Mot so ki năng tu hoc mon lich su danh cho HS
Chia sẻ bởi Lê Thị Mỹ Thành |
Ngày 10/05/2019 |
37
Chia sẻ tài liệu: mot so ki năng tu hoc mon lich su danh cho HS thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG TỰ HỌC CHO HS
TRONG QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY BỘ MÔN LỊCH SỬ
Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG.
1. Nhóm biện pháp tạo niềm tin, hứng thú và biết cách tổ chức tự học (TH) cho HS. Theo tâm lí học, các thành phần bên trong thái độ học tập của người học là nền tảng quan trọng nhất cho việc hình thành và phát triển KNTH. Chỉ khi nào người học tự ý thức được khả năng TH, có niềm tin vào bản thân, thì việc TH mới trở thành sở thích, đam mê, tự giác mà không cần có sự thúc giục của yếu tố bên ngoài. Đối với HS phổ thông, ý thức tự giác trong TH mới hình thành, nên GV phải là người biết nhen nhóm, thắp sáng niềm tin, tạo hứng thú và động cơ TH cho HS.
Có nhiều cách để tạo niềm tin cho HS khi TH, như GV nêu câu hỏi và bài tập phù hợp với khả năng nhận thức của HS. Đối với HS trung bình chỉ cần phát hiện đúng kiến thức trong SGK, sưu tầm được một đoạn tư liệu ngắn, vẽ được lược đồ ...; đối với HS giỏi phải lí giải được những câu hỏi khó như đánh giá, so sánh, tổng hợp...). Hoạt động nhóm cũng là một biện pháp hữu hiệu để tạo niềm tin TH cho HS, bởi vì, mỗi em có sở trường, sở đoản riêng, sẽ hỗ trợ, học tập lẫn nhau. Ngoài ra, việc khen thưởng, động viên đúng lúc, đúng mức của GV cũng tạo cho HS niềm vui, sự tự tin vào khả năng TH của mình.
Niềm tin là nền tảng tạo nên hứng thú và say mê TH. Để tạo hứng thú học tập nói chung, TH bộ môn LS nói riêng, trong quá trình DH trên lớp, GV cần áp dụng DH nêu vấn đề, thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở, bài tập nêu vấn đề, tạo cho HS sự tò mò, mong muốn tự mình khám phá kiến thức mới; phải hướng dẫn HS chiếm lĩnh nội dung kiến thức hay, hấp dẫn của bài học. Để tạo hứng thú cho HS khi TH ở nhà, GV cần giao cho HS những bài tập phù hợp với khả năng của HS và giới thiệu một số địa chỉ tìm đọc, những cuốn sách có nội dung bổ ích. Kiến thức hay và phương pháp DH tốt của GV là nhân tố cơ bản tạo nên sự hứng thú TH của HS.
Cùng với các biện pháp tạo niềm tin, hứng thú và động cơ TH, thì việc hướng dẫn HS biết cách tổ chức TH là nhân tố quan trọng đảm bảo sự thành công của TH. Để xây dựng kế hoạch TH, GV phải hướng dẫn HS biết cách lập thời gian biểu trong ngày (sáng, chiều, tối), theo tuần (thứ 2 - thứ 7, chủ nhật), tháng (học kì I, học kì II), thậm chí cả năm học. Kế hoạch càng cụ thể, khoa học bao nhiêu thì thực hiện càng thuận lợi bấy nhiêu. Muốn vậy, HS phải xác định rõ những môn học, nội dung kiến thức cần TH, phân phối thời gian TH giữa các môn, giữa học tập và nghỉ ngơi hợp lí.
Việc thực hiện kế hoạch TH là khâu quyết định kết quả học tập của HS. Để thực hiện kế hoạch TH tốt, GV cần từng bước rèn luyện cho HS tạo được những thói quen tốt như: TH tự giác, tập trung tư tưởng khi TH; tự tạo hứng thú khi TH; học dứt điểm từng môn học; sử dụng quỹ thời gian hợp lí, tối ưu; có ý chí, quyết tâm vượt khó trong TH.
Việc tự kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch TH của HS cũng rất quan trọng. Khi HS biết đối chiếu kế hoạch đặt ra với kết quả thực tế đạt được, các em sẽ biết được mình thực hiện được bao nhiêu % kế hoạch? phần nào thực hiện tốt? phần nào chưa hoàn thành? nguyên nhân? từ đó tìm ra cách khắc phục. Công việc này cần có sự hỗ trợ đắc lực của GV bởi vì, lứa tuổi HS ý thức TH chưa bền vững.
2. Nhóm biện pháp phát triển kĩ năng hướng dẫn HS thực hiện việc TH. Để hình thành và phát triển bất cứ một KN nào cũng cần thời gian và đòi hỏi quá trình luyện tập kiên trì, thường xuyên, KNTH cũng vậy. TH không chỉ là việc chuẩn bị bài ở nhà, mà cả các hoạt động TH trên lớp. Để rèn luyện và phát triển KNTH cho HS, đòi hỏi có sự kết hợp chặt chẽ việc dạy của GV và việc học của HS. GV phải từng bước hình thành, rèn luyện và phát triển các KNTH cơ bản cho HS. Mỗi KN đòi hỏi quy trình và các biện pháp khác nhau.
Ví dụ, để rèn luyện và phát triển KNTH với SGK cho HS, đòi hỏi GV phải trang bị cho các em nhận thức đúng về ý nghĩa và các thao
TRONG QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY BỘ MÔN LỊCH SỬ
Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG.
1. Nhóm biện pháp tạo niềm tin, hứng thú và biết cách tổ chức tự học (TH) cho HS. Theo tâm lí học, các thành phần bên trong thái độ học tập của người học là nền tảng quan trọng nhất cho việc hình thành và phát triển KNTH. Chỉ khi nào người học tự ý thức được khả năng TH, có niềm tin vào bản thân, thì việc TH mới trở thành sở thích, đam mê, tự giác mà không cần có sự thúc giục của yếu tố bên ngoài. Đối với HS phổ thông, ý thức tự giác trong TH mới hình thành, nên GV phải là người biết nhen nhóm, thắp sáng niềm tin, tạo hứng thú và động cơ TH cho HS.
Có nhiều cách để tạo niềm tin cho HS khi TH, như GV nêu câu hỏi và bài tập phù hợp với khả năng nhận thức của HS. Đối với HS trung bình chỉ cần phát hiện đúng kiến thức trong SGK, sưu tầm được một đoạn tư liệu ngắn, vẽ được lược đồ ...; đối với HS giỏi phải lí giải được những câu hỏi khó như đánh giá, so sánh, tổng hợp...). Hoạt động nhóm cũng là một biện pháp hữu hiệu để tạo niềm tin TH cho HS, bởi vì, mỗi em có sở trường, sở đoản riêng, sẽ hỗ trợ, học tập lẫn nhau. Ngoài ra, việc khen thưởng, động viên đúng lúc, đúng mức của GV cũng tạo cho HS niềm vui, sự tự tin vào khả năng TH của mình.
Niềm tin là nền tảng tạo nên hứng thú và say mê TH. Để tạo hứng thú học tập nói chung, TH bộ môn LS nói riêng, trong quá trình DH trên lớp, GV cần áp dụng DH nêu vấn đề, thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở, bài tập nêu vấn đề, tạo cho HS sự tò mò, mong muốn tự mình khám phá kiến thức mới; phải hướng dẫn HS chiếm lĩnh nội dung kiến thức hay, hấp dẫn của bài học. Để tạo hứng thú cho HS khi TH ở nhà, GV cần giao cho HS những bài tập phù hợp với khả năng của HS và giới thiệu một số địa chỉ tìm đọc, những cuốn sách có nội dung bổ ích. Kiến thức hay và phương pháp DH tốt của GV là nhân tố cơ bản tạo nên sự hứng thú TH của HS.
Cùng với các biện pháp tạo niềm tin, hứng thú và động cơ TH, thì việc hướng dẫn HS biết cách tổ chức TH là nhân tố quan trọng đảm bảo sự thành công của TH. Để xây dựng kế hoạch TH, GV phải hướng dẫn HS biết cách lập thời gian biểu trong ngày (sáng, chiều, tối), theo tuần (thứ 2 - thứ 7, chủ nhật), tháng (học kì I, học kì II), thậm chí cả năm học. Kế hoạch càng cụ thể, khoa học bao nhiêu thì thực hiện càng thuận lợi bấy nhiêu. Muốn vậy, HS phải xác định rõ những môn học, nội dung kiến thức cần TH, phân phối thời gian TH giữa các môn, giữa học tập và nghỉ ngơi hợp lí.
Việc thực hiện kế hoạch TH là khâu quyết định kết quả học tập của HS. Để thực hiện kế hoạch TH tốt, GV cần từng bước rèn luyện cho HS tạo được những thói quen tốt như: TH tự giác, tập trung tư tưởng khi TH; tự tạo hứng thú khi TH; học dứt điểm từng môn học; sử dụng quỹ thời gian hợp lí, tối ưu; có ý chí, quyết tâm vượt khó trong TH.
Việc tự kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch TH của HS cũng rất quan trọng. Khi HS biết đối chiếu kế hoạch đặt ra với kết quả thực tế đạt được, các em sẽ biết được mình thực hiện được bao nhiêu % kế hoạch? phần nào thực hiện tốt? phần nào chưa hoàn thành? nguyên nhân? từ đó tìm ra cách khắc phục. Công việc này cần có sự hỗ trợ đắc lực của GV bởi vì, lứa tuổi HS ý thức TH chưa bền vững.
2. Nhóm biện pháp phát triển kĩ năng hướng dẫn HS thực hiện việc TH. Để hình thành và phát triển bất cứ một KN nào cũng cần thời gian và đòi hỏi quá trình luyện tập kiên trì, thường xuyên, KNTH cũng vậy. TH không chỉ là việc chuẩn bị bài ở nhà, mà cả các hoạt động TH trên lớp. Để rèn luyện và phát triển KNTH cho HS, đòi hỏi có sự kết hợp chặt chẽ việc dạy của GV và việc học của HS. GV phải từng bước hình thành, rèn luyện và phát triển các KNTH cơ bản cho HS. Mỗi KN đòi hỏi quy trình và các biện pháp khác nhau.
Ví dụ, để rèn luyện và phát triển KNTH với SGK cho HS, đòi hỏi GV phải trang bị cho các em nhận thức đúng về ý nghĩa và các thao
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Mỹ Thành
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)