Một Số Phương Pháp Dạy Học Tích Cực

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Sang | Ngày 02/05/2019 | 49

Chia sẻ tài liệu: Một Số Phương Pháp Dạy Học Tích Cực thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
1.DẠY HỌC GỢI MỞ - VẤN ĐÁP
1.1. Bản chất: Phương pháp vấn đáp là quá trình tương tác giữa GV và HS được thực hiện thông qua hệ thống câu hỏi và câu trả lời tương ứng về một chủ đề nhất định được GV đặt ra. Có 3 loại vấn đáp: Vấn đáp tái hiện, vấn đáp giải thích minh họa và vấn đáp tìm tòi.

* Vấn đáp tái hiện: Được thực hiện khi những câu hỏi do GV đặt ra chỉ yêu cầu HS nhắc lại kiến thức.
* Vấn đáp giải thích minh họa được thực hiện khi những câu hỏi GV đặt ra có kèm theo các VD minh họa (bằng lời hay bằng hình ảnh trực quan) giúp HS dễ hiểu, dễ ghi nhớ.
* Vấn đáp tìm tòi ( hay vấn đáp phát hiện) là loại vấn đáp mà GV tổ chức sự trao đổi ý kiến giữa thầy với cả lớp, giữa trò với trò.


1.2 Quy trình thực hiện:
Trước giờ học: Xác định mục tiêu bài học, đối tượng dạy học. Dự kiến câu hỏi, nội dung trả lời của HS.
Trong giờ học: GV sử dụng hệ thống câu hỏi dự kiến và thu thập thông tin phản hồi từ HS.
Sau giờ học: Rút kinh nghiệm về tính rõ ràng,chính xác và logic của hệ thống câu hỏi.
1.3. Ưu điểm: Kích thích tư duy của HS, lôi cuốn và tạo môi trường HS giúp nhau trong học tập, kiến thức HS lĩnh hội được nhiều.
1.4. Hạn chế: Khó soạn thảo và sử dụng hệ thống câu hỏi cũng như đáp án cho các câu hỏi mở.


2. DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
2.1. Bản chất: Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là PPDH trong đó GV tạo ra những tình huống có vấn đề , điều khiển HS phát hiện vấn đề ,hoạt động tự giác,tích cực , chủ động,sáng tạo để giải quyết vấn đề.
- Tình huống có vấn đề là tình huống gợi ra cho HS những khó khăn về lý luận hay thực tiễn làm cho HS tích cực suy nghĩ, hoạt động.

2.2.Quy trình thực hiện:
Phát hiện hoặc thâm nhập vấn đề.
Tìm giải pháp.
Trình bày giải pháp.
Nghiên cứu sâu giải pháp
2.3.Ưu điểm: Góp phần rèn luyện tư duy, lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức.
2.4. Hạn chế: GV phải đầu tư nhiều thời gian và công sức, phải có năng lực sư phạm tốt.

3. DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG NHÓM NHỎ:
3.1. Bản chất: Đây là PPDH mà học sinh được phân chia thành từng nhóm nhỏ riêng biệt, chịu trách nhiệm về một mục tiêu duy nhất, được thực hiện thông qua nhiệm vụ riêng biệt của từng người. Các hoạt động cá nhân riêng biệt được tổ chức lại, liên kết hữu cơ với nhau nhằm thực hiện một mục tiêu chung.
3.2.Quy trình thực hiện:
*Bước 1: Làm việc chung cả lớp.
*Bước 2: Làm việc theo nhóm.
*Bước 3: Thảo luận, tổng kết trước lớp.
3.3.Ưu điểm: Học sinh được cộng tác trên nhiều phương diện, được nêu quan điểm của mình, nghe quan điểm của bạn khác. Giúp những em nhút nhát trở nên bạo dạn hơn.
3.4.Hạn chế: Kéo dài thời gian, ồn ào, ảnh hưởng đến lớp khác.
4. DẠY HỌC TRỰC QUAN:
4.1. Bản chất: Dạy học trực quan (hay còn gọi là trình bày trực quan) là phương pháp sử dụng những phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy học trước, trong và sau khi nắm tài liệu mới, khi ôn tập, củng cố, hệ thống hóa và kiểm tra tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.
PPDH trực quan thể hiện dưới hai hình thức: minh họa, trình bày.

4.2. Quy trình thực hiện:
Giáo viên giới thiệu qua về các đồ dùng trực quan, yêu cầu định hướng cho học sinh quan sát. Giáo viên trình bày nội dung trong lược đồ, sơ đồ, thí nghiệm….
4.3. Ưu điểm: Đóng vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử, phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng.
4.4. Nhược điểm: Đòi hỏi nhiều thời gian, sử dụng không khéo sẽ làm học sinh phân tán sự chú ý.
5. DẠY HỌC LUYỆN TẬP VÀ THỰC HÀNH:
5.1. Bản chất: Luyện tập và thực hành nhằm củng cố, bổ sung, khắc sâu kiến thức lý thuyết.
5.2. Quy trình thực hiện:
Bước 1: Xác định tài liệu cho luyện tập và thực hành.
Bước 2: Giới thiệu mô hình luyện tập hoặc thực hành.
Bước 3: Thực hành hoặc luyện tập sơ bộ.
Bước 4: Thực hành đa dạng.
Bước 5: Bài tập cá nhân.
5.3. Ưu điểm: Là phương pháp có hiệu quả mở rộng sự liên tưởng và phát triển các kỹ năng, củng cố trí nhớ. Đây là phương pháp dễ thực hiện cho các bộ môn như Toán, Thể dục, Âm nhạc…..vv
5.4. Hạn chế: Có xu hướng làm cho học sinh nhàm chán, dễ phụ thuộc vào mẫu, hạn chế sự sáng tạo.
6. DẠY HỌC TRÒ CHƠI
6.1. Bản chất: Là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề, thực hiện một nhiệm vụ học tập hay thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi học tập nào đó.
6.2. Quy trình thực hiện:
Giáo viên và học sinh lựa chọn trò chơi
Chuẩn bị các phương tiện, điều kiện cần thiết cho trò chơi
Phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi cho học sinh
Tiến hành trò chơi
Đánh giá sau trò chơi
Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi
6.3. Ưu điểm: Tạo nhiều cơ hội để học sinh tham gia vào quá trình dạy học. Học sinh thể nghiệm thái độ hành vi và sẽ hình thành niềm tin, thái độ, hành vi tích cực, hành vi ứng xử trong cuộc sống.
6.4. Hạn chế: Ồn ào, ảnh hưởng đến các lớp khác.
7. DẠY HỌC BẰNG BẢN ĐỒ TƯ DUY: Bản đồ tư duy hay còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy là phương pháp chú trọng đến cơ chế ghi nhớ, dạy cách học, cách tự học nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức …bằng cách kết hợp việc sử dụng đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Sang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)