MỘT SỐ VẤN ĐỀ GIÁO VIÊN TIẾNG ANH CẦN LƯU Ý KHI GIẢNG DẠY
Chia sẻ bởi Trần Văn Cơ |
Ngày 02/05/2019 |
38
Chia sẻ tài liệu: MỘT SỐ VẤN ĐỀ GIÁO VIÊN TIẾNG ANH CẦN LƯU Ý KHI GIẢNG DẠY thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ GIÁO VIÊN TIẾNG ANH CẦN LƯU Ý KHI GIẢNG DẠY
Trần Văn Cơ
Chuyên viên Tiếng Anh - Sở GD – ĐT Bình Định
I. CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI GIẢNG DẠY
1. Tránh lãng phí :
- Dùng một tờ giấy Ruki cắt làm hai, bọc nhựa, chuẩn bị thêm 6 cây viết dùng viết bảng mica cho học sinh ghi nội dung thực hành theo nhóm. Thực hành xong xóa đi, ta vẫn có tờ giấy Ruki trắng như cũ.
- Đồ dùng dạy học là tranh vẽ cần bọc nhựa cẩn thận để sử dụng lâu dài.
- Bảng biểu thiết kế để học sinh thực hành điền thông tin vào từ nội dung bài đọc nên bọc nhựa, cho học sinh dùng viết viết bảng mica (whiteboard pen) để viết. Sau khi dạy xong một lớp xóa đi sẽ thành bảng biểu mới để dạy cho một lớp khác.
2. Chia nhóm
- Nhiều giáo viên theo thói quen chia học sinh làm 4 nhóm. Tuy nhiên ở các lớp học đông học sinh, nếu chia thành 4 nhóm thì các em khó hoạt động (vì lúc này học sinh ở ba bàn liên tiếp tạo thành 1 nhóm). Để khắc phục tình trạng này nên chia thành 6 nhóm: Học sinh ngồi ở hai bàn học liên tiếp tạo thành 1 nhóm. Các em ngồi ở bàn trên quay xuống bàn dưới, việc tổ chức hoạt động sẽ dễ dàng hơn.
- Cần đặt tên cho các Nhóm sinh động hơn. Ví dụ thay vì đặt tên Nhóm I, II, … ta đặt Cat, Dog, Monkey, Tiger, … hoặc cho các em tự đặt tên nhóm của mình.
3. Vẽ lại tranh trong sách giáo khoa
Nhiều giáo viên vẽ hoặc thuê người vẽ lại các tranh trong sách giáo khoa nhưng khi mang đến lớp chỉ đưa cho học sinh xem, nói vài câu rồi đem cất đi. Việc này vừa tốn kém vừa mất thời gian. Nếu tất cả học sinh trong lớp đều có sách giáo khoa thì không cần phải vẽ lại.
4. Soạn giảng cần làm rõ các mục đích yêu cầu
- Language Content (Nội dung ngôn ngữ) : Kiến thức mà học sinh sẽ được học trong tiết dạy: chủ điểm ngữ pháp gì, từ vựng về chủ điểm gì.
- Language Function (Chức năng ngôn ngữ): Kiến thức ngôn ngữ mà học sinh được học dùng để làm gì (ví dụ: diễn đạt lời mời, thuyết phục, … )
5. Thiết kế hoạt động dạy học khi soạn giảng
Nên nhớ bất kỳ một hoạt động nào giáo viên thực hiện cũng phải nhằm một mục đích rõ ràng, tức là phải có task (bài tập) cho học sinh thực hiện.
Ví dụ: Cho học sinh nghe băng (hay thầy / cô đọc) và trả lời các câu hỏi ghi trên bảng.
II. KIỂM TRA BÀI CŨ
1. Gọi một hoặc hai học sinh lên bảng trả lời hoặc làm bài, yêu cầu tất cả các học sinh khác trong lớp làm bài trên giấy. Khi cần có thể thu bài làm của một vài học sinh để chấm. Thực hiện bằng cách này thì khi nhận xét, chữa bài cho học sinh được gọi lên bảng trả lời sẽ có tác dụng gíup tất cả học sinh trong lớp ôn luyện lại kiến thức.
II. TRONG KHI LÊN LỚP
1. Motivation ( Khuyến khích học sinh học tập )
- Tìm mọi biện pháp động viên khuyến khích học sinh học tập, không nên lúc nào cũng chê trách học sinh.
2. Nội dung câu hỏi
Phải đặt câu hỏi từ dễ đến khó. Câu hỏi dễ dành cho học sinh yếu kém, câu hỏi khó dành cho học sinh khá.
- Câu hỏi dựa theo bài đọc phải ghi trước lên bảng. (Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm để tìm thông tin trả lời)
- Các câu hỏi không cho học sinh biết trước (nghe hiểu để trả lời) dành cho học sinh khá giỏi. (Giáo viên chỉ thực hiện sau khi hỏi các câu hỏi bình thường kiểm tra sự thông hiểu bài đọc)
- Nên hỏi nhiều câu hỏi để học sinh nói được kiến thức mà các em đã biết. Đừng giảng giải điều học sinh đã biết mà nên hỏi để học sinh nói điều các em đã biết.
3. Game và Activity (Trò chơi và Hoạt động)
Nếu gọi là Game thì hình thức và cách tổ chức phải vui. Khi tổ chức Game học sinh vừa ôn luyện kiến thức ngữ pháp, từ vựng nhưng nội dung phải vui. Nếu không đảm bảo yếu tố vui thì được gọi là Activity.
4. Sử dụng tiếng Việt khi giảng dạy
- Tránh nói một câu tiếng Anh rồi dịch sang tiếng Việt (mất thời gian, không rèn được kỹ năng nghe cho học sinh, vì học sinh ỷ lại thầy sẽ nói bằng tiếng Việt)
- Nếu giáo viên nhận thấy học sinh trong lớp mình yếu thì sử dụng tiếng Việt để giảng giải,
Trần Văn Cơ
Chuyên viên Tiếng Anh - Sở GD – ĐT Bình Định
I. CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI GIẢNG DẠY
1. Tránh lãng phí :
- Dùng một tờ giấy Ruki cắt làm hai, bọc nhựa, chuẩn bị thêm 6 cây viết dùng viết bảng mica cho học sinh ghi nội dung thực hành theo nhóm. Thực hành xong xóa đi, ta vẫn có tờ giấy Ruki trắng như cũ.
- Đồ dùng dạy học là tranh vẽ cần bọc nhựa cẩn thận để sử dụng lâu dài.
- Bảng biểu thiết kế để học sinh thực hành điền thông tin vào từ nội dung bài đọc nên bọc nhựa, cho học sinh dùng viết viết bảng mica (whiteboard pen) để viết. Sau khi dạy xong một lớp xóa đi sẽ thành bảng biểu mới để dạy cho một lớp khác.
2. Chia nhóm
- Nhiều giáo viên theo thói quen chia học sinh làm 4 nhóm. Tuy nhiên ở các lớp học đông học sinh, nếu chia thành 4 nhóm thì các em khó hoạt động (vì lúc này học sinh ở ba bàn liên tiếp tạo thành 1 nhóm). Để khắc phục tình trạng này nên chia thành 6 nhóm: Học sinh ngồi ở hai bàn học liên tiếp tạo thành 1 nhóm. Các em ngồi ở bàn trên quay xuống bàn dưới, việc tổ chức hoạt động sẽ dễ dàng hơn.
- Cần đặt tên cho các Nhóm sinh động hơn. Ví dụ thay vì đặt tên Nhóm I, II, … ta đặt Cat, Dog, Monkey, Tiger, … hoặc cho các em tự đặt tên nhóm của mình.
3. Vẽ lại tranh trong sách giáo khoa
Nhiều giáo viên vẽ hoặc thuê người vẽ lại các tranh trong sách giáo khoa nhưng khi mang đến lớp chỉ đưa cho học sinh xem, nói vài câu rồi đem cất đi. Việc này vừa tốn kém vừa mất thời gian. Nếu tất cả học sinh trong lớp đều có sách giáo khoa thì không cần phải vẽ lại.
4. Soạn giảng cần làm rõ các mục đích yêu cầu
- Language Content (Nội dung ngôn ngữ) : Kiến thức mà học sinh sẽ được học trong tiết dạy: chủ điểm ngữ pháp gì, từ vựng về chủ điểm gì.
- Language Function (Chức năng ngôn ngữ): Kiến thức ngôn ngữ mà học sinh được học dùng để làm gì (ví dụ: diễn đạt lời mời, thuyết phục, … )
5. Thiết kế hoạt động dạy học khi soạn giảng
Nên nhớ bất kỳ một hoạt động nào giáo viên thực hiện cũng phải nhằm một mục đích rõ ràng, tức là phải có task (bài tập) cho học sinh thực hiện.
Ví dụ: Cho học sinh nghe băng (hay thầy / cô đọc) và trả lời các câu hỏi ghi trên bảng.
II. KIỂM TRA BÀI CŨ
1. Gọi một hoặc hai học sinh lên bảng trả lời hoặc làm bài, yêu cầu tất cả các học sinh khác trong lớp làm bài trên giấy. Khi cần có thể thu bài làm của một vài học sinh để chấm. Thực hiện bằng cách này thì khi nhận xét, chữa bài cho học sinh được gọi lên bảng trả lời sẽ có tác dụng gíup tất cả học sinh trong lớp ôn luyện lại kiến thức.
II. TRONG KHI LÊN LỚP
1. Motivation ( Khuyến khích học sinh học tập )
- Tìm mọi biện pháp động viên khuyến khích học sinh học tập, không nên lúc nào cũng chê trách học sinh.
2. Nội dung câu hỏi
Phải đặt câu hỏi từ dễ đến khó. Câu hỏi dễ dành cho học sinh yếu kém, câu hỏi khó dành cho học sinh khá.
- Câu hỏi dựa theo bài đọc phải ghi trước lên bảng. (Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm để tìm thông tin trả lời)
- Các câu hỏi không cho học sinh biết trước (nghe hiểu để trả lời) dành cho học sinh khá giỏi. (Giáo viên chỉ thực hiện sau khi hỏi các câu hỏi bình thường kiểm tra sự thông hiểu bài đọc)
- Nên hỏi nhiều câu hỏi để học sinh nói được kiến thức mà các em đã biết. Đừng giảng giải điều học sinh đã biết mà nên hỏi để học sinh nói điều các em đã biết.
3. Game và Activity (Trò chơi và Hoạt động)
Nếu gọi là Game thì hình thức và cách tổ chức phải vui. Khi tổ chức Game học sinh vừa ôn luyện kiến thức ngữ pháp, từ vựng nhưng nội dung phải vui. Nếu không đảm bảo yếu tố vui thì được gọi là Activity.
4. Sử dụng tiếng Việt khi giảng dạy
- Tránh nói một câu tiếng Anh rồi dịch sang tiếng Việt (mất thời gian, không rèn được kỹ năng nghe cho học sinh, vì học sinh ỷ lại thầy sẽ nói bằng tiếng Việt)
- Nếu giáo viên nhận thấy học sinh trong lớp mình yếu thì sử dụng tiếng Việt để giảng giải,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Văn Cơ
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)