MỘT VÀI Ý TƯỞNG VỀ VIỆC GIẢNG DẠY GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU KÉM
Chia sẻ bởi Trần Văn Cơ |
Ngày 02/05/2019 |
49
Chia sẻ tài liệu: MỘT VÀI Ý TƯỞNG VỀ VIỆC GIẢNG DẠY GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU KÉM thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
MỘT VÀI Ý TƯỞNG VỀ VIỆC GIẢNG DẠY GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU KÉM
Kể từ khi Bộ GD&ĐT có công văn chỉ đạo các Sở GD – ĐT thống kê số lượng học sinh yếu kém và tìm biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém (giữa học kỳ I năm học 2006 – 2007) cho đến nay đã hơn một năm. Một năm qua Ban giám hiệu các trường học – trong đó trách nhiệm lớn lao thuộc về Hiệu trưởng (Chúng ta sẽ cùng nhau bàn luận trong một chủ đề khác) – và đặc biệt là giáo viên đã rất vất vả, dồn hết công sức của mình để thực hiện một chủ trương lớn của ngành giáo dục – đào tạo: Giúp đỡ học sinh yếu kém và nâng kém. Với lòng nhiệt tình, yêu nghề, yêu trẻ, giáo viên trong cả nước đã suy nghĩ tìm tòi nhiều biện pháp để giúp đỡ học sinh yếu kém. Qua trao đổi với nhiều giáo viên về công việc nâng kém của họ, chúng tôi được biết các kết quả như sau: (1) Việc nâng kém có kết quả, nhưng kết quả không đáng kể. Chỉ nâng kém được một số ít học sinh. (2) Việc nâng kém đã đạt được kết quả đáng kể, tỷ lệ nâng kém tương đối cao (từ 20% đến 40%) (3) Một số giáo viên ở vùng khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa cho rằng họ đã dồn sức để nâng kém nhưng không có hiệu quả. Bản thân tôi mạng phép rút ra kết luận là việc giúp đỡ học sinh yếu kém của Bộ GD&ĐT được giáo viên thực hiện thành công ở nhiều mặt. - Đối với trường hợp (1) mặc dù kết quả chưa cao, nhưng sự thành công ở đây là giáo viên đã góp phần giữ học sinh tiếp tục đến trường. - Trường hợp (2) cho thấy rõ giáo viên đã áp dụng được các biện pháp hữu hiệu nào đó để giúp đỡ học sinh yếu kém. - Trường hợp (3) nhắc nhở các cấp quản lý rằng việc giúp đỡ về mặt chuyên môn cũng như các vấn đề khác cần được tăng cường hơn nữa. Dựa trên các kết quả cụ thể, bản thân tôi cũng phát hiện ra rằng giúp một học sinh có kết quả xếp loại học lực từ loại kém lên loại yếu dễ hơn giúp một học sinh có kết quả xếp loại từ kém lên trung bình. Để việc giúp đỡ học sinh yếu kém có kết quả hơn, theo tôi, chúng ta cần phải tiến hành một số công việc sau: 1. Cần phải nhận diện học sinh yếu kém, phát hiện các nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu kém trước khi tìm các biện pháp giúp đỡ các em. 2. Các biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém phải được nghiên cứu một cách khoa học, đúc kết kinh nghiệm, phổ biến rộng rãi cho giáo viên sử dụng nhằm hạn chế dần tình trạng học sinh học kém trong các năm học tới. 3. Cả gia đình, nhà trường và xã hội phải chia sẻ trách nhiệm trong công tác khắc phục tình trạng học sinh yếu kém (không nên đổ lỗi hoặc giao hẳn trách nhiệm cho giáo viên). 4. Ngay từ đầu năm học, sau khi tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn cần phối hợp phân tích, đánh giá kết quả đạt được của học sinh để đưa ra các dự báo về học sinh yếu kém.
(1). Cần phải nhận diện học sinh yếu kém, phát hiện các nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu kém trước khi tìm các biện pháp giúp đỡ các em. NHẬN DIỆN HỌC SINH YẾU KÉM (1) Khi nhìn kỹ các học sinh yếu kém trong lớp hoặc trường mình giảng dạy, giáo viên có thể nhận ra rằng “gương mặt” của các học sinh yếu kém cũng rất đa dạng. Học sinh yếu kém có thể là học sinh con nhà nghèo, con em các gia đình có bố mẹ bỏ nhau, học sinh cá biệt (diện học sinh được xếp loại đạo đức yếu, có hành vi vô lễ với thầy cô giáo, gây gỗ đánh nhau với bạn bè, hay bỏ giờ, trốn tiết), học sinh không có động cơ học tập (lúc nào cũng thấy chán học), con gia đình công nhân phải di chuyển chỗ ở thường xuyên, học sinh khuyết tật (ở những nơi chưa có trường riêng dành cho các em, phải học chung với các học sinh bình thường khác), học sinh vùng khó khăn, học sinh là con em các dân tộc ít người.
NHẬN DIỆN HỌC SINH YẾU KÉM (2) Ngoài các đối tượng học sinh thường (hoặc có nguy cơ, bị xếp loại) là học sinh yếu kém như đã liệt kê ở phần (1) trên đây. Chúng ta cũng nên chú ý đến các đối tượng học sinh khác cũng có thể là học sinh yếu kém.
Kể từ khi Bộ GD&ĐT có công văn chỉ đạo các Sở GD – ĐT thống kê số lượng học sinh yếu kém và tìm biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém (giữa học kỳ I năm học 2006 – 2007) cho đến nay đã hơn một năm. Một năm qua Ban giám hiệu các trường học – trong đó trách nhiệm lớn lao thuộc về Hiệu trưởng (Chúng ta sẽ cùng nhau bàn luận trong một chủ đề khác) – và đặc biệt là giáo viên đã rất vất vả, dồn hết công sức của mình để thực hiện một chủ trương lớn của ngành giáo dục – đào tạo: Giúp đỡ học sinh yếu kém và nâng kém. Với lòng nhiệt tình, yêu nghề, yêu trẻ, giáo viên trong cả nước đã suy nghĩ tìm tòi nhiều biện pháp để giúp đỡ học sinh yếu kém. Qua trao đổi với nhiều giáo viên về công việc nâng kém của họ, chúng tôi được biết các kết quả như sau: (1) Việc nâng kém có kết quả, nhưng kết quả không đáng kể. Chỉ nâng kém được một số ít học sinh. (2) Việc nâng kém đã đạt được kết quả đáng kể, tỷ lệ nâng kém tương đối cao (từ 20% đến 40%) (3) Một số giáo viên ở vùng khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa cho rằng họ đã dồn sức để nâng kém nhưng không có hiệu quả. Bản thân tôi mạng phép rút ra kết luận là việc giúp đỡ học sinh yếu kém của Bộ GD&ĐT được giáo viên thực hiện thành công ở nhiều mặt. - Đối với trường hợp (1) mặc dù kết quả chưa cao, nhưng sự thành công ở đây là giáo viên đã góp phần giữ học sinh tiếp tục đến trường. - Trường hợp (2) cho thấy rõ giáo viên đã áp dụng được các biện pháp hữu hiệu nào đó để giúp đỡ học sinh yếu kém. - Trường hợp (3) nhắc nhở các cấp quản lý rằng việc giúp đỡ về mặt chuyên môn cũng như các vấn đề khác cần được tăng cường hơn nữa. Dựa trên các kết quả cụ thể, bản thân tôi cũng phát hiện ra rằng giúp một học sinh có kết quả xếp loại học lực từ loại kém lên loại yếu dễ hơn giúp một học sinh có kết quả xếp loại từ kém lên trung bình. Để việc giúp đỡ học sinh yếu kém có kết quả hơn, theo tôi, chúng ta cần phải tiến hành một số công việc sau: 1. Cần phải nhận diện học sinh yếu kém, phát hiện các nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu kém trước khi tìm các biện pháp giúp đỡ các em. 2. Các biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém phải được nghiên cứu một cách khoa học, đúc kết kinh nghiệm, phổ biến rộng rãi cho giáo viên sử dụng nhằm hạn chế dần tình trạng học sinh học kém trong các năm học tới. 3. Cả gia đình, nhà trường và xã hội phải chia sẻ trách nhiệm trong công tác khắc phục tình trạng học sinh yếu kém (không nên đổ lỗi hoặc giao hẳn trách nhiệm cho giáo viên). 4. Ngay từ đầu năm học, sau khi tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn cần phối hợp phân tích, đánh giá kết quả đạt được của học sinh để đưa ra các dự báo về học sinh yếu kém.
(1). Cần phải nhận diện học sinh yếu kém, phát hiện các nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu kém trước khi tìm các biện pháp giúp đỡ các em. NHẬN DIỆN HỌC SINH YẾU KÉM (1) Khi nhìn kỹ các học sinh yếu kém trong lớp hoặc trường mình giảng dạy, giáo viên có thể nhận ra rằng “gương mặt” của các học sinh yếu kém cũng rất đa dạng. Học sinh yếu kém có thể là học sinh con nhà nghèo, con em các gia đình có bố mẹ bỏ nhau, học sinh cá biệt (diện học sinh được xếp loại đạo đức yếu, có hành vi vô lễ với thầy cô giáo, gây gỗ đánh nhau với bạn bè, hay bỏ giờ, trốn tiết), học sinh không có động cơ học tập (lúc nào cũng thấy chán học), con gia đình công nhân phải di chuyển chỗ ở thường xuyên, học sinh khuyết tật (ở những nơi chưa có trường riêng dành cho các em, phải học chung với các học sinh bình thường khác), học sinh vùng khó khăn, học sinh là con em các dân tộc ít người.
NHẬN DIỆN HỌC SINH YẾU KÉM (2) Ngoài các đối tượng học sinh thường (hoặc có nguy cơ, bị xếp loại) là học sinh yếu kém như đã liệt kê ở phần (1) trên đây. Chúng ta cũng nên chú ý đến các đối tượng học sinh khác cũng có thể là học sinh yếu kém.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Văn Cơ
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)