Múa rối nước
Chia sẻ bởi Shin Hyuinjandi |
Ngày 09/05/2019 |
31
Chia sẻ tài liệu: múa rối nước thuộc Lịch sử 12
Nội dung tài liệu:
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
MÔN: CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT
TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
BÀI THUYẾT TRÌNH: MÚA RỐI NƯỚC
*I. GIỚI THIỆU
*II. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN
*III. ĐỀ TÀI CỦA MÚA RỐI NƯỚC VIỆT NAM
*IV. ĐẶC ĐIỂM MÚA RỐI NƯỚC VIỆT NAM
*V. MÚA RỐI NƯỚC VIỆT NAM TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
*VI. THỰC TRẠNG
MỤC LỤC
1. ĐỊNH NGHĨA
- Rối nước ( theo cách gọi dân gian gọi là trò ổi lổi ,hay còn gọi là trò rối nước) là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống độc đáo, một sáng tạo đặc biệt của người Việt.
2. NGUỒN GỐC
- Theo truyền thuyết, huyền thoại: lịch sử trò rối nước ra đời từ thời xây thành Cổ Loa, Kinh An Dương Vương năm 255 trước Công nguyên.
- Theo sử sách: múa rối nước đã hình thành từ lâu đời, ra đời và tồn tại cùng với nền văn minh nông nghiệp lúa nước ở vùng đồng bằng sông Hồng từ thời các vua Hùng.
II. NGUỒN GỐC VÀ SỰ RA ĐỜI
MÚA RỐI NƯỚC VIỆT NAM
I. GIỚI THIỆU
- Cụ thể trên bia Sùng Thiện Diên Linh đặt tại chùa Long Đọi xã Đội Sơn huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam có ghi múa rối nước ra đời vào thời vua Lý Nhân Tông năm 1121.
- Cho đến ngày nay múa rối nước đã được gần 900 năm tuổi.
Bia Sng Thi?n Din Linh
d?t t?i cha Long D?i
6 Thời kì phát triển
1. Thời kì thứ nhất:
Ở thời kì này, nghệ thuật múa rối nước chỉ là một hình thức trò chơi của nhân dân lao động, thợ thủ công, nông dân, không phổ biến rộng, hoạt động trong phạm vi nhỏ, một vài gia đình, một vài dòng họ, một vài địa phương. Thời kì này có thể trước thời Lý (trước thế kỉ XI)
II. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN
2. Thời kì thứ hai:
Đây là thời kì hình thành một nhóm người chơi rối của nhân dân lao động, tiến lên thành một phường, một gánh, bắt đần diễn ở địa phương đông người xem, lan rộng ra ngoài xóm làng, được nhiều vùng lân cận biết đến, diễn trong những ngày hội lễ lớn ở các ao làng. Thời kỳ này cũng có thể có từ trước thế kỉ XI, nhưng phát triển nhất vào thời Lý, Trần.
3. Thời kì thứ ba:
Nghệ thuật biểu diễn múa rối nước lan rộng từ các vùng có nhiều cơ sở múa rối ước hoạt động, tiến đến các địa phương xa hơn và lan rộng khắp các miền đồng bằng Miền Bắc nước ta.
Trong thời kì này các phường, hội ganh đua nhau, giấu nghề, giữ bí mật, ráo riết tìm những trò hay, tiết mục lạ để đem lại vinh dự cho phường mình
4. Thời kì thứ tư:
Từ sau cách mạng tháng Tám
5. Thời kì thứ năm:
Từ sau thời kì lặp lại hoà bình năm 1954.
6. Thời kì thứ sáu:
Từ sau thời kì Mỹ chấm dứt ném bom miền Bắc lần thứ 2
III. ĐỀ TÀI MÚA RỐI NƯỚC Ở VIỆT NAM
Nhóm 1 : Đề cập đến vấn đề tâm linh.
RƯỚC KIỆU
RƯỚC KiỆU CHẦU
Nhóm 2: Phản ánh đến tinh thần đấu tranh anh dũng của dân tộc,nguồn gốc dân tộc, những nhân vật lịch sử
HUYỀN THOẠI RỒNG TIÊN
RƯỚC TRẠNG VỀ LÀNG
LÊ LỢI TRẢ GƯƠM RÙA THẦN
Nhóm 3- gồm các tiết mục lấy ra tự những tác phẩm sân khấu dân tộc ưu tú như Chém tá ,Thị mầu lên chùa …
Nhóm 4: Gồm các trò chơi dân gian chọn lọc có sức sống lâu dài trong nhân dân
ĐÁNH VẬT
ĐÁNH ĐU
ĐUA THUYỀN
ĐỐT PHÁO
Nhóm 5: Gồm những trò mang tính huyền thoại
MÚA RỒNG - MÚA BÁT TIÊN
Nhóm 6: Gồm những tiết mục mô tả sinh hoạt đời sống lao động sản xuất
GIÃ GẠO
CÀY- BỪA
XAY BỘT
KÉO CƯA
QUAY TƠ- DỆT LỤA
Để đáp ứng thị hiếu mới của khán giả các nghệ nhân cũng đã sáng tạo nhiều trò mới như: Cu Tí đánh Tây, rước ảnh Bác Hồ, chiến thắng sông La…
Bên cạnh đó, múa rối nước Việt Nam cũng dựng nên những vở diễn đặc sắc từ truyện cổ Andersen
NHỮNG CHÚ LÍNH CHÌ DŨNG CẢM
NÀNG TIÊN CÁ
VỊT CON XẤU XÍ
IV. Đặc điểm múa rối nước Việt Nam
1. CON RỐI
- Chất liệu: làm bằng gỗ: gỗ sung (tuổi từ 4-5 năm) nhẹ để có thể nổi trên mặt nước, gồm 2 phần: phần thân và phần đế.
- Hình dáng: không quá 50 cm và được đục, đẽo, gọt, giũa một cách tinh xảo thành các hình thù khác nhau tùy theo mục đích sử dụng.
- Sau đó chúng được phết một lớp sơn lộng lẫy để không bị đổi màu và không thấm nước. Từ việc tạo hình đó con rối trở thành một nhân vật, diễn viên có hồn, có hình dáng, cá tính,…
Các nghệ nhân đang làm con rối
Các con rối sau khi hoàn thành
- Hình tượng rối: người nông dân bình dị, chị phụ nữ, cô thiếu nữ,… hoặc những nhân vật lịch sử: bà Trưng, Lê Lợi, Bà Triệu,… Nhiều nhân vật gần gũi với ruộng đồng: đàn trâu, đàn vịt, đàn cá, con mèo, chuột,…
- Chú Tễu là nhân vật tiêu biểu nhất đại diện cho khát vọng của người nông dân trong xóm làng Việt Nam và là nhân vật trường tồn cùng rối nước. Mở màn chú Tễu xuất hiện vui vẻ, nghịch ngợm làm nhiệm vụ giáo đầu dẫn truyện.
CHÚ TỄU
2. NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH
- Khi tạo hình con rối phải chú trọng đến những con rối chính trong tích và trò diễn. Họ cố gắng làm sao để trên bộ mặt con rối có được những nét điển hình cần nhấn mạnh.
- Có những vai diễn không phải chăm chút lắm về tạo hình bộ mặt nhưng lại phải chú ý tới trang phục và những thứ họ mang theo để nói lên thân phận của nhân vật .Ví như trong trò diễn sĩ ,nông ,công ,thương hoặc trò ngư ,tiều…
3. Sân khấu
- Thường là ao, hồ… nơi làng mạc thôn quê. Khán đài là bãi cỏ rộng hoặc bờ ao xung quanh, rất thuận tiện cho dân chúng đến thưởng lãm.
- Được gọi là “thủy đình” hay “nhà rối”: gồm 2 tầng, tầng trên để thờ Tổ, tầng dưới là hậu trường có màn che là nơi các nghệ nhân ngâm mình biểu diễn.
- Sân khấu là khoảng trống trước mặt buồng trò. Buồng trò được trang bị cờ, quạt, voi trượng,cổng hàng mã,…
- Dùng nước làm sân khấu cho con rối hoạt động là một đặc điểm độc đáo của nghệ thuất rối nước. Nó vừa cản trở vừa hỗ trợ vừa phối hợp mà tạo nên mọi điều kì diệu.
KHÁN GiẢ XEM MÚA RỐI NƯỚC
THỦY ĐÌNH- NHÀ TRÒ
4. Âm nhạc:
- Múa rối nước cần âm thanh mạnh để giữ tiết tấu và khuấy động không khí biểu diễn
- Âm nhạc điều khiển tốc độ, giữ nhịp.
Dàn nhạc phục vụ múa rối nước
5. Văn học
- Văn chương rối nước truyền thống là các bài văn vần, biền ngẫu. Yếu tố có giá trị văn học và phù hợp nhất cho múa rối nước thường là các câu, các bài ca dao
- Nhìn chung văn học mới giữ vai trò giới thiệu trò, minh họa trò chứ chưa tham gia vào hành động nhân vật.
- Văn học rối nước nôm na không gò bó cho một hình thức thơ dân tộc nào
- Nghệ nhân của trò múa rối nước không xuất hiện trên sân khấu mà họ đứng núp sau bức mành tre để điều khiển con rối bằng một hệ thống dây,sào, thừng, vọt que phức tạp, đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao hoặc giật dây con rối bằng hệ thống dây được bố trí sẵn.
- Điều đặc biệt hơn hết là họ phải ngâm mình dưới nước hàng giờ để biểu diễn, chỉ khi nào kết thúc màn biểu diễn mới xuất hiện.
6. Nghệ nhân múa rối nước
CÁC NGHỆ NHÂN SAU TẤM RÈM NHÀ TRÒ
CÁC NGHỆ NHÂN RA CHÀO KHÁN GiẢ
- Người nghệ nhân sẽ sử dụng máy điều khiển và đặc biệt là kĩ xảo điều khiển để tạo nên hành động của quân rối nước trên sân khấu. Đó chính là mấu chốt của nghệ thuật trình điễn rối nước.
- Máy điều khiển rối nước sẽ làm di chuyển các quân rối và tạo hành động cho nhân vật. Máy được giấu trong lòng nước, lợi dụng sức nước tạo sự điều khiển từ xa.
7. Cách biểu diễn múa rối nước
Ngoài ra sự phụ trợ thêm của nhạc đệm, pháo hoa, khói mù làm hấp dẫn và tăng cường tính chuyên nghiệp cho vở diễn.
Mở đầu là màn bật cờ taọ nên không khí háo hức sau đó sẽ là các màn diễn.
Các con rối thoắt ẩn, thoắt hiện, lặn xuống phóng lên mang lại nhiều bất ngờ thú vị, các màn diễn phong phú, đa dạng và gần gũi mang lại cho người xem sự thoải mái cùng nhiều bài học bổ ích.
MÀN BiỂU DiỄN KHÓI MÙ
MÀN BiỂU DiỄN ĐỐT PHÁO HOA
Một số tiết mục múa rối nước.
1. Trong nước.
- Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc , được xem là “báu vật” của văn hóa dân tộc, là “linh hồn của đồng ruộng Việt Nam”.
- Đây là một món ăn tinh thần không thể thiếu được của cư dân đồng bằng châu thổ sông Hồng. Nó được nhân dân quý mến, trân trọng, giữ gìn và phát triển. Và đó còn là niềm tự hào của làng, xã nào có các phường múa rối nổi tiếng.
- Múa rối nước Việt Nam hội tụ nhiều tinh hoa của nghệ thuật dân gian Việt Nam: nghệ thuật điêu khắc dân gian, sơn truyền thống, sáng tác các tích trò, âm nhạc dân gian và kỹ thuật dân gian.
V. MÚA RỐI NƯỚC VIỆT NAM
TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC.
Đặc biệt đối với trẻ thơ nông thôn Việt Nam thì múa rối nước là một trong những niềm say mê, thích thú, là niềm vui thiếu thời. Vì thế mà có bài vè sau:
“Thời con nít, mê trò rối nước
Reo ầm lên: giỏi quá, tài ghê!
Các chú rối úp nơm, bắt cá
Các cô rối múa đều, hết chê!
Xem, cứ tưởng trời ban phép lạ
Biến đất thó, gỗ vụn thành người
Nghĩ, càng thấy lắm điều bí ẩn
Lại reo toáng : Tuyệt vời, tuyệt vời”.
Múa rối nước – món quà cho trẻ thơ
2. Trên thế giới
- Đối với thế giới, múa rối nước Việt Nam được xem như là một “đặc sản quý”. Bởi lẽ múa rối thì nhiều nơi trên thế giới có nhưng múa rối nước thì chỉ duy nhất xuất hiện tại Việt Nam.
- Hiện nay song song với vấn đề bảo tồn và phát triển múa rối nước ở trong nước thì Việt Nam đang đưa rối nước ra thế giới bằng các cuộc lưu diễn quốc tế, tạo nên một nhịp cầu giao lưu giữa Việt Nam và các nước bạn.
- Múa rối nước Việt Nam đã có mặt ở khắp các nước châu Á, châu Âu, châu Mỹ và được mời tham gia các Festival múa rối quốc tế như một thành viên chính.
- Đặc biệt 3/2002 Thứ trưởng bộ Văn hóa thông tin đã kí công văn gửi UNESCO đề nghị công nhận múa rối nước Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể năm 2002.
- Tuy d tr?i qua g?n ngn nam l?ch s? ma r?i nu?c c?a ta v?n gi? nguyn ch?t th?c d?ng, nguyn so, r?t c? th?, r?t chi ti?t, nhung khơng cĩ lí lu?n, khi qut d? pht tri?n xa.
Nguyn nhn:
- T?c l? bí truy?n c?a cc phu?ng ma r?i nu?c ch? du?c truy?n trong n?i b? phu?ng dĩ.
- Nh?ng ngh? nhn nhi?u kinh nghi?m d?u d cao tu?i, kinh nghi?m ít truy?n trong sch v?.
Vì v?y v?n d? d?t ra d?i v?i ma r?i nu?c Vi?t Nam hi?n nay l gy d?ng, gi? gìn nĩ trong lịng ngu?i Vi?t Nam.
VI. THỰC TRẠNG MÚA RỐI NƯỚC
1. Phường múa rối nước Hồng Phong , xã Ninh Thọ, huyện Ninh Giang, Hải Dương
2. Phường múa rối nước Thanh Hải, Thanh Hà, Hải Dương
3. Phường múa rối nước Đào Thục, xã Thụy Lâm, Đông Anh, Hà Nội
4. Phường múa rối nước Nhân Mục, xã Nhân Hòa, Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
5. Phường múa rối nước Đông Các , Đông Hưng, Thái Bình
6. Phường múa rối nước Nguyên Xá , Đông Hưng, Thái Bình
7. Phường múa rối nước Yên, ở Thạch Xá, Thạch Thất, Hà Tây
Phường múa rối nước Yên, ở Bình Phú, Thạch Thất, Hà Tây
8. Phường múa rối nước Đông Ngư, Ngũ Thái, Thuận Thành, Bắc Ninh
CÁC PHƯỜNG MÚA RỐI NƯỚC
Các phường rối nước tập trung ở
các tỉnh đồng bằng sông Hồng
Thank
you
for
Watching
and
listening!!!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Shin Hyuinjandi
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)