Một vài chú ý về ngữ pháp khi viết văn.
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 11/05/2019 |
79
Chia sẻ tài liệu: Một vài chú ý về ngữ pháp khi viết văn. thuộc Giáo dục đặc biệt
Nội dung tài liệu:
Câu trong tác phẩm văn học và một vài chú ý về ngữ pháp khi viết văn.
I* Câu: Có rất nhiều định nghĩa về câu nhưng ở đây chỉ nêu một định nghĩa phù hợp nhất: “ Câu là một chuỗi từ ( tập hợp từ) được sắp xếp theo quy tắc ngữ pháp Việt nam và diễn đạt một ý trọn vẹn”.
Các loại câu trong tác phẩm văn học gồm: câu đơn, câu đảo, câu treo, câu xen, câu phức, câu không dùng từ nối, câu sóng đôi( trong đó câu đơn và câu phức là hai kiểu câu chính).
1, Câu đơn: Câu chủ yếu có ba thành phần cơ bản: chủ ngữ, vị ngữ và tân ngữ(bổ ngữ).
Câu đơn có thể được “biến hoá” thành câu ngắn(còn gọi là câu tinh lược) khi nó bị bớt đi một thành phần ngữ pháp nào đó, chẳng hạn những câu thiếu chủ ngữ, chỉ có động vị ngữ, rất thích hợp để diễn tả những gì thanh, mạnh. Ví dụ: “Chửi, kêu. Đấm. Đá.Thụi. Bịch...như mưa vào đầu....”( Nguyễn Công Hoan). Hoặc: Mưa! Gió. Não nùng.
2, Câu đảo: Câu có sự đảo ngược trật tự thông thường của các thành phần ngữ pháp; thành phần nào đảo ngược lên trước là thành phần được nhấn mạnh.
3, Câu treo: Là câu bị bỏ lửng, không được viết hết, dùng trong trường hợp cần nói một cách tế nhị, kín đáo. Ví dụ:
“ Thác bức rèm chân chợt thấy mà...”.
“Nét thu gợn sóng hình như thể...”.
4, Câu xen: là câu có thêm các thành phần phụ để tăng sắc thái biều cảm, có khi khinh thường. Ví dụ: “ Nhà chị đông xá, cơm đã chín chưa?”
“ Gớm, mụ Nghị ác quá!”. “ Ghê nhỉ, cái con ranh ma này”.
5, Câu phức: thường có nhiều mệnh đề. Có thể là những câu dài, liên tục có sự mở rộng các thành phần ngữ pháp.
6, Câu sóng đôi: có các mệnh đề tồn tại song song và với ý nghĩa đối nhau hoặc bổ sung cho nhau. Ví dụ: “Một dân tộc đã gan góc chống lại ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã kiên quyết đứng về phía đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đã phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập”.(Hồ Chí Minh).
II* Các loại từ trong văn Việt nam, gồm thực từ, hư từ, tình thái từ.
1, Thực từ: Gồm những từ có ý nghĩa cụ thể, nó chỉ sự vật, trạng thái, tính chất của hiện thực, bao gồm: danh từ, động từ, trạng từ, đại từ, số từ, lượng từ, chỉ từ,....
+ Danh từ: Là từ chỉ người, loài vật, cây cối, đồ vật,....Ví dụ: sông, núi; trâu, bò,...
+ Động từ: Là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. Ví dụ: ăn, uống; chạy, nhảy, nói, cười,...
+ Tính từ: Là từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, của hoạt động, trạng thái. Ví dụ: xanh, đỏ, cao, thấp,...
+ Trạng từ: Là từ chỉ nơi chốn
I* Câu: Có rất nhiều định nghĩa về câu nhưng ở đây chỉ nêu một định nghĩa phù hợp nhất: “ Câu là một chuỗi từ ( tập hợp từ) được sắp xếp theo quy tắc ngữ pháp Việt nam và diễn đạt một ý trọn vẹn”.
Các loại câu trong tác phẩm văn học gồm: câu đơn, câu đảo, câu treo, câu xen, câu phức, câu không dùng từ nối, câu sóng đôi( trong đó câu đơn và câu phức là hai kiểu câu chính).
1, Câu đơn: Câu chủ yếu có ba thành phần cơ bản: chủ ngữ, vị ngữ và tân ngữ(bổ ngữ).
Câu đơn có thể được “biến hoá” thành câu ngắn(còn gọi là câu tinh lược) khi nó bị bớt đi một thành phần ngữ pháp nào đó, chẳng hạn những câu thiếu chủ ngữ, chỉ có động vị ngữ, rất thích hợp để diễn tả những gì thanh, mạnh. Ví dụ: “Chửi, kêu. Đấm. Đá.Thụi. Bịch...như mưa vào đầu....”( Nguyễn Công Hoan). Hoặc: Mưa! Gió. Não nùng.
2, Câu đảo: Câu có sự đảo ngược trật tự thông thường của các thành phần ngữ pháp; thành phần nào đảo ngược lên trước là thành phần được nhấn mạnh.
3, Câu treo: Là câu bị bỏ lửng, không được viết hết, dùng trong trường hợp cần nói một cách tế nhị, kín đáo. Ví dụ:
“ Thác bức rèm chân chợt thấy mà...”.
“Nét thu gợn sóng hình như thể...”.
4, Câu xen: là câu có thêm các thành phần phụ để tăng sắc thái biều cảm, có khi khinh thường. Ví dụ: “ Nhà chị đông xá, cơm đã chín chưa?”
“ Gớm, mụ Nghị ác quá!”. “ Ghê nhỉ, cái con ranh ma này”.
5, Câu phức: thường có nhiều mệnh đề. Có thể là những câu dài, liên tục có sự mở rộng các thành phần ngữ pháp.
6, Câu sóng đôi: có các mệnh đề tồn tại song song và với ý nghĩa đối nhau hoặc bổ sung cho nhau. Ví dụ: “Một dân tộc đã gan góc chống lại ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã kiên quyết đứng về phía đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đã phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập”.(Hồ Chí Minh).
II* Các loại từ trong văn Việt nam, gồm thực từ, hư từ, tình thái từ.
1, Thực từ: Gồm những từ có ý nghĩa cụ thể, nó chỉ sự vật, trạng thái, tính chất của hiện thực, bao gồm: danh từ, động từ, trạng từ, đại từ, số từ, lượng từ, chỉ từ,....
+ Danh từ: Là từ chỉ người, loài vật, cây cối, đồ vật,....Ví dụ: sông, núi; trâu, bò,...
+ Động từ: Là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. Ví dụ: ăn, uống; chạy, nhảy, nói, cười,...
+ Tính từ: Là từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, của hoạt động, trạng thái. Ví dụ: xanh, đỏ, cao, thấp,...
+ Trạng từ: Là từ chỉ nơi chốn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 6
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)