Một số vấn đề về DHTH&CTQLCM về DHTH ở tiểu học

Chia sẻ bởi Lê Thị Ánh Nga | Ngày 11/05/2019 | 428

Chia sẻ tài liệu: Một số vấn đề về DHTH&CTQLCM về DHTH ở tiểu học thuộc Giáo dục tiểu học

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TÍCH HỢP
Ngày 28 tháng 10 năm 2016
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------
MỤC TIÊU
(1) Nhận biết được khái niệm, ý nghĩa của Dạy học tích hợp (DHTH).
(2) Nắm được những công việc cơ bản của một CBQL cần làm để chỉ đạo và tổ chức triển khai DHTH.
(3) Nắm được cách thức chọn lựa nội dung, xây dựng kế hoạch bài học tích hợp.
(4) Có thể tổ chức hoặc tham gia các hoạt động lựa chọn nội dung, xây dựng kế hoạch bài học tích hợp, triển khai dạy học tích hợp ở đơn vị.

NỘI DUNG
(1) Nhận biết được khái niệm, ý nghĩa của Dạy học tích hợp (DHTH).
Khái niệm DHTH:
+ Tích hợp (TH) là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực.Trong giáo dục,TH dùng để chỉ một quan niệm giáo dục toàn diện con người. TH các nội dung trong môn học, nhằm đảm bảo tính đồng bộ giữa các nội dung có liên quan trong một môn học, vừa đặt ra những tình huống đòi hỏi học sinh vận dụng các kiến thức kỹ năng môn học để giải quyết vấn đề.


NỘI DUNG
+ Dạy học tích hợp (DHTH) là một quan điểm lý luận dạy học, được hiểu đó là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau, là định hướng dạy học giúp học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng… thuộc nhiều lĩnh vực để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và cuộc sống.
NỘI DUNG
+ Các hình thức dạy học tích hợp:
* Tích hợp trong nội bộ môn học
* Tích hợp đa môn
* Tích hợp liên môn
* Tích hợp xuyên môn
NỘI DUNG
Ý nghĩa của DHTH:
+ Mỗi tình huống xảy ra trong cuộc sống đều có mối liên hệ nào đó với những tình huống khác..
+ Sự phát triển của khoa học ngày càng nhanh, nhiều vấn đề mới cần phải đưa vào nhà trường.
+ DHTH tạo động lực để HS tích cực học tập.
+ Các bài dạy theo hướng TH làm hoạt động DH gắn với thực tiễn cuộc sống, làm cho HS có nhu cầu học tập để giải đáp được những thắc mắc, phục vụ cuộc sống của bản thân và cộng đồng.
NỘI DUNG
Ý nghĩa của DHTH:
+ TH góp phần giúp đào tạo người học có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề .
+ TH góp phần đào tạo GV biết cách xử lý các tình huống giáo dục một cách linh hoạt và hiệu quả.
NỘI DUNG
Theo Xavier Rogiers “ Nếu nhà trường chỉ quan tâm dạy cho học sinh các khái niệm một cách rời rạc thì nguy cơ sẽ hình thành ở học sinh các suy luận khép kín, sẽ hình thành những con người “mù chức năng”, nghĩa là những người đã lĩnh hội kiến thức nhưng không có khả năng sử dụng các kiến thức đó hằng ngày”.
NỘI DUNG
(2) Những công việc cơ bản của một CBQL cần làm để chỉ đạo và tổ chức triển khai DHTH.
+ Tổ chức bồi dưỡng và nâng cao nhận thức,năng lực cho đội ngũ GV để đáp ứng yêu cầu DHTH.
+ Tổ chức cho GV nghiên cứu nội dung chương trình – SGK theo hướng tích hợp.
+ Đổi mới cách thức tổ chức quản lý trong nhà trường, cách kiểm tra đánh giá theo hướng TH
NỘI DUNG
+ Tiếp tục khai thác nghiên cứu thử nghiệm nội dung TH theo các phương án khác nhau để có thể triển khai một cách phù hợp thực tế .
+ Tăng cường CSVC, thiết bị dạy học theo hướng TH .
NỘI DUNG
(3) Cách thức chọn lựa nội dung, xây dựng kế hoạch bài học tích hợp.
+ Xây dựng nội dung giáo dục TH theo chủ đề:
* Lựa chọn chủ đề TH cho các HĐ giáo dục của năm học ( các phong trào, các HĐ.NGLL)
* Tìm kiếm trong các môn học ở tiểu học những thông tin liên quan chủ đề.
* Tìm kiếm thông tin liên quan đến chủ đề (sách, báo, truyền hình, hình ảnh, ca khúc,..
NỘI DUNG
* Tìm hiểu vốn kiến thức, nhận thức và thái độ của HS.
* Xây dựng kế hoạch hoạt động (có thể huy động HS lựa chọn chủ đề, xây dựng kế hoạch)
* Chuẩn bị cho việc thực hiện kế hoạch.
* Xây dựng công cụ đánh giá
* Tiến hành hoạt động
* Rút kinh nghiệm.…

NỘI DUNG
+ Xây dựng kế hoạch bài học tích hợp đa môn:
*GV các môn học phối hợp với nhau thống kê chương trình của tất cả các môn.
* Tìm mối quan hệ nội dung giữa các môn (những vấn đề có thể TH)
* Chọn môn học làm trục cho nội dung TH
* Chọn bài học TH
* Thiết kế bài học TH và công cụ kiểm tra
NỘI DUNG
+ Xây dựng kế hoạch bài học tích hợp trong nội bộ môn.
* Các bước thực hiện tương tự nhưng chỉ tập trung khảo sát những nội dung liên quan trong phạm vi một môn học cụ thể.
* Chú ý tích hợp các kỹ năng sống và định hướng năng lực cần hình thành trong bài học.
NỘI DUNG
(4) Tổ chức hoặc tham gia các hoạt động lựa chọn nội dung, xây dựng kế hoạch bài học tích hợp, triển khai dạy học tích hợp ở đơn vị.
* Người QL cần huy động nhiều người cùng tham gia lựa chọn nội dung, xây dựng kế hoạch hoạt động và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện DHTH.
THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG
DẠY HỌC TÍCH HỢP
TRONG MÔN TOÁN CẤP TIỂU HỌC
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

- Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục được khẳng định là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
- Tiểu học là cấp học nền móng của giáo dục phổ thông.
- Giáo viên ở tiểu học là người giữ vị trí then chốt, có sứ mệnh dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho người học, chất lượng của đội ngũ giáo viên vừa là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục vừa là lực lượng chủ yếu để thực hiện các công việc trong quá trình đổi mới.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ:

- Hiện nay nền giáo dục của các nước phát triển đã chuyển hướng từ chương trình coi trọng nội dung giáo dục sang chương trình coi trọng phát triển năng lực người học. Để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy học các môn nói chung và môn toán tiểu học nói riêng theo hướng “tích hợp”
- Vấn đề đặt ra hiện nay chương trình giáo dục tiểu học, sách giáo khoa chưa được cấu trúc theo hướng tích hợp thì làm thế nào để giáo viên (GV) tiếp cận được với những định hướng đổi mới ấy khi mà chương trình, sách giáo khoa hiện hành được thiết kế theo hướng bài học, tiết học hết sức bài bản, chặt chẽ.
2. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG MÔN TOÁN TIỂU HỌC:

2.1- Đối với nhận thức của giáo viên:
Hoạt động DHTH đã được triển khai đến các giáo viên tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh thông qua một số chuyên đề trong quá trình bồi dưỡng chuyên môn hè. GVTH bước đầu cũng đã làm quen được với cụm từ “ Dạy học tích hợp“. Tuy nhiên để chuyển từ khái niệm “biết“ qua “vận dụng“ thì hiện nay có rất nhiều giáo viên còn rất mơ hồ và thậm chí hiểu sai về tích hợp.
2.1- Đối với nhận thức của giáo viên:
- Đã có bài báo cho rằng giáo viên không biết “Tích“ thế nào cho “ Hợp“ của tác giả Tuệ Nguyễn.
- Phần lớn đều cho rằng tích hợp là một một sự vận dụng, liên hệ thực tế sau mỗi bài dạy hoặc tích hợp là dựa vào kiến thức cũ để giới thiệu kiến thức mới. Hơn thế nữa, đa số giáo viên cho rằng trong môn toán thì khó DHTH hơn các môn học khác.

2.2- Trong giờ dạy toán.
Yếu tố dạy (thầy) giữ vai trò quan trọng nhất, quyết định chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy học tiểu học và cần phải thường xuyên hoàn thiện yếu tố này, có như thế chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy học tiểu học mới phát triển đi lên và đạt chất lượng cao.

2.2- Trong giờ dạy toán.
Thực tế hiện nay, GV luôn luôn bám sát vào những nội dung trong tài liệu hướng dẫn. Giảng dạy những kiến thức mới rất máy móc, rập khuôn. Việc HS tự giải quyết vấn đề chưa được coi trọng. Chưa thật sự chú trọng đến hoạt động DHTH . Cuối mỗi tiết dạy giáo viên thường giáo dục ý thức cho học sinh thông qua hình thức liên hệ thực tế như phải học thuộc bảng cộng, trừ, nhân hoặc chia để tính toán nhanh. Đối với các công thức tính chu vi, diện tích các hình phải thuộc để biết cách tính …

2.2- Trong giờ dạy toán.
Nếu GV chỉ dạy dựa trên các kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa để truyền đạt thì người học sẽ không có cơ hội để phát huy các năng lực như năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo,.. Trong khi những năng lực sẽ xuất hiện khi các em được tiếp cận với những vấn đề do GV đặt ra thông qua hoạt động DHTH.
2.3- Trong việc ra đề kiểm tra:
Nội dung các bài kiểm tra phải thuộc chuẩn kiến thức, kĩ năng. Giáo viên hạn chế ra các dạng bài tập vượt chuẩn hoặc các bài tập quá khó, mang tính đánh lừa học sinh. Hiện nay chưa có những dạng bài tập đánh giá khả năng giải quyết vấn đề trong các tình huống, bối cảnh thực, hoặc đánh giá khả năng vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống mà phổ biến là các bài tập vận dụng thực hành
2.3- Trong việc ra đề kiểm tra:
Hoạt động DHTH đòi hỏi người giáo viên ra đề không chỉ là những kiến thức đơn thuần mà mục tiêu cốt lõi là gắn việc dạy học với các tình huống thực tế của cuộc sống, từ đó giúp các em hình thành năng lực giải quyết vấn đề dựa trên sự huy động nội dung, kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1- Thay đổi nhận thức của giáo viên:
Yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công của việc DHTH là giáo viên .Từ hiểu đúng đến làm đúng và làm có hiệu quả là một khoảng cách không nhỏ. Để làm được điều này, người giáo viên cần phải có nhận thức đúng về bản chất của DHTH; sự cần thiết phải tích hợp trong dạy học và các hình thức DHTH như tích hợp trong nội bộ môn học; tích hợp đa môn; tích hợp liên môn và tích hợp xuyên môn.
3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.2- Đổi mới công tác tập huấn, bồi dưỡng giáo viên:
Phương pháp DHTH nên được minh hoạ thành các tiết dạy cụ thể vì đa phần các giáo viên đều lĩnh hội những vấn đề mới qua các tiết dạy cụ thể sẽ dễ dàng hơn so với trên lý thuyết . Thật vậy, các kĩ năng không thể được hình thành và phát triển bằng con đường truyền giảng thụ động.
3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Muốn GV phát triển kĩ năng về DHTH , người GV cần được hoạt động trong một môi trường gần với môi trường thực. Các kiến thức có thể được tiếp thu qua lời giảng nhưng người học chỉ làm chủ được những kiến thức mới này khi chiếm lĩnh chúng bằng chính hoạt động có ý thức của mình.
3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.3- Đổi mới công tác quản lý giáo dục:
Hiện nay khi việc giảng dạy toán chưa có chương trình và sách giáo khoa cấu trúc lại theo hướng DHTH, các cơ quan quản lý giáo dục cấp quận và cấp thành phố chỉ đóng vai trò tư vấn và hướng dẫn chuyên môn. Giáo viên được quyền biên soạn thêm một số bài tập trong quá trình giảng dạy hoặc một số đề thi cuối học kì phù hợp với năng lực lớp mình, nhằm phát triển năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề trong cuộc sống thực tiễn.
3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.4- Đổi mới việc dự giờ, thăm lớp:
Việc dự giờ, thăm lớp cần tạo một không khí nhẹ nhàng, không gây căng thẳng cho giáo viên. Các cấp quản lý cần động viên giáo viên sáng tạo, tăng cường hoạt động DHTH trong quá trình giảng dạy, tránh rập khuôn máy móc, có như thế giáo viên mới mạnh dạn thoát khỏi những ràng buộc trong sách giáo khoa như trước đây.
TRÂN TRỌNG CÁM ƠN !
THÁNG 10 NĂM 2016
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Ánh Nga
Dung lượng: | Lượt tài: 8
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)