Một số khái niệm về môi trường
Chia sẻ bởi Phạm Văn Dũng |
Ngày 18/03/2024 |
11
Chia sẻ tài liệu: Một số khái niệm về môi trường thuộc Giáo dục công dân
Nội dung tài liệu:
Giới thiệu chủ đề Môi trường – đời sống chính trị - văn hóa
Một số định nghĩa
Môi trường (Environment): được hiểu chung nhất là tất cả mọi thứ, bao gồm thể sống (hữu cơ) và thể không sống (vô cơ). Thể sống gồm động vật, thực vật. Thể không sống gồm đất, nước, các khoáng chất, không khí, độ ẩm. Cần lưu ý rằng ranh giới nói trên không phải là tuyệt đối. Thí dụ: trong đất vẫn có vi sinh vật (đó là thể sống).
Đời sống chính trị (Politics): là quá trình đi đến quyết định về việc ai được, ai mất gì, như thế nào và thời điểm nào. Điều này liên quan đến hệ giá trị và quá trình tương tác giữa con người với nhau, và giữa con người với thiên nhiên.
Văn hóa (Culture): Hiện nay có đến hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hóa, tùy thuộc vào tầm nhìn và mục đích của người định nghĩa. Văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng, đó là tất cả những gì do con người tạo ra hoặc tác động, còn lưu lại và tồn tại. Nói đến văn hóa là nói đến hệ giá trị, niềm tin, chuẩn mực đạo đức, ngôn ngữ, phong tục, các lễ nghi, lễ hội, tri thức địa phương hoặc tộc người, cấu trúc xã hội, lối sống, thực hành hàng ngày, những biểu hiện như kiểu nhà, quần áo, ăn uống, tư liệu sản xuất, v.v...
Mối liên hệ giữa Môi trường – Đời sống chính trị và Văn hóa
Văn hóa của một tộc người, một cộng đồng nhất định được lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, được phát triển, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện tự nhiên. “Văn hóa, mà người ta thường gọi là ‘sự điều chỉnh cho phù hợp với hệ sinh thái’, là kết quả của nhiều nghìn năm trải nghiệm và học hỏi một hệ sinh thái nhất định.” (Flannery, 1994, tr. 389). Vì vậy một cộng đồng càng sống lâu đời ở một vùng nào đó, thì họ càng có khả năng sống hòa hợp với điều kiện xung quanh. “Việc sử dụng được rất nhiều loại cây cỏ khác nhau giúp cho người bản địa ‘cư xử nhẹ nhàng’ với môi trường ở Australia”. (Flannery, 1994, tr. 402). Trải qua nhiều đời tương tác với thiên nhiên, con người đồng thời hình thành các mối quan hệ xã hội cũng như các yếu tố văn hóa. “Người bản địa đã có, và thực tế đang có, các mối ràng buộc trách nhiệm xã hội, nó giúp liên kết con người sống cách xa nhau hàng nghìn cây số. Trong những thời điểm khủng hoảng, có thể thấy được mối ràng buộc trách nhiệm xã hội đó thông qua việc người ta chia sẻ nguồn tài nguyên ít ỏi với nhau, và chia sẻ với các vị khách đến từ vùng khó khăn hơn”. (Flannery, 1994, tr. 392).
Stephenson (2010) có một nghiên cứu về người Maori Taranaki, về việc họ khái quát hóa và chuyển tải địa hình, cảnh vật, cảnh biển, cảnh trời vào rất nhiều các thành tố văn hóa của họ. Từ việc nhận diện giá trị văn hóa và tri thức về tài nguyên thiên nhiên của người Maori Taranaki, Stephenson mong muốn có được đối thoại giữa người Maori với những người ngoài có liên quan, để tìm ra hướng phát triển cùng nhau phù hợp nhất.
Trái ngược với người bản địa, những người nhập cư hoặc mới đến định cư phải đối mặt với nhiều khó khăn để thích nghi với điều kiện mới. “Rõ ràng đại đa số người mới đến vùng đất ‘mới’ chưa có được một nền văn hóa của ‘được điều chỉnh’ cho thích hợp. (Flannery, 1994, tr. 389). Điều này được minh chứng rất rõ ở Australia khi “vấn đề đối với sự chưa thích nghi về văn hóa trở nên trầm trọng”. (Flannery, 1994, tr. 389-390).
Do thiếu hiểu biết đối với vùng đất mới, do áp đặt các giá trị và thực hành không phù hợp, nên chính những người mới nhập cư, chứ không phải người bản địa đã gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Điều này được minh chứng qua nghiên cứu về Abenaki Nation (của Bruchac, 1993) và về Iharang (của Datarak, 1993). Bruchac một mặt khẳng định giá trị tín ngưỡng, giới và thực hành cuộc sống hàng ngày một cách nhuần nhuyễn, hài hòa và thích nghi cao với thiên nhiên của người bản địa, mặt khác nhận xét về những người mới đến Mỹ: “Văn hóa của những người mới đến từ châu Âu đã xung khắc với môi trường xung quanh trong một thời gian dài” (tr. 10). Trong nghiên cứu về Iharang, việc người da trắng thô bạo đến tranh cướp khoáng sản và công nghiệp hóa đã gây hại nghiêm trọng đến người bản địa, nghề thuốc nam truyền thống và thậm chí cả mạng
Một số định nghĩa
Môi trường (Environment): được hiểu chung nhất là tất cả mọi thứ, bao gồm thể sống (hữu cơ) và thể không sống (vô cơ). Thể sống gồm động vật, thực vật. Thể không sống gồm đất, nước, các khoáng chất, không khí, độ ẩm. Cần lưu ý rằng ranh giới nói trên không phải là tuyệt đối. Thí dụ: trong đất vẫn có vi sinh vật (đó là thể sống).
Đời sống chính trị (Politics): là quá trình đi đến quyết định về việc ai được, ai mất gì, như thế nào và thời điểm nào. Điều này liên quan đến hệ giá trị và quá trình tương tác giữa con người với nhau, và giữa con người với thiên nhiên.
Văn hóa (Culture): Hiện nay có đến hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hóa, tùy thuộc vào tầm nhìn và mục đích của người định nghĩa. Văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng, đó là tất cả những gì do con người tạo ra hoặc tác động, còn lưu lại và tồn tại. Nói đến văn hóa là nói đến hệ giá trị, niềm tin, chuẩn mực đạo đức, ngôn ngữ, phong tục, các lễ nghi, lễ hội, tri thức địa phương hoặc tộc người, cấu trúc xã hội, lối sống, thực hành hàng ngày, những biểu hiện như kiểu nhà, quần áo, ăn uống, tư liệu sản xuất, v.v...
Mối liên hệ giữa Môi trường – Đời sống chính trị và Văn hóa
Văn hóa của một tộc người, một cộng đồng nhất định được lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, được phát triển, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện tự nhiên. “Văn hóa, mà người ta thường gọi là ‘sự điều chỉnh cho phù hợp với hệ sinh thái’, là kết quả của nhiều nghìn năm trải nghiệm và học hỏi một hệ sinh thái nhất định.” (Flannery, 1994, tr. 389). Vì vậy một cộng đồng càng sống lâu đời ở một vùng nào đó, thì họ càng có khả năng sống hòa hợp với điều kiện xung quanh. “Việc sử dụng được rất nhiều loại cây cỏ khác nhau giúp cho người bản địa ‘cư xử nhẹ nhàng’ với môi trường ở Australia”. (Flannery, 1994, tr. 402). Trải qua nhiều đời tương tác với thiên nhiên, con người đồng thời hình thành các mối quan hệ xã hội cũng như các yếu tố văn hóa. “Người bản địa đã có, và thực tế đang có, các mối ràng buộc trách nhiệm xã hội, nó giúp liên kết con người sống cách xa nhau hàng nghìn cây số. Trong những thời điểm khủng hoảng, có thể thấy được mối ràng buộc trách nhiệm xã hội đó thông qua việc người ta chia sẻ nguồn tài nguyên ít ỏi với nhau, và chia sẻ với các vị khách đến từ vùng khó khăn hơn”. (Flannery, 1994, tr. 392).
Stephenson (2010) có một nghiên cứu về người Maori Taranaki, về việc họ khái quát hóa và chuyển tải địa hình, cảnh vật, cảnh biển, cảnh trời vào rất nhiều các thành tố văn hóa của họ. Từ việc nhận diện giá trị văn hóa và tri thức về tài nguyên thiên nhiên của người Maori Taranaki, Stephenson mong muốn có được đối thoại giữa người Maori với những người ngoài có liên quan, để tìm ra hướng phát triển cùng nhau phù hợp nhất.
Trái ngược với người bản địa, những người nhập cư hoặc mới đến định cư phải đối mặt với nhiều khó khăn để thích nghi với điều kiện mới. “Rõ ràng đại đa số người mới đến vùng đất ‘mới’ chưa có được một nền văn hóa của ‘được điều chỉnh’ cho thích hợp. (Flannery, 1994, tr. 389). Điều này được minh chứng rất rõ ở Australia khi “vấn đề đối với sự chưa thích nghi về văn hóa trở nên trầm trọng”. (Flannery, 1994, tr. 389-390).
Do thiếu hiểu biết đối với vùng đất mới, do áp đặt các giá trị và thực hành không phù hợp, nên chính những người mới nhập cư, chứ không phải người bản địa đã gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Điều này được minh chứng qua nghiên cứu về Abenaki Nation (của Bruchac, 1993) và về Iharang (của Datarak, 1993). Bruchac một mặt khẳng định giá trị tín ngưỡng, giới và thực hành cuộc sống hàng ngày một cách nhuần nhuyễn, hài hòa và thích nghi cao với thiên nhiên của người bản địa, mặt khác nhận xét về những người mới đến Mỹ: “Văn hóa của những người mới đến từ châu Âu đã xung khắc với môi trường xung quanh trong một thời gian dài” (tr. 10). Trong nghiên cứu về Iharang, việc người da trắng thô bạo đến tranh cướp khoáng sản và công nghiệp hóa đã gây hại nghiêm trọng đến người bản địa, nghề thuốc nam truyền thống và thậm chí cả mạng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Văn Dũng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)