mau mắn rơi xuống liên tiếp. Màn mưa như một thiếu nữ thướt tha còn nhiều e thẹn, ngượng ngùng. Một thứ mưa rất đặc biệt chỉ gặp khi xuân về. Mưa xuân có một kiểu rất riêng, mang theo hơi ẩm cùng tiết trời ấm áp quyện theo gió. Những đợt mưa phùn mau mau nhưng không làm ướt được áo của người lữ khách.Nhiều lúc nhìn ra ngoài trời mưa bay bay ấy, tôi có cảm giác mưa rơi nghiêng nghiêng làm chênh vênh cả không gian ướt nhoè. Tôi ngửa mặt lên trời để mặc cho hạt mưa li ti rơi trên mặt, như kim châm. Con ngõ không ướt sũng nước, mà chỉ ẩm ướt, đất bùn nhão nhoẹt. Cây bàng ngoài ngõ, sau một mùa đông rét mướt, vỏ cây như thâm đen lại, sần sùi hơn, lá vàng rụng hết chỉ còn trơ lại cành khẳng khiu, vài chiếc lá bàng màu đỏ au, lằn rõ những lằn gân. Mưa lất phất ngày này qua ngày khác, có khi đến hàng tuần liền vẫn không thôi. Nếu như mùa đông, có cảm giác cây cối mọi vật, đến cả con người đều như gắng thu nhỏ lại để trốn cái lạnh khắc nghiệt thì xuân về, kèm theo mưa ẩm ướt, từng chồi non bắt đầu nhú ra, nõn nà mơn mởn. Tôi nhớ ngày còn nhỏ, sau khi ăn Tết xong, cứ qua rằm là đến đợt cấy vụ lúa chiêm xuân. Những ngày giáp Tết, mẹ tôi ngoài công việc bận rộn chuẩn bị cho Tết còn phải lo ngâm thóc giống đủ ngày để gieo mạ xuống ruộng và khi ra Tết, thì đủ độ cấy. Mấy ngày Tết, có năm mưa phùn mẹ vẫn phải tranh thủ ra đồng thăm mạ. Những hàng lúa đều tăm tắp cứ dần lấp kín thửa ruộng. Khi nào mưa mau lất phất vào mặt tôi lành lạnh khiến tôi cảm thấy mặt mình nặng trịch và tê tái vì mưa. Tôi lấy tay gạt nước mưa trên mặt. Còn nhiều lần mưa nhỏ, mẹ để đầu trần không nón mũ, mưa phấp phới bay, đầu mẹ lấm tấm những hạt mưa nhỏ li ti trên tóc như những hạt muối tinh. Tóc mẹ bỗng như bạc trắng… Rồi có những lúc, tôi theo ông nội đánh cây na giống ra vườn trồng. Cây na năm nào non nớt như đứa trẻ, bây giờ mỗi mùa ra trái sai trĩu. Cây na lớn có nhiều tán lá vì hơn mười năm rồi còn gì. Khi mưa xuân mấy ngày liền, ông nội cầm xà beng ra vườn đào hố lớn bằng cái thùng gánh nước, trồng cây. Mưa thấm vào đất nên đất thịt đen rất mềm và tơi xốp. Ông tôi tuy đã già, tóc đã bạc nhưng đôi tay cầm xà beng vẫn liên tục phập xuống, xới từng tảng đất lên. Sau đó, ông rải một ít phân tươi xuống đáy hố, rắc tro bếp lên trên và sau cùng rải một lớp đất, trước khi cho cây xuống. Ông bảo làm như vậy thì khi trồng cây xuống, rễ cây không bị xót phân mà chết. Ông nhẹ nhàng đặt cây na xuống, tôi cùng ông vun đất vào cho cây. Hai bàn tay tôi lấm lem đất. Tôi bỗng tưởng tượng ra ngày nào đó cây na chi chít quả. Cây na này, ông xin giống của người bạn ông, giống na dai, giỏi chịu đựng, quả to và rất ngọt. Bạn ông bảo ông già rồi, trồng na làm gì, biết có chờ để ăn được không. Ông tôi cười bảo, nếu ông không có duyên để ăn thì cho con cháu hưởng có sao đâu. Ông ra bãi lấy đất, vì đất bãi được con sông chảy qua làng bồi đắp hàng năm, nhiều phù sa màu mỡ. Mưa xuân làm cho cây na luôn xanh tốt, ông tôi không phải tưới nước hàng ngày. Khi mùa hè đến thì cây na đã bám chặt rễ vào đất, đầy sức sống. Theo thời gian, cây na lớn lên, xòe tán và bói đợt quả đầu tiên. Tuy quả không nhiều, nhưng quả nào quả nấy rất to, múi dầy. Ông chia cho mỗi nhà một ít. Đến năm sau, cây na của ông tôi bói quả rất sai, quả nào cũng căng mẩy, tròn tròn nhưng ông tôi đã không còn dịp ăn nữa. Bây giờ, cây na ấy vẫn sai quả và thơm ngọt. Mỗi lần ăn na, tôi không thôi nhớ đến ông. Mùa nào, mẹ tôi cũng chọn những quả na ngon nhất, tươi nhất để thắp hương cúng ông. Mưa nhiều, sân nhà tôi rêu mốc, mẹ cầm chiếc chổi rễ cọ rêu. Tiếng chổi quẹt sàn sạt trên nền gạch. Còn tôi dội những gàu nước để trôi đi rêu bẩn, trơ ra nền sân
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Diệu Linh
Dung lượng: 28,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)