Một số lưu ý khi soạn giảng

Chia sẻ bởi Huỳnh Văn Ẩn | Ngày 02/05/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: Một số lưu ý khi soạn giảng thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Vài kinh nghiệm nhỏ trong bước đầu soạn bài giảng điện tử bằng PowerPoint.
Quý thầy cô tham khảo thêm cho bài giảng đạt hiệu quả cao
   Mấy năm gần đây, việc giáo viên sử dụng Microsoft PowerPoint để thiết kế bài dạy trên lớp đã dần dần trở thành phong trào được khuyến khích trong nhà trường.
Bởi lẽ, điều đó mang lại cho tiết học một không khí mới mẻ, sinh động, ... mà trên hết là hiệu quả và chất lượng hơn hẳn kiểu soạn giảng cũ, nếu ta biết khai thác điểm mạnh của chương trình chứ không lạm dụng nó.
   Sau một thời gian soạn giảng với sự hỗ trợ của Microsoft PowerPoint, tôi thu thập được vài kinh nghiệm mong muốn được trao đổi, chia sẻ với các bạn đồng nghiệp. Tuy nhiên, trong khuôn khổ một bài viết ngắn, tôi chỉ xin nêu mấy ý rất nhỏ như sau :
·  Nên tạo sẳn biểu tượng của Microsoft PowerPoint, đặt ở chỗ dễ tìm. Khi cần khởi động sẽ đỡ tốn thời gian tìm kiếm, mà cũng không cần tự động nạp sẳn chương trình từ đầu làm hao tốn tài nguyên của máy tính.
·  Nên làm việc ở chế độ View Normal (thường tự động có sẳn). Theo tôi, đây là chế độ dễ sử dụng nhất khi bắt đầu vào chương trình.
·  Trong quá trình biên soạn, lúc nào đi quá đà hoặc lỡ tay thao tác sai, muốn trở lại tình trạng cũ thì nên nhấp chọn biểu tượng  trên thanh công cụ chuẩn, cho đến khi thấy vừa ý.
·  Nên bày sẳn trên các thanh công cụ 1 số biểu tượng thường dùng (VD : các bài giảng toán, lý, hóa thường cần Equation Editor, Superscript, Subscript, . . .) và cất bớt các biểu tượng ít dùng đến. Nhớ lưu lại các điều chỉnh, sắp xếp mà ta đã bỏ công lựa chọn.
·  Có thể nói cái gì ta cần Microsoft PowerPoint đều có sẳn, nên không cần dùng kèm với nó phần mềm nào khác có tính năng tương tự.Những chi tiết trên sẽ giúp ta tiết kiệm khá nhiều thời gian và công sức khi soạn 1 bài dạy.
·  Nên để ý rằng có 1 số hiệu ứng chỉ dùng được cho vài loại đối tượng chứ không dùng được cho tất cả. Hết sức tránh xây dựng bài giảng gồm chủ yếu chỉ là các “slide văn bản” bất động, nhàm chán. Cũng không cần dùng quá nhiều loại hiệu ứng khác nhau, mà nên thử rồi cân nhắc xem lúc nào, đối tượng nào dùng với hiệu ứng nào là phù hợp nhau, hài hòa với toàn bài và tạo ấn tượng tốt với học sinh.
·  Số lượng slide không nên quá ít hoặc quá nhiều (VD : một tiết dạy chỉ dùng có vài ba slide hoặc ngược lại dùng đến bốn năm chục slide).
·  Nên hạn chế tối đa các màu sắc quá sậm hoặc quá chói mắt, các âm thanh quá lớn hoặc quá chói tai, các hiệu ứng kỹ thuật hình ảnh có thể gây rối mắt hoặc diễn ra quá nhanh trong bài.
·  Phông chữ, cỡ chữ, màu chữ, màu nền, . . . cần rõ ràng, dễ theo dõi. Âm thanh càng rõ ràng, trung thực càng tốt. Phim ảnh, hình vẽ, . . . cần rõ, đẹp, phong phú, mới lạ mà phải đảm bảo tính sư phạm và không bị “lạc đề”.
Nếu chú ý các chi tiết trên thì bài trình diễn sẽ không gây cảm giác khó chịu cho người xem, không làm học sinh mất tập trung mà sẽ giúp học sinh thấy hứng thú và tiếp thu tốt bài học.
 Nên quan niệm rằng bất kỳ bài học nào cũng có thể soạn giảng bằng các chương trình trình chiếu như Microsoft PowerPoint. Cần tính toán sao cho thời gian của tiến trình dự định phải gần như trùng khớp với thời gian thực dạy trên lớp, để tránh “cháy” hoặc “ướt” giáo án đã soạn thảo rất công phu.
Chào tạm biệt !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Văn Ẩn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)