Một số vấn đề đặt ra toàn cầu
Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Nga |
Ngày 26/04/2019 |
67
Chia sẻ tài liệu: Một số vấn đề đặt ra toàn cầu thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRÊN PHẠM VI TOÀN CẦU
A. VẤN ĐỀ DÂN TỘC, TÔN GIÁO
B. CHỦ NGHĨA KHỦNG BỐ
C. BÙNG NỔ DÂN SỐ VÀ NGHÈO ĐÓI
D. CẠN KIỆT TÀI NGUYÊN VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
A. DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO
I/ Dân tộc
1) Lịch sử hình thành dân tộc
2) Một số nguyên nhân về vấn đề xung đột sắc tộc giữa các dân tộc, quốc gia
3) Các biện pháp để giải quyết tốt vấn đề dân tộc
4)Vấn đề dân tộc ở Việt Nam
II/ Tôn giáo
1)Định nghĩa
2) Nguồn gốc
3) Tình hình của tôn giáo hiện nay
4) Một số nguyên nhân về xung đột tôn giáo
5) Biểu hiện và tác động
6) Các biện pháp
7)Vấn đề tôn giáo ở Việt Nam
A. DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO
I/ Dân tộc
1) Lịch sử hình thành
Lịch sử hình thành các dân tộc gắn liền với cuộc sống trải ra hàng ngàn năm của các cư dân nông nghiệp, khi xã hội bước vào thời kì văn minh, định cư để tiến hành lao động sản xuất. Như vậy, dân tộc và khối cộng đồng người hình thành trong quá trình lịch sử. Những người cùng dân tộc là những người cùng sống với nhau lâu đời, cùng chung một lịch sử.
Trên thế giới có rất nhiều tộc người, Tộc người lớn nhất trên thế giới là người Hán (hơn 700 triệu người) của Trung Quốc, lớn thứ hai là người Hindu (Ấn Độ), thứ ba là người Anh, kế tiếp là người Ả Rập, người Nga, người Angieri, người Đức, người Kinh (Việt Nam), người Thái, người Malayxia,…có những tộc người chỉ có vài trăm người (Andamanmincopi ở Ấn Độ, Toala ở Inđônêxia,…).
2) Một số nguyên nhân về vấn đề xung đột sắc tộc giữa các dân tộc, quốc gia
- Một là, những nguyên nhân lịch sử: những mâu thuẫn hay những hận thù sâu xa từ xưa để lại, có nhiều dạng: mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, tư tưởng, lợi ích kinh tế.
- Hai là, khi xu thế độc lập dân tộc được khẳng định, các dân tộc muốn tự khẳng định, …những vấn đề dân tộc không được thực hiện và không được chấp thuận thỏa đáng, sẽ dễ gây ra bùng nổ.
- Ba là, vai trò của cộng đồng quốc tế trong việc dập tắt các lò lửa xung đột cũng có giới hạn.
- Bốn là, hầu như tất cả các xung đột sắc tộc đều chứa đựng các lợi ích của các nước trực tiếp tham gia và cả những nước đứng ngoài.
- Năm là, không ít trường hợp chủ nghĩa đế quốc đã "đổ thêm dầu vào lửa“ để bán được nhiều vũ khí, nên không bao giờ muốn có một thế giới hoà bình.
- Sáu là, sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã có tác động rất lớn đến vấn đề dân tộc.
3. Các biện pháp để giải quyết tốt vấn đề dân tộc
- Một là, mỗi dân tộc đều phải được quyền sống, quyền sinh tồn. Nhà nước phải thừa nhận và bảo vệ sự tồn tại của các cộng đồng dân tộc người, tránh việc hòa tan tộc người nhỏ vào cộng đồng lớn. Vì vậy Nhà nước phải thừa nhận và bảo vệ sự tồn tại của các cộng đồng dân tộc người, tránh việc hòa tan tộc người nhỏ vào cộng đồng lớn.
- Ba là, mỗi dân tộc và bộ tộc đều có quyền bình đẳng, không một dân tộc nào có quyền đứng trên dân tộc khác.
- Bốn là, mỗi quốc gia có quyền tự quyết, tự quản, chủ quyền dân tộc.
- Năm là, mỗi quốc gia có quyền bảo lưu, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Sáu là, mỗi quốc gia có quyền kiểm soát và sử dụng tài nguyên thiên nhiên của mình.
- Bảy là, quyền được tiếp thu những thành tựu của nền văn hóa thế giới.
- Tám là, quyền công dân.
4. Về vấn đề dân tộc ở Việt Nam
Các thế lực thù địch đẩy mạnh tuyên truyền xuyên tạc lịch sử, như vấn đề lịch sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam, lịch sử vương quốc Chăm-pa để kích động tư tưởng hận thù dân tộc, ly khai, tự trị. Tiếp tục hậu thuẫn cho số phản động ở các khu vực trọng điểm gia tăng hoạt động chống phá, thực hiện ý đồ thành lập “Nhà nước Đề ga độc lập ở Tây Nguyên”, “Nhà nước Khmer Krom” ở Tây Nam bộ, “Nhà nước Chăm độc lập” ở Nam Trung Bộ và “Vương Quốc Mông” ở Tây Bắc nhằm phá vỡ sự thống nhất quốc gia ở Việt Nam, tạo tiền đề cho sự can thiệp của các thế lực thù địch ở bên ngoài...
.II.Tôn giáo
1.Định nghĩa của tôn giáo.
Tôn giáo là niềm tin vào những gì siêu nhiên, thiêng liêng hay thần thánh,cũng như những đạo lý, lễ nghi ,tục lệ và tổ chức liên quan đến niềm tin đó. Những ý niệm cơ bản về tôn giáo chia thế giới thành hai phần. Trần tục là những gì bình thường trong cuộc sống con người,còn thiêng liêng là cái siêu nhiên,thần thánh. Đứng trước sự thiêng liêng con người sử dụng lễ nghi để bài tỏ sự tôn kính ,sùng bái và đó chính là cơ sở của tôn giáo.
2.Nguồn gốc tôn giáo
Nguồn gốc xã hội của tôn giáo là những nguyên nhân và điều kiện khách quan của đời sống xã hội làm nảy sinh và tái hiện những niềm tin tôn giáo.Trong đó 1 nguyên nhân và điều kiện gắn với mối quan hệ giữa con người với tự nhiên,1 số gắn với mối quan hệ giữa con người với con người.
Sự bất lực của người nguyên thủy trong cuộc đấu tranh với giới tự nhiên là do sự hạn chế ,sự yếu kém của kém của các phương tiện và công cụ lao động.Người nguyên thủy tìm đến phương tiện tưởng tượng hư ảo,nghĩa là tìm đến tôn giáo.
Như vậy không phải bản thân giới tự nhiên sinh ra tôn giáo mà là mối quan hệ đặc thù của con người và giới tự nhiên ,do trình độ sản xuất quyết định.Đây là nguồn gốc xã hội tôn giáo.
3. Tình hình của tôn giáo hiện nay
Hiện nay trên thế giới có hơn 10.000 tôn giáo khác nhau, trong đó khoảng 150 tôn giáo có hơn 1 triệu tín đồ. Có 4 tôn giáo lớn: Kitô giáo ( bao gồm Công giáo, Tin lành, Chính thống giáo) đây là tôn giáo có số lượng tính đồ lớn nhất khoảng 2 tỷ tính đồ; Hồi giáo; Ấn Độ giáo; Phật giáo.
Những năm gần đây hoạt động của tôn giáo khá sôi động, diễn ra theo nhiều xu hướng. Đặc biệt gần đây, xu hướng đa thần giáo phát triển, đồng thời nhiều hiện tượng tôn giáo lạ ra đời, trong đó có một số tổ chức tôn giáo là một trong những tác nhân gây xung đột tôn giáo, xung đột dân tộc gay gắt hiện nay.
Xung đột tôn giáo
Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động lợi dụng tôn giáo để chống phá, can thiệp vào các quốc gia dân tộc độc lập.
Tình hình hoạt động của các tôn giáo thế giới có tác động không nhỏ đến tôn giáo ở Việt Nam. Mặt khác, các thế lực thù địch cũng lợi dụng sự mở rộng giao lưu đó để tuyên truyền, kích động đồng bào tôn giáo trong và ngoài nước chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
4. Một số nguyên nhân về vấn đề xung đột tôn giáo
- Thứ nhất, không có một chân lý nào là tuyệt đối hay tối hậu, để bất cứ một tôn giáo nào có thể bám lấy rồi tự xưng mình là tôn giáo độc tôn, rồi ép buộc các tôn giáo khác phải phục tùng và cải đạo nên đã dẫn đến tranh cãi nhau và đấu tranh với nhau.
- Thứ hai, không có hai con người giống nhau, giữa người và người, nếu đứng về tâm lý mà nói thì có sự khác biệt rất lớn. Ngoài ra thì nhận thức, tư duy cũng như tín ngưỡng không giống nhau nên đã dẫn đến những bất đồng không thể giải quyết, nên đã dùng đến bạo lực. Mọi xung đột, chiến tranh đều từ đó mà ra.
5. Biểu hiện và tác động
- Bắc Ireland, có một xã hội cực kỳ phân biệt tôn giáo. Chỉ có 5% người Tin lành sống trong vùng Công giáo và ngược lại có 68% người trẻ từ 18 đến 25 tuổi không nói chuyện với người khác tôn giáo.
- Trên lãnh thổ châu Âu tới nay vẫn nổi lên cuộc xung đột giữa Moskva với Tbilisi, về những vấn đề bóc tách thành những nước cộng hòa độc lập của Abkhazia và Nam Ossetia (nền độc lập này đã được Nga và Nicaragua công nhận).
Hiện nay, quan hệ ngoại giao giữa Moskva với Tbilisi vẫn chưa được cải thiện đáng kể.
- Tại châu Á, xung đột quân sự lớn là việc Ấn Độ chống lại những phần tử li khai ở Kashmia.
- Xung đột Israel – Palestin đây là cuộc xung đột phức tạp nhất thế giới bao gồm tất cả các yếu tố có thể gây mâu thuẫn giữa các cộng đồng người: từ lịch sử, tôn giáo, văn hóa cho tới chính trị, kinh tế, địa chính trị chiến lược và cả sự can dự quá sâu của các nước lớn.
- Ở Kashmia là cuộc xung đột vũ trang kéo dài giữa những người theo Hồi giáo,được Pakistan bênh vực và những người theo Ấn Độ giáo.
- Ở Kosovo, là mâu thuẫn giữa những người gốc Albania Hồi giáo,và những người Serbia theo Chính Thống giáo, ở Tsesnia (Cộng hoà Liên bang Nga), là cuộc chiến thật sự giữa quân ly khai Hồi giáo và quân đội Nga.
- Ở Afganistan,là cuộc chiến kéo dài giữa nhánh cực đoan của Hồi giáo, đại biểu bởi chính quyền Taleban , ở Nam Sudan là cuộc chiến giữa những người Thiên Chúa giáo và người Hồi giáo.
- Tại châu Mỹ La tinh, căng thẳng nhất là những đụng độ quân sự giữa chính phủ Columbia với các lực lượng vũ trang đối lập khác nhau, trước hết là với lực lượng vũ trang cách mạng Columbia (FARC). trở thành một quốc gia độc lập của một số thế lực tại Kashmia.
Video Căng thẳng xung đột tôn giáo Malaysia: - 12/01/2010
Video nói về xung đột hồi giáo và thiên chúa giáo ở Nigêria
6. Biện pháp để giải quyết tốt vấn đề tôn giáo
- Giải quyết nguồn gốc tự nhiên: nguồn gốc xã hội của tôn giáo.
- Giải quyết vấn đề tôn giáo phải sử dụng các giải pháp trong tất cả các lĩnh vực nhằm xác lập thế giới hiện thực không có áp bức, bất công, nghèo đói, dốt nát. Không sử dụng biện pháp cưỡng chế để xóa bỏ tôn giáo.
-Tôn trọng bảo đảm quyền tự do tính ngưỡng và không tính ngưỡng của công dân, bài trừ mê tính dị đoan. Không ngừng tạo điều kiện cho quần chúng tiến bộ mọi mặt, bảo đảm cho tính đồ hoạt động đúng pháp luật.
- Khi giải quyết những vấn đề tôn giáo cần phải quán triệt quan điểm lịch sử.
- Phân biệt rõ mối quan hệ giữa chính trị và tư tưởng trong giải quyết vấn đề tôn giáo. Việc phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo nhằm xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, không phân biệt tín ngưỡng tôn giáo, phát huy tinh thần yêu nước, xử lí kịp thời những phần tử lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng.
7) Về vấn đề tôn giáo Việt Nam
Bọn phản động công khai hậu thuẫn cho số đối tượng chống đối trong các tôn giáo cả về tinh thần lẫn vật chất để thúc đẩy chủ trương ly khai trong nội bộ một số tổ chức tôn giáo. Thời gian qua, chúng liên tục kích động, kêu gọi đòi lại đất đai, cơ sở vật chất có nguồn gốc tôn giáo như vụ 42 Nhà Chung, giáo sứ Thái Hà (Hà Nội), La Vang (Quảng Trị )…
Các phần tử phản động, cực đoan trong các tôn giáo cũng chuyển đổi phương pháp nắm giáo dân bằng cách lấy các tổ chức hội đồng, hội đoàn làm nòng cốt nhằm tranh giành quần chúng, âm mưu tạo dựng lực lượng đối trọng với chính quyền; âm mưu thành lập “Uỷ ban liên tôn giáo chống cộng”…
Cùng với việc phát triển không bình thường đạo Tin lành trong vùng đồng bào dân tộc, chúng đã hình thành các “tôn giáo lạ” ở vùng miền núi phía Bắc như đạo “San sư khổ tảo” ở Hà Giang, Cao Bằng, “Sề chù ha ly lù gia’ ở Lai Châu … để gây chia rẽ mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, tạo ra các nhân tố tiềm ẩn gây mất ổn định chính trị, xã hội trong đồng bào dân tộc thiểu số.
B. CHỦ NGHĨA KHỦNG BỐ
Định nghĩa
Chủ nghĩa khủng bố quốc tế và quá trình toàn cầu hóa
Nguyên nhân
Mục tiêu
Biện pháp
B. CHỦ NGHĨA KHỦNG BỐ
1/ Định nghĩa:
Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc: Khủng bố là việc cá nhân hay đại diện một nhà nước thực hiện, tổ chức thực hiện những hành động chống lại nhà nước khác hay hay dung túng việc thực hiện hành vi như vậy nhằm chống lại cá nhân hay nhà nước nhằm mục đích gây ra sự sợ hãi ở các nhà hoạt động nhà nước, các nhóm cá nhân hay toàn bộ dân cư.
2.Chủ nghĩa khủng bố và quá trình toàn cầu hóa.
Thuật nhữ”Chủ nghĩa khủng bố quốc tế” được sử dụng rộng rãi từ những năm 1970, nó bắt đầu được tất cả thừa nhận sau hành động khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 tại Niuooc.
Trên thế giới đang hình thành một sự phân cực mới,ở 1 cực là sự hợp tác giữa các nước dân chủ trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa khủng bố quốc tế,còn ở cực khác là những kẻ ủng hộ bạo lực xuyên quốc gia.
Quy mô liên minh nhằm chống lại chủ nghĩa khủng bố là có lý do của nó là tất cẩ các chính phủ và các chế đọ đều cảm nhận thấy sự đe dọa đối với chế độ nhà nước của mình từ phía chủ nghĩa khủng bố.
Những hoạt động khủng bố của tổ chức “All-Keeda” là biểu hiện những mạo hiểm mới của toàn cầu hóa.
Những hình thức biểu hiện khác của sự mạo hiểm này là:vũ khí hủy diệt hàng loạt. Những mặt tiêu cực của toàn cầu hóa là mối nguy hiểm không những đối với nước Mỹ mà còn đối với toàn bộ thế giới văn minh mà đặc biệt là chủ nghĩa khủng bố là biểu hiện nổi bật.
3.Nguyên nhân
Mâu thuẫn giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, các nước nằm trong những điều kiện khác nhau về nguyên tắc và phát triển theo các mô hình hoàn toàn khác nhau,không tiếp cận được với nhau.mâu thuẩn này ngày càng lớn hơn và không thể dung hòa được về điều kiện sinh hoạt và phúc lợi xã hội ngày càng xấu đi.
Các nước đang phát triển lạc hậu hơn các nước phát triển nên có tâm trạng thù địch đối với các nước phát triển và những giá trị của chúng.
Thái độ thất vọng gắn liền với điều đó chuyển thành thái độ câm ghét và thù địch đối với các nước phát triển và trước hết là đối với thủ lĩnh và biểu tượng của chúng là nước Mỹ.
Hiện nay nhờ cuộc đấu tranh kiên quyết của Mỹ và các nước phát triển chống lại chủ nghĩa khủng bố, còn trong tương dài thì sự bất ổn định toàn cầu có thể vẫn sẽ tăng lên
4.Mục tiêu
- Hệ thống thông tin: Các mạng nội bộ, đài phát thanh, truyền hình gây thiệt hại về cơ sở vật chất, gián đoạn thông tin nhằm bịt miệng đối phương trong vấn đề nào đó.
Ngày 11 tháng 9 năm 2001, bọn khủng bố đã cướp phi cơ và tấn công đâm thẳng vào tòa nhà tháp đôi tại New York
- Các mục tiêu dân sự: Sân bay, ga xe lửa, khu vui chơi, ám sát thủ lĩnh đối lập... là khu vực dễ tấn công nhất nhưng vô nhân đạo nhất.
- Phá hoại, giảm bớt tiềm lực quân sự, kinh tế của đối phương từ đó gây sức ép để đối phương thoả hiệp.
- Xoá bỏ thủ lĩnh đối lập, thay đổi quyết sách của phe, quốc gia đối lập. Gây mất ổn định chính trị, nhằm thừa nước đục thả câu, đây là mục tiêu chính của khủng bố hiện nay.
Các cuộc khủng bố trên Thế giới :
- Vụ khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ làm chết hơn 4.000 người và bị thương hơn 10.000 người, thiệt hại về kinh tế hàng nghình tỷ USD.
Sự kiện 11/9/2001
- Những vụ khủng bố hàng ngày diễn ra ở Irăc của các lực lượng phản đối đã giết hại hàng chục nghìn người
- Ngày 1/9/2004 Vụ khủng bố đẫm máu tại thị trấn Beslan (Nga) đã làm 322 người chết và hơn 700 người bị thương.
- Những vụ khủng bố ở miền nam Thái Lan, Inđônêsia, Philippin , bắc Ấn Độ cũng đã làm hàng nghìn người chết và bị thương trên 1.000 người…
- Ngày 11/3/2004 vụ đánh bom đồng loạt tại 4 nhà ga xe lửa tại thủ đô Marđrit (Tây Ban Nha) làm gần 200 người chết và hơn 1.400 người bị thương.
Nhà ga xe lửa ở thủ đô Marđrit
5.Biện pháp
Đấu tranh chống khủng bố có hệ thống,tiêu diệt các mạng lưới khủng bố bằng mọi phương tiện trong khuôn khổ hợp tác quốc tế và hoạt động chung của các cơ quan chuyên trách.
Cô lập những phần tử chủ chốt của mạng lưới khủng bố khỏi những cá nhân có thiện cảm với chúng.
Cộng đồng quốc tế cần phải thực hiện hàng loạt biện pháp,mở ra triển vọng xã hội và chính trị cho các nhóm dân cư nằm ngoài lề xã hội và có tiềm năng sẵn sàng dùng bạo lực.
C. BÙNG NỔ DÂN SỐ - NGHÈO ĐÓI
I/ Bùng nổ dân số
1. Định nghĩa bùng nổ dân số
2. Nguyên nhân
3. Hiện trạng và xu hướng bùng nổ dân số
a) Hiện trạng
b) Xu hướng
4. Hậu quả
5. Biện pháp
II/ Nghèo đói
1. Khái niệm
2. Nguyên nhân
3. Tình trạng nghèo đói trên thế giới
I/ Bùng nổ dân số:
1. Định nghĩa bùng nổ dân số.
Là sự phát triển dân số vượt bậc về số lượng khi tỉ lệ sinh vẫn cao mà tỉ lệ tử giảm xuống rất thấp. Thường tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao hơn 2,1% trong một thời gian dài thì đó được coi là giai đoạn bùng nổ dân số.
2. Nguyên nhân
- Công nghiệp hoá phát triển mạnh tạo điều kiện để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp.
- Tỉ xuất tử giảm và tuổi thọ tăng mạnh nhờ những tiến bộ vượt bậc về y tế và cung ứng lương thực thực phẩm ở những nước kinh tế phát triển.
- Tỉ xuất sinh cao do quan niệm truyền thống ( nhiều con là biểu hiện của hạnh phúc) và lí do kinh tế(con cái là nguồn nhân lực và đảm bảo cho tuổi già).
- Chính sách dân số của mỗi quốc gia còn lỏng lẻo
- Trình đô dân trí thấp ,nghèo đói,thiếu hiểu biết về dân số
3. Hiên trạng và xu hướng bùng nổ dân số:
a. Hiện trạng:
Tình hình dân số thế giới từ năm 1820 – 1999 và dự đoán năm 2025
Qua bảng số liệu ta thấy dân số thế giới tăng rất nhanh trong những năm qua. Thời gian dân số tăng thêm 1 tỷ người ngày càng rút ngắn :100 năm – 30 năm – 15 năm – 12 năm. Thời gian dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn: 100 năm – 45 năm – 25 năm.
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên trung bình năm
( Đơn vị: % )
Qua bảng số liệu này cho thấy vấn đề bùng nổ dân số thực chất diễn ra ở các nước đang phát triển: Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ở các nước đang phát triển cao hơn mức tb của thế giới (1,5%/năm so với 1,2%/năm).
+ Các nước đang phát triển chiếm tới 95% số lượng gia tăng dân số thế giới hàng năm.
+ Dân số ở các nước đang phát triển chiếm tới 80% dân số thế giới.Theo số liệu thống kê năm 1990, dân số thế giới hơn 5tỉ người, trong đó các nước đang phát triển có 4.1tỉ người, chiếm 77,23% dân số thế giới.
Trong khi đó số dân của các nước thuộc nhóm phát triển chiếm chưa đầy 1/3 dân số thế giới với xu hướng ngày càng thấp về tỉ trọng. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên luôn thấp hơn mức tb của thế giới (0,1%/năm so với 1,2%/năm). Năm 1990, các nước kinh tế phát triển có số dân 1.205.192.000 người chiếm 22,77% dân số thế giới.
Cơ cấu dân số thế giới phân theo hai nhóm nước trong thời kì 1950 – 2025 (%)
33
67
29.2
79.8
16
84
2000
1950
2025
b. Xu hướng:
- Bùng nổ dân số xảy ra chủ yếu ở các nước đang phát triển,các nước có thu nhập thấp.
- Mặc dù tốc độ gia tăng dân số toàn thế giới có xu hướng giảm (2,4% trong những năm 60 của thế kỉ XX, 1,3% trong thời kì 1995 – 2000), nhưng quy mô dân số thế giới vẫn tiếp tục tăng ( 78 triệu mỗi năm và 215 000 người mỗi ngày).
- Bùng nổ dân số là hiện tượng có tính chất tạm thời. Đến 1 giai đoạn nào đó bùng nổ dân số sẽ dần dần lắng dịu và đi vào ổn định.
4. Hậu quả:
- Dân số và sự nghèo đói, lạc hậu:
+ Ở phương Tây, có tác giả cho rằng: nếu dân số tăng 1% thì thu nhập quốc dân tăng khoảng 4%. Ở châu Phi, có một số quốc gia kém phát triển, tỷ lê tăng dân số hàng năm lên rất cao đến 3%.
+ Sự tăng quá nhanh dân số ở các nước đang phát triển, một mặt làm giảm chất lượng cuộc sống, dẫn đến vòng luẩn quẩn của sự suy thoái kinh tế - xã hội, mặt khác là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bùng nổ dân số trên phạm vi toàn cầu.
DÂN SỐ
TĂNG NHANH
Thừa lao động,
không có việc làm
KT _ XH kém
Phát triển
Tệ nạn xã hội
tăng
Năng suất lao động
thấp
Bệnh tật
Sức khỏe,
thể lực kém
Mức sông thấp
Vòng lẩn quẩn của gia tăng dân số nhanh ở các nước đang phát triển
- Dân số và tình trạng thất nghiệp:
Theo con số thống kê của những năm 1970, số người thất nghiệp hoàn toàn hay thất nghiệp một phần ở các thành phố của các nước châu Mỹ La tinh đã chiếm khoảng 15%-25%, trong đó còn có khoảng 40% số người có việc làm nhưng không đầy đủ việc và số công nhân chỉ làm việc theo thời vụ.
Tình trạng sinh sống tại nông thôn của các nước đang phát triển quá thừa lao động cũng đang tồn tại một cách phổ biến. Ðầu những năm của thập niên 1980, dân số nông thôn “quá thừa” ở các nước đang phát triển của châu Á cũng chiếm từ 35% đến 45%, trong khi tại châu Phi con số này là từ 30% đến 50%.
- Dân số và vấn đề giáo dục:
Sự tăng trưởng của dân số cộng thêm sự phát triển chậm chạp của kinh tế, dẫn đến việc đầu tư về giáo dục quá ít. Bước vào những năm của thập niên 1980, vẫn còn nhiều nước đang phát triển có đến 80% lâm nạn mù chữ. Số người mù chữ trên thế giới vào thập niên 1950 là 700 triệu, đến thập niên 1990 lên đến 950 triệu; số người mù chữ ở châu Á và châu Phi đã chiếm 92%.
- Dân số và vấn đề tài nguyên thiếu hụt:
Vào đầu thế kỷ XXI, một số vùng Nam Á, Trung Mỹ, nhất là Bắc Phi, Ðông Phi, Tây Phi, đã xuất hiện tình trạng thiếu nước ngọt hoàn toàn. Tài nguyên dầu lửa, nếu theo tốc độ khai thách của thập niên 1990, đến năm 2016 sẽ khô kiệt hoàn toàn; tuy nhiên, trữ lượng dầu lửa sẽ tăng lên theo sự thăm dò, những tốc độ thăm dò thì đã không theo kịp tốc độ khai thác.
- Dân số với vấn đề thiếu đất canh tác, lương thực căng thẳng:
+ Ruộng đất sử dụng quá độ, đã bị thoát hoá và sa mạc hoá.
+ Ruộng đất canh tác giảm đi, dân số thì lại tăng lên làm cho lương thực trong phạm vi toàn thế giới căng thẳng kéo dài. Hiện nay, đại đa số các nước đang phát triển tại châu Á, châu Phi, châu Mỹ La tinh đã phải nhập cảng lương thực.
- Dân số và ô nhiễm, môi trường:
Cùng với sự bùng nổ dân số trên toàn cầu và những bước đi lên của nền công nghiệp và thành thị hoá, môi trường ô nhiễm càng ngảy càng gia tăng trầm trọng. Khí quyển ô nhiễm, đất đai ô nhiễm, ô nhiễm do thuốc trừ sâu, rác sinh hoạt ô nhiễm, nước bị ô nhiễm, hải dương bị ô nhiễm, mưa a-xit ô nhiễm, chất phòng xạ ô nhiễm. Như thế, ô nhiễm môi trường đã đi vào mọi ngõ ngách trên trái đất.
Các nước đang phát triển do sức ép dân số và yêu cầu về công nghiệp, đến nay vẫn tiếp tục khai thác một lượng lớn đất hoang, sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu, xây dựng nhà máy, khiến cho sự phá hoại môi trường sinh thái ngày càng tăng lên.
Do các nước phát triển đến nay vẫn chiếm phần lớn tài nguyên trên thế giới, sử dụng nhiều khoáng sản, tuy hoàn cảnh môi trường được cải thiện tương đối nhiều, tuy nhiên, họ vẫn phải chịu trách nhiệm về việc lảm cho môi trường sinh thái ngày càng xấu đi.
5. Biện pháp
- Mỗi quốc gia có chính sách dân số thích hợp.
- Nâng cao mức sống của người dân.
- Nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải hạn chế dân số và ổn định tiêu thụ, làm cho mọi người hiểu rằng khả năng chịu đựng của trái đất không là vô hạn, rằng ổn định dân số là điều chủ chốt và trách nhiệm thực hiện thuộc về mọi người, không phân biệt nam, nữ.
- Tài trợ cho dịnh vụ kế hoạch hoá gia đình ở những nước thu nhập thấp.
II. Nghèo đói
1. Khái niệm.
Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa nghèo theo thu nhập. Theo đó một người là nghèo khi thu nhập bình quân mỗi ngày có ít hơn 1 đô la Mỹ tính theo sức mua địa phương thì được xem là rất nghèo.
Ở Mỹ một gia đình 4 người được coi là nghèo khi chỉ có thể chi tiêu ít hơn 19.310 đô la Mỹ trong một năm. Đối với những người độc thân thì ranh giới này ở vào khoảng 9.650 đô la.
- Ở Việt Nam chuẩn nghèo mới tính cho thời kỳ 2006-2010. “200 nghìn, 260 nghìn đồng/người/tháng”
- Ở một số nước người ta sử dụng calo để nói đến ngưỡng nghèo như ởMa-lai-xi-a sử dụng tiêu chuẩn 9.910 ca-lo một ngày tính trên một gia đình có hai người lớn và ba trẻ em để làm đường nghèo.
- Ở Ấn Độ áp dụng ngưỡng nghèo với chuẩn mực tiêu thụ bình quân đầu người hàng ngày 2.400 ca-lo đối với vùng nông thôn và 2.100 ca-lo đối với vùng đô thị.
- Ở Pa-ki-xtan lấy đường nghèo là tiêu thụ 2.350 ca-lo bình quân một người lớn qui ước hàng ngày.
Ngay trong một quốc gia mà người ta cũng sử dụng các tiêu chuẩn nghèo khác nhau, ví dụ ở Xri Lan-ca, các nhà nghiên cứu không phải lúc nào cũng lấy 2.500 ca-lo làm ngưỡng nghèo.
- Nếu như đặt ranh giới nghèo là 2 đô la Mỹ mỗi ngày thì có tổng cộng là 2,7 tỉ người nghèo, gần một nửa dân số thế giới.
Dưới đây là chuẩn mực nghèo của một số nước
2. Nguyên nhân
Những nguyên nhân chính dẫn đến nghèo được liệt kê ra là chiến tranh, cơ cấu chính trị , cơ cấu kinh tế (phân bố thu nhập không cân bằng, tham nhũng, nợ quá nhiều, nền kinh tế không có hiệu quả, thiếu những nguồn lực có thể trả tiền được), thất bại quốc gia, tụt hậu về công nghệ, tụt hậu về giáo dục, thiên tai, dịch bệnh, dân số phát triển quá nhanh và không có bình đẳng nam nữ.
3. Tình trạng nghèo đói trên thế giới
Theo số liệu của Ngân hàng Thế Giới thì trong năm 2001 trên toàn thế giới có 1,1 tỉ người (tương ứng với 21% dân số thế giới). (Năm 1981 là 1,5 tỉ người, vào thời gian đó là 40% dân số thế giới, năm 1987 là 1,227 tỉ người tương ứng 30% và năm 1993 là 1,314 tỉ người tương đương với 29%).
Phần lớn những người này sống tại châu Á, thế nhưng thành phần những người nghèo trong dân cư tại châu Phi lại còn cao hơn nữa.. Trong khi nhờ vào tăng trưởng kinh tế tại nhiều vùng của châu Á, tỷ lệ người nghèo giảm xuống rõ rệt (từ 58% xuống còn 16% tại Đông Á) thì con số những người nghèo nhất lại tăng lên ở châu Phi (gần gấp đôi từ 1981 đến 2001 phía Nam sa mạc Sahara).
Tại Đông Âu và Trung Á con số những người nghèo nhất đã tăng lên đến 6% dân số. Nếu như đặt ranh giới nghèo là 2 đô la Mỹ mỗi ngày thì có tổng cộng là 2,7 tỉ người nghèo, gần một nửa dân số thế giới.
Bên cạnh nguyên nhân chính trị, nghèo đói cũng là một nguyên nhân lớn của hiện tượng dân di cư từ vùng núi về đồng bằng, từ nông thôn về thành thị, từ các nước thứ ba về các nước phát triển.
Nghèo đói ở Châu Phi
D. CẠN KIỆT TÀI NGUYÊN VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
I/ Hiện trạng
1. Tài nguyên đất
2. Tài nguyên nước
3. Tài nguyên rừng
4. Tài nguyên khóang sản
5. Ô nhiễm không khí
a) Hiệu ứng nhà kính
b) Lỗ thũng tầng ôdôn và mưa axit
II/ Giải pháp khắc phục
Khái niệm môi trường: môi trường là các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo, lí học, hoá học, sinh học cùng tồn tại trong 1 không gian bao quanh con người.
I/ Hiện trạng:
1. Tài nguyên đất:
- Dân số ngày càng tăng lên, đất nông nghiệp, canh tác ngày càng giảm xuống. Tình trạng thiếu đất nông nghiệp đang là nguy cơ đối với toàn thế giới, nhất là ở Trung Quốc, Nhật Bản, Inđônêxia, Ai Cập và hàng loạt các nước ở đông trung và tây Phi. Bình quân đất canh tác đầu người trên thế giới chỉ còn 0,3 ha.
Ngoài ra tài nguyên đất còn bị thoái hoá do muối, hoá lầy và xa mạc hoá. Quá trình đô thị hoá ngày càng tăng làm diện tích đất ngày càng thu hẹp. thách thức lớn về lương thực đó là phải đảm bảo lương thực nuôi sống được 9 tỷ người trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp.
- Áp lực tăng dân số đòi hỏi nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng tăng và phải tăng cường khai thác độ phì nhiêu của đất bằng nhiều biện pháp như: Tăng cường sử dụng hóa chất :phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu, diệt cỏ. Đó là những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất.
- Sự ô nhiễm đất đã ảnh hưởng đến môi trường: Sự tích tụ cao các chất độc hại, các kim loại nặng trong đất sẽ làm tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại trong cây trồng, vật nuôi và gián tiếp gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người.
Một bãi rác
2. Tài nguyên nước:
- Nước là nguồn tài nguyên không thể thay thế đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt và suy thoái mạnh trên phạm vi toàn cầu.
- Do tăng dân số, do sự phát triển của công nghiệp và nông nghiệp, đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ làm tăng nhu cầu sử dụng nước ngày càng lớn, nếu không phát triển công nghệ tái sử dụng nước nhiều lần hoặc thực hiện các dự án lọc nước biển thì nguy cơ thiếu nước trong tương lai là rất lớn.
- Gần 1 tỷ người trên thế giới đang thiếu nước sử dụng, trên 1,6 tỷ người chưa có vệ sinh thuận tịên, họ phải sống trong tình trạng nước dùng bị ô nhiễm.
Mặc dù ở nhiều nơi đã có những cố gắng làm sạch nước nhưng sự ô nhiễm nước vẫn tiếp tục xấu ở nhiều quốc gia, 95% nước cống rãnh đô thị được đẩy ra các dòng nước hoặc ruộng đồng lân cận.
Ước tính về các khu vực được cung cấp nước vào năm 1980 và 1985
Tòan cầu: không tính Châu Âu và Trung Quốc
Châu Á – TBD chỉ tính 9 quốc gia: Bangladesh, Ấn Độ, Indonexia, Myanma, Pakistan, Philippin, Thái Lan, Việt Nam
- Ô nhiễm nguồn nước ngày càng trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.
Nước thải từ các trạm xăng, gas đổ thắng ra vịnh San Francisco
Nước bị ô nhiễm xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ở các đại dương nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu. Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại chất thải và nước thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông.
Doanh nghiệp xả thẳng nước thải chưa qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước sông
Cá chết vì ô nhiễm nguồn nước tại Hồ Tây, Hà Nội.
152 chú cá heo trên bờ biển Iran bị chết do ô nhiễm.
3. Tài nguyên rừng:
Rừng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với con người, không chỉ là nguồn cung cấp chủ yếu sản lượng sinh học sơ cấp, duy trì thực vật khối trên hành tinh mà còn đồng hoá từ 30 đến 35 triệu tấn CO2 mỗi năm, góp phần quan trọng trong việc xác định các thành phần không khí của khí quyển. Hiện nay rừng đang phải đối mặt với sự suy giảm về số lượng và chất lượng, do các hoạt động chặt phá rừng với nhiều mục đích khác nhau. Hàng năm ít nhất 5 triệu ha rừng nhiệt đới bị khai thác để đáp ứng nhu cầu công nghiệp vào đời sông của con người. Mỗi phút trái đất mất đi khoảng 30 ha rừng và với tốc độ này thì khoảng 160 năm nữa toàn bộ rừng trên trái đất sẽ biến mất. Cùng với sự phá huỷ rừng, nhiều hệ sinh thái tự nhiên cũng bị xâm hại và suy giảm diện tích, đa dạng sinh học rừng đang bị đe doạ nghiêm trọng. Ngoài ra rừng còn bị huỷ diệt do các trận mưa axit, chiến tranh tàn phá.
- Tòan thế giới có khỏang 3,8 tỷ ha rừng. Hàng năm mất đi khỏang trên 15 triệu ha.
- Tỷ lệ mất rừng nhiệt đới khỏang 2% /năm.
Châu Á mỗi năm mất khỏang 5 triệu ha rừng
Việt nam trước 1945 rừng chiếm 43% diện tích, hiện nay chỉ còn khỏang 33%, mặc dù có nhiều nỗ lực trồng và bảo vệ rừng.
- Song hiện nay, diện tích rừng có tăng lên nhưng chất lượng rừng giảm rất nhiều rừng chủ yếu là rừng đặc dụng, dùng trong sản xuất kinh doanh.
Chặt phá rừng bừa bãi
Clip ngắn phản ánh nạn chặt phá rừng hiện nay
4. Tài nguyên khoáng sản.
Mặc dù nguồn khoáng sản lớn nhưng bị khai thác một cách triệt để, chỉ thấy lợi ích trước mắt không biết khai thác đúng mức, ngày càng có xu hướng cạn kiệt nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường và con người. Làm xuất hiện nhiều vấn đề về phế thải rắn, cạn kiệt các tài nguyên khác ( xói mòn, thoái hoá đất, các tai biến môi trường…). Vì vậy cần phải nghỉên cứu để khai thác và sử dụng tổng hợp các dạng tài nguyên trong phạm vi khu vực mỏ khoáng sản.
5. Ô nhiễm không khí
Một góc Bắc Kinh sau khi mưa (bên trái) và ngày nắng đầy khói bụi (bên phải)
Nhà máy sản xuất ô nhiễm không khí vào trong không khí
a. Hiệu ứng nhà kính.
Hiệu ứng nhà kính do tự nhiên tạo nên và có tác dụng giữ nhiệt cho trái đất và hiện đang có nguy cơ bị phá vỡ do nồng độ khí thải vào trong khí quyển ngày càng lớn do các hoạt động kinh tế- xã hội (sử dụng năng lượng công nghiệp, nông nghiệp, phá rừng…) của con người ngày càng gia tăng.
Trong khí quyển lượng CO2 tự nhiên chỉ có 11 triệu tấn, nhưng hiện nay lượng khí CO2 thải vào khí quyển đã vượt quá 100 triệu tấn. Bụi công nghiệp thải vào khí quyển ngày 1 lớn. Hiện nay hơn 1,3 tỉ người phải sống trong khu vực mà lượng
CO2 và lượng thải công ngiệp vượt quá tiêu chuẩn của sức khoẻ thế giới và hàng năm có khoảng 500 nghìn người chết vì nguyên nhân này.
Sự phát tán quá mức khí nhà kính, đặc biệt là khí CO2 với mức độ ngày càng gia tăng vào trong khí quển là nguyên nhân làm nảy sinh hiệu ứng nhà kính và sự nóng lên toàn cầu.
Hậu quả hiệu ứng nhà kính sẽ làm cho băng ở vùng cực tan nhanh và nhiều hơn, mực nước biển sẽ dâng cao. Trong thời gian 1980 -1990 băng tan đã làm cho mực nước biển dâng cao 0,35cm/ năm, trong khi đó chỉ trong 10 năm trở lại đây, tốc độ dâng cao của mực nước biển đã là 0,6%/ năm. Nước biển dâng có thể làm ngập các đảo nhỏ, các vùng đất thấp, dân cư đông đúc ở ven biển và có thể làm ngập những thành phố nổi tiếng như: Cai rô và thành phố A lêch san đra của Ai cập, Am xtec đam và Rốt xtec đam của Hà Lan.
Ngoài ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính và nóng lên toàn cầu làm cho các dòng hải lưu các đới khí hậu bị thay đổi, bờ biển bị xói lở, xâm nhập mạnh vào sâu trong nội địa và điều kiện sống của sinh vật thay đổi. Có khoảng 2 -8% giống sinh vật sẽ bị mất đi và nhiều loại cây trồng giảm sản lượng do sự biến đổi khí hậu và mực nước biển tăng.
Khí thải - tác nhân gây hiệu
ứng nhà kính
Hiện tượng mực nước biển dâng
cao ở Thuỵ Sĩ
b. Lỗ thủng tầng ôdôn và mưa axit
- Tầng ôdôn là một tầng khí quyển mỏng nhưng có một vai trò đặc biệt quan trọng trong bảo vệ sự sống trên trái đất vì nó được xem như là một lá chắn tự nhiên bảo vệ trái đất khỏi tác động có hại của tia tử ngoại. sự gia tăng mạnh của khí thải CFC, chất khí được sử dụng nhiều trong công nghiệp làm lạnh, công nghiệp điện tử, khí thải máy bay… vào khí quyển là nguyên nhân gây suy giảm tầng ôdôn và làm xuất hiện lỗ thủng tầng ôdôn.
Sự suy giảm tầng ôdôn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da, bệnh về mắt, làm giảm năng suất cây trồng, vật nuôi… nếu tầng ôdôn giảm 1% nguy cơ mắc bệnh ung thư da tăng lên 2%.
- Do sự khuếch tán vào không khí quá nhiều khí thải lưu huỳnh, SO2. mà ở nhiều nước công nghiệp phát trỉên ở tây âu và bắc mỹ trong những thập .kỉ qua đ
A. VẤN ĐỀ DÂN TỘC, TÔN GIÁO
B. CHỦ NGHĨA KHỦNG BỐ
C. BÙNG NỔ DÂN SỐ VÀ NGHÈO ĐÓI
D. CẠN KIỆT TÀI NGUYÊN VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
A. DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO
I/ Dân tộc
1) Lịch sử hình thành dân tộc
2) Một số nguyên nhân về vấn đề xung đột sắc tộc giữa các dân tộc, quốc gia
3) Các biện pháp để giải quyết tốt vấn đề dân tộc
4)Vấn đề dân tộc ở Việt Nam
II/ Tôn giáo
1)Định nghĩa
2) Nguồn gốc
3) Tình hình của tôn giáo hiện nay
4) Một số nguyên nhân về xung đột tôn giáo
5) Biểu hiện và tác động
6) Các biện pháp
7)Vấn đề tôn giáo ở Việt Nam
A. DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO
I/ Dân tộc
1) Lịch sử hình thành
Lịch sử hình thành các dân tộc gắn liền với cuộc sống trải ra hàng ngàn năm của các cư dân nông nghiệp, khi xã hội bước vào thời kì văn minh, định cư để tiến hành lao động sản xuất. Như vậy, dân tộc và khối cộng đồng người hình thành trong quá trình lịch sử. Những người cùng dân tộc là những người cùng sống với nhau lâu đời, cùng chung một lịch sử.
Trên thế giới có rất nhiều tộc người, Tộc người lớn nhất trên thế giới là người Hán (hơn 700 triệu người) của Trung Quốc, lớn thứ hai là người Hindu (Ấn Độ), thứ ba là người Anh, kế tiếp là người Ả Rập, người Nga, người Angieri, người Đức, người Kinh (Việt Nam), người Thái, người Malayxia,…có những tộc người chỉ có vài trăm người (Andamanmincopi ở Ấn Độ, Toala ở Inđônêxia,…).
2) Một số nguyên nhân về vấn đề xung đột sắc tộc giữa các dân tộc, quốc gia
- Một là, những nguyên nhân lịch sử: những mâu thuẫn hay những hận thù sâu xa từ xưa để lại, có nhiều dạng: mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, tư tưởng, lợi ích kinh tế.
- Hai là, khi xu thế độc lập dân tộc được khẳng định, các dân tộc muốn tự khẳng định, …những vấn đề dân tộc không được thực hiện và không được chấp thuận thỏa đáng, sẽ dễ gây ra bùng nổ.
- Ba là, vai trò của cộng đồng quốc tế trong việc dập tắt các lò lửa xung đột cũng có giới hạn.
- Bốn là, hầu như tất cả các xung đột sắc tộc đều chứa đựng các lợi ích của các nước trực tiếp tham gia và cả những nước đứng ngoài.
- Năm là, không ít trường hợp chủ nghĩa đế quốc đã "đổ thêm dầu vào lửa“ để bán được nhiều vũ khí, nên không bao giờ muốn có một thế giới hoà bình.
- Sáu là, sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã có tác động rất lớn đến vấn đề dân tộc.
3. Các biện pháp để giải quyết tốt vấn đề dân tộc
- Một là, mỗi dân tộc đều phải được quyền sống, quyền sinh tồn. Nhà nước phải thừa nhận và bảo vệ sự tồn tại của các cộng đồng dân tộc người, tránh việc hòa tan tộc người nhỏ vào cộng đồng lớn. Vì vậy Nhà nước phải thừa nhận và bảo vệ sự tồn tại của các cộng đồng dân tộc người, tránh việc hòa tan tộc người nhỏ vào cộng đồng lớn.
- Ba là, mỗi dân tộc và bộ tộc đều có quyền bình đẳng, không một dân tộc nào có quyền đứng trên dân tộc khác.
- Bốn là, mỗi quốc gia có quyền tự quyết, tự quản, chủ quyền dân tộc.
- Năm là, mỗi quốc gia có quyền bảo lưu, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Sáu là, mỗi quốc gia có quyền kiểm soát và sử dụng tài nguyên thiên nhiên của mình.
- Bảy là, quyền được tiếp thu những thành tựu của nền văn hóa thế giới.
- Tám là, quyền công dân.
4. Về vấn đề dân tộc ở Việt Nam
Các thế lực thù địch đẩy mạnh tuyên truyền xuyên tạc lịch sử, như vấn đề lịch sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam, lịch sử vương quốc Chăm-pa để kích động tư tưởng hận thù dân tộc, ly khai, tự trị. Tiếp tục hậu thuẫn cho số phản động ở các khu vực trọng điểm gia tăng hoạt động chống phá, thực hiện ý đồ thành lập “Nhà nước Đề ga độc lập ở Tây Nguyên”, “Nhà nước Khmer Krom” ở Tây Nam bộ, “Nhà nước Chăm độc lập” ở Nam Trung Bộ và “Vương Quốc Mông” ở Tây Bắc nhằm phá vỡ sự thống nhất quốc gia ở Việt Nam, tạo tiền đề cho sự can thiệp của các thế lực thù địch ở bên ngoài...
.II.Tôn giáo
1.Định nghĩa của tôn giáo.
Tôn giáo là niềm tin vào những gì siêu nhiên, thiêng liêng hay thần thánh,cũng như những đạo lý, lễ nghi ,tục lệ và tổ chức liên quan đến niềm tin đó. Những ý niệm cơ bản về tôn giáo chia thế giới thành hai phần. Trần tục là những gì bình thường trong cuộc sống con người,còn thiêng liêng là cái siêu nhiên,thần thánh. Đứng trước sự thiêng liêng con người sử dụng lễ nghi để bài tỏ sự tôn kính ,sùng bái và đó chính là cơ sở của tôn giáo.
2.Nguồn gốc tôn giáo
Nguồn gốc xã hội của tôn giáo là những nguyên nhân và điều kiện khách quan của đời sống xã hội làm nảy sinh và tái hiện những niềm tin tôn giáo.Trong đó 1 nguyên nhân và điều kiện gắn với mối quan hệ giữa con người với tự nhiên,1 số gắn với mối quan hệ giữa con người với con người.
Sự bất lực của người nguyên thủy trong cuộc đấu tranh với giới tự nhiên là do sự hạn chế ,sự yếu kém của kém của các phương tiện và công cụ lao động.Người nguyên thủy tìm đến phương tiện tưởng tượng hư ảo,nghĩa là tìm đến tôn giáo.
Như vậy không phải bản thân giới tự nhiên sinh ra tôn giáo mà là mối quan hệ đặc thù của con người và giới tự nhiên ,do trình độ sản xuất quyết định.Đây là nguồn gốc xã hội tôn giáo.
3. Tình hình của tôn giáo hiện nay
Hiện nay trên thế giới có hơn 10.000 tôn giáo khác nhau, trong đó khoảng 150 tôn giáo có hơn 1 triệu tín đồ. Có 4 tôn giáo lớn: Kitô giáo ( bao gồm Công giáo, Tin lành, Chính thống giáo) đây là tôn giáo có số lượng tính đồ lớn nhất khoảng 2 tỷ tính đồ; Hồi giáo; Ấn Độ giáo; Phật giáo.
Những năm gần đây hoạt động của tôn giáo khá sôi động, diễn ra theo nhiều xu hướng. Đặc biệt gần đây, xu hướng đa thần giáo phát triển, đồng thời nhiều hiện tượng tôn giáo lạ ra đời, trong đó có một số tổ chức tôn giáo là một trong những tác nhân gây xung đột tôn giáo, xung đột dân tộc gay gắt hiện nay.
Xung đột tôn giáo
Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động lợi dụng tôn giáo để chống phá, can thiệp vào các quốc gia dân tộc độc lập.
Tình hình hoạt động của các tôn giáo thế giới có tác động không nhỏ đến tôn giáo ở Việt Nam. Mặt khác, các thế lực thù địch cũng lợi dụng sự mở rộng giao lưu đó để tuyên truyền, kích động đồng bào tôn giáo trong và ngoài nước chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
4. Một số nguyên nhân về vấn đề xung đột tôn giáo
- Thứ nhất, không có một chân lý nào là tuyệt đối hay tối hậu, để bất cứ một tôn giáo nào có thể bám lấy rồi tự xưng mình là tôn giáo độc tôn, rồi ép buộc các tôn giáo khác phải phục tùng và cải đạo nên đã dẫn đến tranh cãi nhau và đấu tranh với nhau.
- Thứ hai, không có hai con người giống nhau, giữa người và người, nếu đứng về tâm lý mà nói thì có sự khác biệt rất lớn. Ngoài ra thì nhận thức, tư duy cũng như tín ngưỡng không giống nhau nên đã dẫn đến những bất đồng không thể giải quyết, nên đã dùng đến bạo lực. Mọi xung đột, chiến tranh đều từ đó mà ra.
5. Biểu hiện và tác động
- Bắc Ireland, có một xã hội cực kỳ phân biệt tôn giáo. Chỉ có 5% người Tin lành sống trong vùng Công giáo và ngược lại có 68% người trẻ từ 18 đến 25 tuổi không nói chuyện với người khác tôn giáo.
- Trên lãnh thổ châu Âu tới nay vẫn nổi lên cuộc xung đột giữa Moskva với Tbilisi, về những vấn đề bóc tách thành những nước cộng hòa độc lập của Abkhazia và Nam Ossetia (nền độc lập này đã được Nga và Nicaragua công nhận).
Hiện nay, quan hệ ngoại giao giữa Moskva với Tbilisi vẫn chưa được cải thiện đáng kể.
- Tại châu Á, xung đột quân sự lớn là việc Ấn Độ chống lại những phần tử li khai ở Kashmia.
- Xung đột Israel – Palestin đây là cuộc xung đột phức tạp nhất thế giới bao gồm tất cả các yếu tố có thể gây mâu thuẫn giữa các cộng đồng người: từ lịch sử, tôn giáo, văn hóa cho tới chính trị, kinh tế, địa chính trị chiến lược và cả sự can dự quá sâu của các nước lớn.
- Ở Kashmia là cuộc xung đột vũ trang kéo dài giữa những người theo Hồi giáo,được Pakistan bênh vực và những người theo Ấn Độ giáo.
- Ở Kosovo, là mâu thuẫn giữa những người gốc Albania Hồi giáo,và những người Serbia theo Chính Thống giáo, ở Tsesnia (Cộng hoà Liên bang Nga), là cuộc chiến thật sự giữa quân ly khai Hồi giáo và quân đội Nga.
- Ở Afganistan,là cuộc chiến kéo dài giữa nhánh cực đoan của Hồi giáo, đại biểu bởi chính quyền Taleban , ở Nam Sudan là cuộc chiến giữa những người Thiên Chúa giáo và người Hồi giáo.
- Tại châu Mỹ La tinh, căng thẳng nhất là những đụng độ quân sự giữa chính phủ Columbia với các lực lượng vũ trang đối lập khác nhau, trước hết là với lực lượng vũ trang cách mạng Columbia (FARC). trở thành một quốc gia độc lập của một số thế lực tại Kashmia.
Video Căng thẳng xung đột tôn giáo Malaysia: - 12/01/2010
Video nói về xung đột hồi giáo và thiên chúa giáo ở Nigêria
6. Biện pháp để giải quyết tốt vấn đề tôn giáo
- Giải quyết nguồn gốc tự nhiên: nguồn gốc xã hội của tôn giáo.
- Giải quyết vấn đề tôn giáo phải sử dụng các giải pháp trong tất cả các lĩnh vực nhằm xác lập thế giới hiện thực không có áp bức, bất công, nghèo đói, dốt nát. Không sử dụng biện pháp cưỡng chế để xóa bỏ tôn giáo.
-Tôn trọng bảo đảm quyền tự do tính ngưỡng và không tính ngưỡng của công dân, bài trừ mê tính dị đoan. Không ngừng tạo điều kiện cho quần chúng tiến bộ mọi mặt, bảo đảm cho tính đồ hoạt động đúng pháp luật.
- Khi giải quyết những vấn đề tôn giáo cần phải quán triệt quan điểm lịch sử.
- Phân biệt rõ mối quan hệ giữa chính trị và tư tưởng trong giải quyết vấn đề tôn giáo. Việc phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo nhằm xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, không phân biệt tín ngưỡng tôn giáo, phát huy tinh thần yêu nước, xử lí kịp thời những phần tử lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng.
7) Về vấn đề tôn giáo Việt Nam
Bọn phản động công khai hậu thuẫn cho số đối tượng chống đối trong các tôn giáo cả về tinh thần lẫn vật chất để thúc đẩy chủ trương ly khai trong nội bộ một số tổ chức tôn giáo. Thời gian qua, chúng liên tục kích động, kêu gọi đòi lại đất đai, cơ sở vật chất có nguồn gốc tôn giáo như vụ 42 Nhà Chung, giáo sứ Thái Hà (Hà Nội), La Vang (Quảng Trị )…
Các phần tử phản động, cực đoan trong các tôn giáo cũng chuyển đổi phương pháp nắm giáo dân bằng cách lấy các tổ chức hội đồng, hội đoàn làm nòng cốt nhằm tranh giành quần chúng, âm mưu tạo dựng lực lượng đối trọng với chính quyền; âm mưu thành lập “Uỷ ban liên tôn giáo chống cộng”…
Cùng với việc phát triển không bình thường đạo Tin lành trong vùng đồng bào dân tộc, chúng đã hình thành các “tôn giáo lạ” ở vùng miền núi phía Bắc như đạo “San sư khổ tảo” ở Hà Giang, Cao Bằng, “Sề chù ha ly lù gia’ ở Lai Châu … để gây chia rẽ mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, tạo ra các nhân tố tiềm ẩn gây mất ổn định chính trị, xã hội trong đồng bào dân tộc thiểu số.
B. CHỦ NGHĨA KHỦNG BỐ
Định nghĩa
Chủ nghĩa khủng bố quốc tế và quá trình toàn cầu hóa
Nguyên nhân
Mục tiêu
Biện pháp
B. CHỦ NGHĨA KHỦNG BỐ
1/ Định nghĩa:
Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc: Khủng bố là việc cá nhân hay đại diện một nhà nước thực hiện, tổ chức thực hiện những hành động chống lại nhà nước khác hay hay dung túng việc thực hiện hành vi như vậy nhằm chống lại cá nhân hay nhà nước nhằm mục đích gây ra sự sợ hãi ở các nhà hoạt động nhà nước, các nhóm cá nhân hay toàn bộ dân cư.
2.Chủ nghĩa khủng bố và quá trình toàn cầu hóa.
Thuật nhữ”Chủ nghĩa khủng bố quốc tế” được sử dụng rộng rãi từ những năm 1970, nó bắt đầu được tất cả thừa nhận sau hành động khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 tại Niuooc.
Trên thế giới đang hình thành một sự phân cực mới,ở 1 cực là sự hợp tác giữa các nước dân chủ trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa khủng bố quốc tế,còn ở cực khác là những kẻ ủng hộ bạo lực xuyên quốc gia.
Quy mô liên minh nhằm chống lại chủ nghĩa khủng bố là có lý do của nó là tất cẩ các chính phủ và các chế đọ đều cảm nhận thấy sự đe dọa đối với chế độ nhà nước của mình từ phía chủ nghĩa khủng bố.
Những hoạt động khủng bố của tổ chức “All-Keeda” là biểu hiện những mạo hiểm mới của toàn cầu hóa.
Những hình thức biểu hiện khác của sự mạo hiểm này là:vũ khí hủy diệt hàng loạt. Những mặt tiêu cực của toàn cầu hóa là mối nguy hiểm không những đối với nước Mỹ mà còn đối với toàn bộ thế giới văn minh mà đặc biệt là chủ nghĩa khủng bố là biểu hiện nổi bật.
3.Nguyên nhân
Mâu thuẫn giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, các nước nằm trong những điều kiện khác nhau về nguyên tắc và phát triển theo các mô hình hoàn toàn khác nhau,không tiếp cận được với nhau.mâu thuẩn này ngày càng lớn hơn và không thể dung hòa được về điều kiện sinh hoạt và phúc lợi xã hội ngày càng xấu đi.
Các nước đang phát triển lạc hậu hơn các nước phát triển nên có tâm trạng thù địch đối với các nước phát triển và những giá trị của chúng.
Thái độ thất vọng gắn liền với điều đó chuyển thành thái độ câm ghét và thù địch đối với các nước phát triển và trước hết là đối với thủ lĩnh và biểu tượng của chúng là nước Mỹ.
Hiện nay nhờ cuộc đấu tranh kiên quyết của Mỹ và các nước phát triển chống lại chủ nghĩa khủng bố, còn trong tương dài thì sự bất ổn định toàn cầu có thể vẫn sẽ tăng lên
4.Mục tiêu
- Hệ thống thông tin: Các mạng nội bộ, đài phát thanh, truyền hình gây thiệt hại về cơ sở vật chất, gián đoạn thông tin nhằm bịt miệng đối phương trong vấn đề nào đó.
Ngày 11 tháng 9 năm 2001, bọn khủng bố đã cướp phi cơ và tấn công đâm thẳng vào tòa nhà tháp đôi tại New York
- Các mục tiêu dân sự: Sân bay, ga xe lửa, khu vui chơi, ám sát thủ lĩnh đối lập... là khu vực dễ tấn công nhất nhưng vô nhân đạo nhất.
- Phá hoại, giảm bớt tiềm lực quân sự, kinh tế của đối phương từ đó gây sức ép để đối phương thoả hiệp.
- Xoá bỏ thủ lĩnh đối lập, thay đổi quyết sách của phe, quốc gia đối lập. Gây mất ổn định chính trị, nhằm thừa nước đục thả câu, đây là mục tiêu chính của khủng bố hiện nay.
Các cuộc khủng bố trên Thế giới :
- Vụ khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ làm chết hơn 4.000 người và bị thương hơn 10.000 người, thiệt hại về kinh tế hàng nghình tỷ USD.
Sự kiện 11/9/2001
- Những vụ khủng bố hàng ngày diễn ra ở Irăc của các lực lượng phản đối đã giết hại hàng chục nghìn người
- Ngày 1/9/2004 Vụ khủng bố đẫm máu tại thị trấn Beslan (Nga) đã làm 322 người chết và hơn 700 người bị thương.
- Những vụ khủng bố ở miền nam Thái Lan, Inđônêsia, Philippin , bắc Ấn Độ cũng đã làm hàng nghìn người chết và bị thương trên 1.000 người…
- Ngày 11/3/2004 vụ đánh bom đồng loạt tại 4 nhà ga xe lửa tại thủ đô Marđrit (Tây Ban Nha) làm gần 200 người chết và hơn 1.400 người bị thương.
Nhà ga xe lửa ở thủ đô Marđrit
5.Biện pháp
Đấu tranh chống khủng bố có hệ thống,tiêu diệt các mạng lưới khủng bố bằng mọi phương tiện trong khuôn khổ hợp tác quốc tế và hoạt động chung của các cơ quan chuyên trách.
Cô lập những phần tử chủ chốt của mạng lưới khủng bố khỏi những cá nhân có thiện cảm với chúng.
Cộng đồng quốc tế cần phải thực hiện hàng loạt biện pháp,mở ra triển vọng xã hội và chính trị cho các nhóm dân cư nằm ngoài lề xã hội và có tiềm năng sẵn sàng dùng bạo lực.
C. BÙNG NỔ DÂN SỐ - NGHÈO ĐÓI
I/ Bùng nổ dân số
1. Định nghĩa bùng nổ dân số
2. Nguyên nhân
3. Hiện trạng và xu hướng bùng nổ dân số
a) Hiện trạng
b) Xu hướng
4. Hậu quả
5. Biện pháp
II/ Nghèo đói
1. Khái niệm
2. Nguyên nhân
3. Tình trạng nghèo đói trên thế giới
I/ Bùng nổ dân số:
1. Định nghĩa bùng nổ dân số.
Là sự phát triển dân số vượt bậc về số lượng khi tỉ lệ sinh vẫn cao mà tỉ lệ tử giảm xuống rất thấp. Thường tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao hơn 2,1% trong một thời gian dài thì đó được coi là giai đoạn bùng nổ dân số.
2. Nguyên nhân
- Công nghiệp hoá phát triển mạnh tạo điều kiện để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp.
- Tỉ xuất tử giảm và tuổi thọ tăng mạnh nhờ những tiến bộ vượt bậc về y tế và cung ứng lương thực thực phẩm ở những nước kinh tế phát triển.
- Tỉ xuất sinh cao do quan niệm truyền thống ( nhiều con là biểu hiện của hạnh phúc) và lí do kinh tế(con cái là nguồn nhân lực và đảm bảo cho tuổi già).
- Chính sách dân số của mỗi quốc gia còn lỏng lẻo
- Trình đô dân trí thấp ,nghèo đói,thiếu hiểu biết về dân số
3. Hiên trạng và xu hướng bùng nổ dân số:
a. Hiện trạng:
Tình hình dân số thế giới từ năm 1820 – 1999 và dự đoán năm 2025
Qua bảng số liệu ta thấy dân số thế giới tăng rất nhanh trong những năm qua. Thời gian dân số tăng thêm 1 tỷ người ngày càng rút ngắn :100 năm – 30 năm – 15 năm – 12 năm. Thời gian dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn: 100 năm – 45 năm – 25 năm.
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên trung bình năm
( Đơn vị: % )
Qua bảng số liệu này cho thấy vấn đề bùng nổ dân số thực chất diễn ra ở các nước đang phát triển: Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ở các nước đang phát triển cao hơn mức tb của thế giới (1,5%/năm so với 1,2%/năm).
+ Các nước đang phát triển chiếm tới 95% số lượng gia tăng dân số thế giới hàng năm.
+ Dân số ở các nước đang phát triển chiếm tới 80% dân số thế giới.Theo số liệu thống kê năm 1990, dân số thế giới hơn 5tỉ người, trong đó các nước đang phát triển có 4.1tỉ người, chiếm 77,23% dân số thế giới.
Trong khi đó số dân của các nước thuộc nhóm phát triển chiếm chưa đầy 1/3 dân số thế giới với xu hướng ngày càng thấp về tỉ trọng. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên luôn thấp hơn mức tb của thế giới (0,1%/năm so với 1,2%/năm). Năm 1990, các nước kinh tế phát triển có số dân 1.205.192.000 người chiếm 22,77% dân số thế giới.
Cơ cấu dân số thế giới phân theo hai nhóm nước trong thời kì 1950 – 2025 (%)
33
67
29.2
79.8
16
84
2000
1950
2025
b. Xu hướng:
- Bùng nổ dân số xảy ra chủ yếu ở các nước đang phát triển,các nước có thu nhập thấp.
- Mặc dù tốc độ gia tăng dân số toàn thế giới có xu hướng giảm (2,4% trong những năm 60 của thế kỉ XX, 1,3% trong thời kì 1995 – 2000), nhưng quy mô dân số thế giới vẫn tiếp tục tăng ( 78 triệu mỗi năm và 215 000 người mỗi ngày).
- Bùng nổ dân số là hiện tượng có tính chất tạm thời. Đến 1 giai đoạn nào đó bùng nổ dân số sẽ dần dần lắng dịu và đi vào ổn định.
4. Hậu quả:
- Dân số và sự nghèo đói, lạc hậu:
+ Ở phương Tây, có tác giả cho rằng: nếu dân số tăng 1% thì thu nhập quốc dân tăng khoảng 4%. Ở châu Phi, có một số quốc gia kém phát triển, tỷ lê tăng dân số hàng năm lên rất cao đến 3%.
+ Sự tăng quá nhanh dân số ở các nước đang phát triển, một mặt làm giảm chất lượng cuộc sống, dẫn đến vòng luẩn quẩn của sự suy thoái kinh tế - xã hội, mặt khác là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bùng nổ dân số trên phạm vi toàn cầu.
DÂN SỐ
TĂNG NHANH
Thừa lao động,
không có việc làm
KT _ XH kém
Phát triển
Tệ nạn xã hội
tăng
Năng suất lao động
thấp
Bệnh tật
Sức khỏe,
thể lực kém
Mức sông thấp
Vòng lẩn quẩn của gia tăng dân số nhanh ở các nước đang phát triển
- Dân số và tình trạng thất nghiệp:
Theo con số thống kê của những năm 1970, số người thất nghiệp hoàn toàn hay thất nghiệp một phần ở các thành phố của các nước châu Mỹ La tinh đã chiếm khoảng 15%-25%, trong đó còn có khoảng 40% số người có việc làm nhưng không đầy đủ việc và số công nhân chỉ làm việc theo thời vụ.
Tình trạng sinh sống tại nông thôn của các nước đang phát triển quá thừa lao động cũng đang tồn tại một cách phổ biến. Ðầu những năm của thập niên 1980, dân số nông thôn “quá thừa” ở các nước đang phát triển của châu Á cũng chiếm từ 35% đến 45%, trong khi tại châu Phi con số này là từ 30% đến 50%.
- Dân số và vấn đề giáo dục:
Sự tăng trưởng của dân số cộng thêm sự phát triển chậm chạp của kinh tế, dẫn đến việc đầu tư về giáo dục quá ít. Bước vào những năm của thập niên 1980, vẫn còn nhiều nước đang phát triển có đến 80% lâm nạn mù chữ. Số người mù chữ trên thế giới vào thập niên 1950 là 700 triệu, đến thập niên 1990 lên đến 950 triệu; số người mù chữ ở châu Á và châu Phi đã chiếm 92%.
- Dân số và vấn đề tài nguyên thiếu hụt:
Vào đầu thế kỷ XXI, một số vùng Nam Á, Trung Mỹ, nhất là Bắc Phi, Ðông Phi, Tây Phi, đã xuất hiện tình trạng thiếu nước ngọt hoàn toàn. Tài nguyên dầu lửa, nếu theo tốc độ khai thách của thập niên 1990, đến năm 2016 sẽ khô kiệt hoàn toàn; tuy nhiên, trữ lượng dầu lửa sẽ tăng lên theo sự thăm dò, những tốc độ thăm dò thì đã không theo kịp tốc độ khai thác.
- Dân số với vấn đề thiếu đất canh tác, lương thực căng thẳng:
+ Ruộng đất sử dụng quá độ, đã bị thoát hoá và sa mạc hoá.
+ Ruộng đất canh tác giảm đi, dân số thì lại tăng lên làm cho lương thực trong phạm vi toàn thế giới căng thẳng kéo dài. Hiện nay, đại đa số các nước đang phát triển tại châu Á, châu Phi, châu Mỹ La tinh đã phải nhập cảng lương thực.
- Dân số và ô nhiễm, môi trường:
Cùng với sự bùng nổ dân số trên toàn cầu và những bước đi lên của nền công nghiệp và thành thị hoá, môi trường ô nhiễm càng ngảy càng gia tăng trầm trọng. Khí quyển ô nhiễm, đất đai ô nhiễm, ô nhiễm do thuốc trừ sâu, rác sinh hoạt ô nhiễm, nước bị ô nhiễm, hải dương bị ô nhiễm, mưa a-xit ô nhiễm, chất phòng xạ ô nhiễm. Như thế, ô nhiễm môi trường đã đi vào mọi ngõ ngách trên trái đất.
Các nước đang phát triển do sức ép dân số và yêu cầu về công nghiệp, đến nay vẫn tiếp tục khai thác một lượng lớn đất hoang, sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu, xây dựng nhà máy, khiến cho sự phá hoại môi trường sinh thái ngày càng tăng lên.
Do các nước phát triển đến nay vẫn chiếm phần lớn tài nguyên trên thế giới, sử dụng nhiều khoáng sản, tuy hoàn cảnh môi trường được cải thiện tương đối nhiều, tuy nhiên, họ vẫn phải chịu trách nhiệm về việc lảm cho môi trường sinh thái ngày càng xấu đi.
5. Biện pháp
- Mỗi quốc gia có chính sách dân số thích hợp.
- Nâng cao mức sống của người dân.
- Nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải hạn chế dân số và ổn định tiêu thụ, làm cho mọi người hiểu rằng khả năng chịu đựng của trái đất không là vô hạn, rằng ổn định dân số là điều chủ chốt và trách nhiệm thực hiện thuộc về mọi người, không phân biệt nam, nữ.
- Tài trợ cho dịnh vụ kế hoạch hoá gia đình ở những nước thu nhập thấp.
II. Nghèo đói
1. Khái niệm.
Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa nghèo theo thu nhập. Theo đó một người là nghèo khi thu nhập bình quân mỗi ngày có ít hơn 1 đô la Mỹ tính theo sức mua địa phương thì được xem là rất nghèo.
Ở Mỹ một gia đình 4 người được coi là nghèo khi chỉ có thể chi tiêu ít hơn 19.310 đô la Mỹ trong một năm. Đối với những người độc thân thì ranh giới này ở vào khoảng 9.650 đô la.
- Ở Việt Nam chuẩn nghèo mới tính cho thời kỳ 2006-2010. “200 nghìn, 260 nghìn đồng/người/tháng”
- Ở một số nước người ta sử dụng calo để nói đến ngưỡng nghèo như ởMa-lai-xi-a sử dụng tiêu chuẩn 9.910 ca-lo một ngày tính trên một gia đình có hai người lớn và ba trẻ em để làm đường nghèo.
- Ở Ấn Độ áp dụng ngưỡng nghèo với chuẩn mực tiêu thụ bình quân đầu người hàng ngày 2.400 ca-lo đối với vùng nông thôn và 2.100 ca-lo đối với vùng đô thị.
- Ở Pa-ki-xtan lấy đường nghèo là tiêu thụ 2.350 ca-lo bình quân một người lớn qui ước hàng ngày.
Ngay trong một quốc gia mà người ta cũng sử dụng các tiêu chuẩn nghèo khác nhau, ví dụ ở Xri Lan-ca, các nhà nghiên cứu không phải lúc nào cũng lấy 2.500 ca-lo làm ngưỡng nghèo.
- Nếu như đặt ranh giới nghèo là 2 đô la Mỹ mỗi ngày thì có tổng cộng là 2,7 tỉ người nghèo, gần một nửa dân số thế giới.
Dưới đây là chuẩn mực nghèo của một số nước
2. Nguyên nhân
Những nguyên nhân chính dẫn đến nghèo được liệt kê ra là chiến tranh, cơ cấu chính trị , cơ cấu kinh tế (phân bố thu nhập không cân bằng, tham nhũng, nợ quá nhiều, nền kinh tế không có hiệu quả, thiếu những nguồn lực có thể trả tiền được), thất bại quốc gia, tụt hậu về công nghệ, tụt hậu về giáo dục, thiên tai, dịch bệnh, dân số phát triển quá nhanh và không có bình đẳng nam nữ.
3. Tình trạng nghèo đói trên thế giới
Theo số liệu của Ngân hàng Thế Giới thì trong năm 2001 trên toàn thế giới có 1,1 tỉ người (tương ứng với 21% dân số thế giới). (Năm 1981 là 1,5 tỉ người, vào thời gian đó là 40% dân số thế giới, năm 1987 là 1,227 tỉ người tương ứng 30% và năm 1993 là 1,314 tỉ người tương đương với 29%).
Phần lớn những người này sống tại châu Á, thế nhưng thành phần những người nghèo trong dân cư tại châu Phi lại còn cao hơn nữa.. Trong khi nhờ vào tăng trưởng kinh tế tại nhiều vùng của châu Á, tỷ lệ người nghèo giảm xuống rõ rệt (từ 58% xuống còn 16% tại Đông Á) thì con số những người nghèo nhất lại tăng lên ở châu Phi (gần gấp đôi từ 1981 đến 2001 phía Nam sa mạc Sahara).
Tại Đông Âu và Trung Á con số những người nghèo nhất đã tăng lên đến 6% dân số. Nếu như đặt ranh giới nghèo là 2 đô la Mỹ mỗi ngày thì có tổng cộng là 2,7 tỉ người nghèo, gần một nửa dân số thế giới.
Bên cạnh nguyên nhân chính trị, nghèo đói cũng là một nguyên nhân lớn của hiện tượng dân di cư từ vùng núi về đồng bằng, từ nông thôn về thành thị, từ các nước thứ ba về các nước phát triển.
Nghèo đói ở Châu Phi
D. CẠN KIỆT TÀI NGUYÊN VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
I/ Hiện trạng
1. Tài nguyên đất
2. Tài nguyên nước
3. Tài nguyên rừng
4. Tài nguyên khóang sản
5. Ô nhiễm không khí
a) Hiệu ứng nhà kính
b) Lỗ thũng tầng ôdôn và mưa axit
II/ Giải pháp khắc phục
Khái niệm môi trường: môi trường là các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo, lí học, hoá học, sinh học cùng tồn tại trong 1 không gian bao quanh con người.
I/ Hiện trạng:
1. Tài nguyên đất:
- Dân số ngày càng tăng lên, đất nông nghiệp, canh tác ngày càng giảm xuống. Tình trạng thiếu đất nông nghiệp đang là nguy cơ đối với toàn thế giới, nhất là ở Trung Quốc, Nhật Bản, Inđônêxia, Ai Cập và hàng loạt các nước ở đông trung và tây Phi. Bình quân đất canh tác đầu người trên thế giới chỉ còn 0,3 ha.
Ngoài ra tài nguyên đất còn bị thoái hoá do muối, hoá lầy và xa mạc hoá. Quá trình đô thị hoá ngày càng tăng làm diện tích đất ngày càng thu hẹp. thách thức lớn về lương thực đó là phải đảm bảo lương thực nuôi sống được 9 tỷ người trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp.
- Áp lực tăng dân số đòi hỏi nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng tăng và phải tăng cường khai thác độ phì nhiêu của đất bằng nhiều biện pháp như: Tăng cường sử dụng hóa chất :phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu, diệt cỏ. Đó là những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất.
- Sự ô nhiễm đất đã ảnh hưởng đến môi trường: Sự tích tụ cao các chất độc hại, các kim loại nặng trong đất sẽ làm tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại trong cây trồng, vật nuôi và gián tiếp gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người.
Một bãi rác
2. Tài nguyên nước:
- Nước là nguồn tài nguyên không thể thay thế đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt và suy thoái mạnh trên phạm vi toàn cầu.
- Do tăng dân số, do sự phát triển của công nghiệp và nông nghiệp, đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ làm tăng nhu cầu sử dụng nước ngày càng lớn, nếu không phát triển công nghệ tái sử dụng nước nhiều lần hoặc thực hiện các dự án lọc nước biển thì nguy cơ thiếu nước trong tương lai là rất lớn.
- Gần 1 tỷ người trên thế giới đang thiếu nước sử dụng, trên 1,6 tỷ người chưa có vệ sinh thuận tịên, họ phải sống trong tình trạng nước dùng bị ô nhiễm.
Mặc dù ở nhiều nơi đã có những cố gắng làm sạch nước nhưng sự ô nhiễm nước vẫn tiếp tục xấu ở nhiều quốc gia, 95% nước cống rãnh đô thị được đẩy ra các dòng nước hoặc ruộng đồng lân cận.
Ước tính về các khu vực được cung cấp nước vào năm 1980 và 1985
Tòan cầu: không tính Châu Âu và Trung Quốc
Châu Á – TBD chỉ tính 9 quốc gia: Bangladesh, Ấn Độ, Indonexia, Myanma, Pakistan, Philippin, Thái Lan, Việt Nam
- Ô nhiễm nguồn nước ngày càng trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.
Nước thải từ các trạm xăng, gas đổ thắng ra vịnh San Francisco
Nước bị ô nhiễm xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ở các đại dương nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu. Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại chất thải và nước thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông.
Doanh nghiệp xả thẳng nước thải chưa qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước sông
Cá chết vì ô nhiễm nguồn nước tại Hồ Tây, Hà Nội.
152 chú cá heo trên bờ biển Iran bị chết do ô nhiễm.
3. Tài nguyên rừng:
Rừng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với con người, không chỉ là nguồn cung cấp chủ yếu sản lượng sinh học sơ cấp, duy trì thực vật khối trên hành tinh mà còn đồng hoá từ 30 đến 35 triệu tấn CO2 mỗi năm, góp phần quan trọng trong việc xác định các thành phần không khí của khí quyển. Hiện nay rừng đang phải đối mặt với sự suy giảm về số lượng và chất lượng, do các hoạt động chặt phá rừng với nhiều mục đích khác nhau. Hàng năm ít nhất 5 triệu ha rừng nhiệt đới bị khai thác để đáp ứng nhu cầu công nghiệp vào đời sông của con người. Mỗi phút trái đất mất đi khoảng 30 ha rừng và với tốc độ này thì khoảng 160 năm nữa toàn bộ rừng trên trái đất sẽ biến mất. Cùng với sự phá huỷ rừng, nhiều hệ sinh thái tự nhiên cũng bị xâm hại và suy giảm diện tích, đa dạng sinh học rừng đang bị đe doạ nghiêm trọng. Ngoài ra rừng còn bị huỷ diệt do các trận mưa axit, chiến tranh tàn phá.
- Tòan thế giới có khỏang 3,8 tỷ ha rừng. Hàng năm mất đi khỏang trên 15 triệu ha.
- Tỷ lệ mất rừng nhiệt đới khỏang 2% /năm.
Châu Á mỗi năm mất khỏang 5 triệu ha rừng
Việt nam trước 1945 rừng chiếm 43% diện tích, hiện nay chỉ còn khỏang 33%, mặc dù có nhiều nỗ lực trồng và bảo vệ rừng.
- Song hiện nay, diện tích rừng có tăng lên nhưng chất lượng rừng giảm rất nhiều rừng chủ yếu là rừng đặc dụng, dùng trong sản xuất kinh doanh.
Chặt phá rừng bừa bãi
Clip ngắn phản ánh nạn chặt phá rừng hiện nay
4. Tài nguyên khoáng sản.
Mặc dù nguồn khoáng sản lớn nhưng bị khai thác một cách triệt để, chỉ thấy lợi ích trước mắt không biết khai thác đúng mức, ngày càng có xu hướng cạn kiệt nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường và con người. Làm xuất hiện nhiều vấn đề về phế thải rắn, cạn kiệt các tài nguyên khác ( xói mòn, thoái hoá đất, các tai biến môi trường…). Vì vậy cần phải nghỉên cứu để khai thác và sử dụng tổng hợp các dạng tài nguyên trong phạm vi khu vực mỏ khoáng sản.
5. Ô nhiễm không khí
Một góc Bắc Kinh sau khi mưa (bên trái) và ngày nắng đầy khói bụi (bên phải)
Nhà máy sản xuất ô nhiễm không khí vào trong không khí
a. Hiệu ứng nhà kính.
Hiệu ứng nhà kính do tự nhiên tạo nên và có tác dụng giữ nhiệt cho trái đất và hiện đang có nguy cơ bị phá vỡ do nồng độ khí thải vào trong khí quyển ngày càng lớn do các hoạt động kinh tế- xã hội (sử dụng năng lượng công nghiệp, nông nghiệp, phá rừng…) của con người ngày càng gia tăng.
Trong khí quyển lượng CO2 tự nhiên chỉ có 11 triệu tấn, nhưng hiện nay lượng khí CO2 thải vào khí quyển đã vượt quá 100 triệu tấn. Bụi công nghiệp thải vào khí quyển ngày 1 lớn. Hiện nay hơn 1,3 tỉ người phải sống trong khu vực mà lượng
CO2 và lượng thải công ngiệp vượt quá tiêu chuẩn của sức khoẻ thế giới và hàng năm có khoảng 500 nghìn người chết vì nguyên nhân này.
Sự phát tán quá mức khí nhà kính, đặc biệt là khí CO2 với mức độ ngày càng gia tăng vào trong khí quển là nguyên nhân làm nảy sinh hiệu ứng nhà kính và sự nóng lên toàn cầu.
Hậu quả hiệu ứng nhà kính sẽ làm cho băng ở vùng cực tan nhanh và nhiều hơn, mực nước biển sẽ dâng cao. Trong thời gian 1980 -1990 băng tan đã làm cho mực nước biển dâng cao 0,35cm/ năm, trong khi đó chỉ trong 10 năm trở lại đây, tốc độ dâng cao của mực nước biển đã là 0,6%/ năm. Nước biển dâng có thể làm ngập các đảo nhỏ, các vùng đất thấp, dân cư đông đúc ở ven biển và có thể làm ngập những thành phố nổi tiếng như: Cai rô và thành phố A lêch san đra của Ai cập, Am xtec đam và Rốt xtec đam của Hà Lan.
Ngoài ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính và nóng lên toàn cầu làm cho các dòng hải lưu các đới khí hậu bị thay đổi, bờ biển bị xói lở, xâm nhập mạnh vào sâu trong nội địa và điều kiện sống của sinh vật thay đổi. Có khoảng 2 -8% giống sinh vật sẽ bị mất đi và nhiều loại cây trồng giảm sản lượng do sự biến đổi khí hậu và mực nước biển tăng.
Khí thải - tác nhân gây hiệu
ứng nhà kính
Hiện tượng mực nước biển dâng
cao ở Thuỵ Sĩ
b. Lỗ thủng tầng ôdôn và mưa axit
- Tầng ôdôn là một tầng khí quyển mỏng nhưng có một vai trò đặc biệt quan trọng trong bảo vệ sự sống trên trái đất vì nó được xem như là một lá chắn tự nhiên bảo vệ trái đất khỏi tác động có hại của tia tử ngoại. sự gia tăng mạnh của khí thải CFC, chất khí được sử dụng nhiều trong công nghiệp làm lạnh, công nghiệp điện tử, khí thải máy bay… vào khí quyển là nguyên nhân gây suy giảm tầng ôdôn và làm xuất hiện lỗ thủng tầng ôdôn.
Sự suy giảm tầng ôdôn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da, bệnh về mắt, làm giảm năng suất cây trồng, vật nuôi… nếu tầng ôdôn giảm 1% nguy cơ mắc bệnh ung thư da tăng lên 2%.
- Do sự khuếch tán vào không khí quá nhiều khí thải lưu huỳnh, SO2. mà ở nhiều nước công nghiệp phát trỉên ở tây âu và bắc mỹ trong những thập .kỉ qua đ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Nga
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)