Mưa axit

Chia sẻ bởi Phạm Văn Tú | Ngày 18/03/2024 | 11

Chia sẻ tài liệu: mưa axit thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

I. KHÁI NIỆM
Mưa axít là hiện tượng mưa mà nước mưa có độ pH dưới 5,6.

Mưa axít là sự lắng đọng thành phần axít trong những cơn mưa, sương , tuyết , hơi nước,..v.v..
vậy mưa axit là gì ?
Thông thường ngay cả khi không khí không bị ô nhiễm thì nước ngưng tụ (bao gồm mưa, mưa đá, tuyết sương mù ) cũng không phải là nước nguyên chất. Nước ngưng tụ chứa một lượng đáng kể bụi, chất rắn và khí hoà tan,so2,nox hoà tan làm cho PH của nước ngưng tụ có giá trị khoảng 5.6. vậy nước mưa không ô nhiễm vẫn có PH < 7.
Thuật ngữ mưa axit chỉ dùng cho loại nước ngưng tụ có PH nhỏ hơn PH nước sạch một cách đáng kể.
II. NGUYÊN NHÂN GÂY MƯA AXIT
Mưa axit xảy ra có thể do các ô nhiễm tự nhiên như phun trào núi
lửa, cháy rừng,…
Hoàng là do ô nhiễm từ các hoạ đông giao thông, sản xuất cảu các khu
công nghiệp,….
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mưa axít có thể là các sự cố tự nhiên như những vụ phun trào của núi lửa, hay các đám cháy rừng v.v.

Cháy rừng cũng là một trong những nguyên nhân tạo một số khí gây mưa axit
Nguyên nhân là vì con người đốt nhiều than đá, dầu mỏ thông qua các hoạt động công nghiệp ,sinh hoạt, giao thông. Trong than đá và dầu mỏ thường chứa một lượng lưu huỳnh, còn trong không khí lại rất nhiều khí nitơ. Trong quá trình đốt có thể sinh ra các khí Sunfua đioxit (SO2), Nitơ đioxit (NO2). Các khí này hoà tan với hơi nước trong không khí tạo thành các hạt axit sunfuaric (H2SO4), axit nitơric (HNO3). Khi trời mưa, các hạt axit này tan lẫn vào nước mưa, làm độ pH của nước mưa giảm. Nếu nước mưa có độ pH dưới 5,6 được gọi là mưa axit.
TỪ HOẠT ĐỘNG GIAO THÔNG
Động cơ của các phương tiện tham gia
giao thông như ô tô, xe máy,… là một
trong những nguồn thải nhiều khí NO2,S,…
TƯ CÁC NHÀ MÁY CÔNG NGHIỆP
Các hoạt động của khu công nghiệp là một trong những trung tâm phát thải ra
các loại khí gây mưa axit.Cụ thể như N2, NO, S, SO2, …..
Nhà máy nhiệt điện là nơi thải ra một lượng lớn SO2
hàng năm thì các nhà máy nhiệt điện thải ra xấp xỉ 10 tỉ tấn SO2
Một con số khổng lồ và đó chính là nguyên nhân dẫn tới mưa axit xảy ra
ngày càng nhiều hơn
1)Lưu huỳnh
S + O2  SO2
SO2 + OH *  HOSO2*
SO3 + H2O (KHÔNG KHÍ)  H2SO4
=> H2SO4 Chính là thành phần chính của mưa axit
Quá trình đốt cháy lưu huỳnh trong khí oxi sẽ sinh ra lưu huỳnh điôxít.
Lưu huỳnh triôxít SO3 sẽ phản ứng với nước và tạo ra axít sulfuric H2SO4
Phản ứng hoá hợp giữa lưu huỳnh điôxít và các hợp chất gốc hidroxyl
HOSO2* + O2  HO2* + SO3
Phản ứng giữa hợp chất gốc HOSO2* và O2 sẽ cho ra hợp chất gốc HO2* và SO3 
(lưu huỳnh triôxít).
QUÁ TRÌNH TẠO THÀNH MƯA AXIT
2) NITO
2 NO + O2  2 NO2
3 NO2 + H2O  2 HNO3 + NO
=> HNO3 Cũng chính là thành phần chính của mưa axit
N2 + O2  2 NO
III. HẬU QUẢ CỦA MƯA AXIT
Ảnh hưởng lên người

Các tác hại trực tiếp của việc ô nhiễm do các chất khí acid lên người bao gồm các bệnh về đường hô hấp như: suyển, ho gà và các triệu chứng khác như nhức đầu, đau mắt, đau họng ... Các tác hại gián tiếp sinh ra do hiện tượng tích tụ sinh học các kim loại trong cơ thể con người từ các nguồn thực phẩm bị nhiễm các kim loại này do mưa acid.
Ảnh hưởng của mưa acid lên các ao hồ và hệ thủy sinh vật
Mưa axit ảnh hưởng xấu tới các thuỷ vực (ao, hồ). Các dòng chảy do mưa axit đổ vào hồ, ao sẽ làm độ pH của hồ giảm xuống, lượng nước trong ao hồ sẽ giảm đi nhanh chóng, các sinh vật trong hồ, ao suy yếu hoặc chết hoàn toàn. Hồ, ao trở thành các thuỷ vực chết.
Ảnh hưởng của mưa acid lên thực vật và đất
Một trong những tác hại nghiêm trọng của mưa acid là các tác hại đối với thực vật và đất. Khi có mưa acid, các dưỡng chất trong đất sẽ bị rửa trôi. Các hợp chất chứa nhôm trong đất sẽ phóng thích các ion nhôm và các ion này có thể hấp thụ bởi rễ cây và gây độc cho cây. Như chúng ta đã nói ở trên, không phải toàn bộ SO2 trong khí quyển được chuyển hóa thành acid sulfuric mà một phần của nó có thể lắng đọng trở lại mặt đất dưới dạng khí SO2. Khi khí này tiếp xúc với lá cây, nó sẽ làm tắt các thể soma của lá cây gây cản trở quá trình quang hợp. Một thí nghiệm trên cây Vân Sam (cây lá kim) cho thấy, khi phun một hỗn hợp acid sulfuric và acid nitric có pH từ 2,5 - 4,5 lên các cây Vân Sam con sẽ làm xuất hiện và phát triển các vết tổn thương có màu nâu trên lá của nó và sau đó các lá này rụng đi, các lá mới sẽ mọc ra sau đó nhưng với một tốc độ rất chậm và quá trình quang hợp bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ảnh hưởng đến các công trình kiến trúc

Các hạt acid khi rơi xuống nhà cửa và các bức tượng điêu khắc sẽ ăn mòn chúng. Mưa axit còn phá huỷ các vật liệu làm bằng kim loại như săt, đồng, kẽm,... làm giảm tuổi thọ các công trình xây dựng, làm lở loét bề mặt bằng đá của các công trình.
Ảnh hưởng đến các vật liệu
Mưa acid cũng làm hư vải sợi, sách và các đồ cổ quý giá. Hệ thống thông khí của các thư viện, viện bảo tàng đã đưa các hạt acid vào trong nhà và chúng tiếp xúc và phá hủy các vật liệu nói trên
Tuy nhiên mưa axit cũng có vai trò quan trọng trong giảm thiểu khí nhà kính.
Trong các nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học phát hiện thấy một số lợi ích của mưa axit. Các cơn mưa chưa axit sunphuaric làm giảm khí methane ở đầm lầy, nơi sinh sản ra lượng lớn khí mathane, khí gây hiệu ứng nhà kính giúp giảm sự nóng lên của trái đất .
Trong đầm lầy ngoài vi khuẩn sinh mathane , còn có vi khuẩn ăn sunphua cạnh tranh thức ăn với chúng. Khi mưa axit đổ xuống, nhóm vi khuẩn này sẽ sử dung sunphua đồng thời tiêu thụ luôn phần chất nền đáng lý là dành cho vi khuẩn sinh mathane.
Do vậy, các vi khuẩn sinh methane bị “đói” và làm sản xuất ra ít khí nhà kính.
Nhiều thí nghiệm cho thấy phần suphua lắng đọng có thể làm giảm quá trình sinh khí methane
đến 30%
IV. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
Nghiên cứu làm rõ quy luật và dự báo tốt các quá trình diễn biến về môi trường.
Kiểm soát và phòng ngừa là một nhiệm vụ không thể chậm trể nếu muốn tránh các thảm hoạ sinh thái.
Tuyên truyền và giáo dục ý thức của mỗi người dân.
Nhà nước nên quan tâm hơn về vấn đề môi trường.

GiẢM THIỂU SỬ DỤNG CÁC LoẠI PHƯƠNG TiỆN GÂY Ô NHIỄM
BẰNG CÁC PHƯƠNG TiỆN CÔNG CỘNG
GET TOGETHER PROTECTING ENVIRONMENT!
VÌ MỘT VIỆT NAM SẠCH
Nhóm 1(^..^)
Mưa axit là một vấn đề rất khó giải quyết và kiểm soát. Số lượng cơn mưa axit ở nước ta hiện nay chiếm khoảng 30% lượng mưa và ngày càng có xu hướng gia tăng. Ở nước ta có thói quen dùng nước mưa cho hoạt động sinh hoạt. Bình thường nước mưa được coi là sạch, chỉ cần nấu chín là có thể ăn uống . tuy nhiên hiện nay nước mưa bị nhiễm axit vì thế nếu sử dụng nguồn nước này sẽ không tốt cho sức khỏe. Lọc thẩm thấu ngược (RO) chỉ có tác dụng để lọc mặn và khử kim loại nặng, không thể lọc axit. Cách thông thường để khử axit là dùng vôi cục hoặc soda (Na2CO3) thả vào các bể chứa nước mưa và quậy đều, sau đó dùng pH để lắng còn 6,5-8,5. khi nước trong trở lại là có thể dùng để sinh hoạt , nếu dùng làm nước uống thì nên nấu chín.
KẾT LUẬN
PHẠM VĂN TÚ :1053063234
PHẠM LINH CHI :1053011434
NGUYỄN HẢI TRƯỜNG :1053061646
SINH VIÊN THỰC HIỆN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Văn Tú
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)