Một số kinh nghiệm dạy phân môn kể chuyện lớp 2 Theo hướng tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh

Chia sẻ bởi Ngô Thị Phong | Ngày 06/11/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: Một số kinh nghiệm dạy phân môn kể chuyện lớp 2 Theo hướng tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh thuộc Tin học 9

Nội dung tài liệu:


A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Năm học 2009 – 2010 Trường chúng ta đi vào phương thức giảng dạy chuyên sâu. Bản thân tôi được phân công giảng dạy môn: Toán và Tiếng Việt. Vậy làm sao để học sinh yêu thích bộ môn tôi dạy ? Đó là điều làm tôi băn khoăn, trăn trở.
Có một câu châm ngôn nói rằng: “Dù đã dắt ngựa đến bờ sông cũng không thể bắt nó uống nước được”. Vấn đề học tập của trẻ cũng vậy. Dù có bắt được chúng ngồi ngay ngắn học tập nhưng nếu không thích thú, trẻ không thể học tốt được. Chính vì vậy ngoài việc truyền đạt kiến thức cho học sinh của người thầy, tôi nghĩ rằng mình cần phải biết gây hứng thú học tập cho học sinh để tiết học thực sự nhẹ nhàng, sinh động. Học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, không gượng ép. Đó là điều làm tôi phải suy nghĩ.
Kể chuyện là một trong những phân môn bắt buộc trong chương trình Tiểu học. Nó góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu chung của môn Tiếng Việt nói riêng, của bậc Tiểu học về các mặt nói chung. Nó bồi dưỡng tâm hồn, phát triển tư duy, ngôn ngữ, kỹ năng nghe, nói, kể và khả năng giao tiếp cho trẻ. Thông qua giờ kể chuyện từ những câu chuyện thuộc đủ thể loại trong kho tàng văn học Viêt Nam và thế giới, các em sẽ được cung cấp thêm những kiến thức văn học, kiến thức cuộc sống, được rèn luyện khả năng ghi nhớ, óc tưởng tượng, khả năng tư duy, lô gíc chính xác, khả năng chú ý, khả năng thông hiểu ngôn ngữ, tăng vốn từ, rèn kỹ năng nói và kể chuyện trước đám đông một cách tự nhiên, thành thạo, sáng tạo với tác phong kể của mình.
Khi dạy phân môn kể chuyện nói riêng cũng như môn Tiếng Việt nói chung. Từ việc hình thành, rèn luyện kỹ năng nghe, nói phát triển các năng lực ngôn ngữ, năng lực diễn đạt, sáng tạo trong lời kể, đến bồi dưỡng kiến thức giáo dục tư tưởng tình cảm cho các em,..năng lực tư duy, mở rộng tâm hồn, rèn luyện thói quen hứng thú đọc sách, truyện chú ý quan sát tranh, chú ý nghe bạn kể và nhớ lại nội dung câu chuyện kể sao cho sinh động hấp dẫn, đạt kết quả cao trong giờ kể chuyện quả thật không đơn giản. Nó đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi cải tiến phương pháp sao cho có nhiều hình thức phù hợp lôi cuốn học sinh say mê hứng thú học tập, không buồn tẻ nhàm chán. Ngoài ra nó còn bồi dưỡng kiến thức giáo dục tư tưởng tình cảm, giúp học tốt phân môn tập làm văn về dạng văn kể chuyện và thúc đẩy học tốt các môn học khác cũng như trong ứng xử giao tiếp hàng ngày. Bên cạnh đó, mục tiêu môn Tiếng Việt còn góp phần bồi dưỡng tình yêu, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt và góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Vậy phương pháp dạy học kể chuyện sao cho thích hợp để từ đó tạo hứng thú, kích thích học sinh tự giác, say mê học tập, bản thân mỗi người giáo viên phải luôn tích cực hoá các hoạt động học tập của các học sinh bằng cách giúp học sinh nắm yêu cầu bài kể chuyện. Ngoài ra tôi sắp xếp linh hoạt các hình thức kể chuyện khác nhau như kể theo tranh, kể theo dàn ý cho sẵn, phân vai kể lại câu chuyện bằng đoạn văn ngắn, phù hợp với nội dung chương trình sách giáo khoa, đạt yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng của phân môn này.
Phương pháp tích cực hoá các hoạt động của người học, trong đó người thầy giáo đóng vai trò là người tổ chức các hoạt động của học sinh, đều được hoạt động, đều được bộc lộ mình và được phát triển ( lấy học sinh làm trung tâm)
Ở đây, tôi đã thực hiện sáng kiến này trong năm học qua. Giờ đây đưa ra một phần nhỏ sáng kiến của mình trong phạm vi phân môn Kể chuyện Lớp 2. Đó là lí do bản thân tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm:"Tích cực hoá các hoạt động học tập của học sinh trong giờ kể chuyện lớp hai" Để nghiên cứu.
B. NỘI DUNG
I. Thực trạng:
Thực trạng hiện nay giáo viên còn cho rằng Kể chuyện chỉ là môn phụ nên đã lấy tiết kể chuyện dạy bù cho các tiết học khác. Còn câu chuyện giáo viên nghĩ rằng học
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thị Phong
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)