Một số giáo án GDCD lớp 12

Chia sẻ bởi Huỳnh Vũ Linh | Ngày 26/04/2019 | 75

Chia sẻ tài liệu: Một số giáo án GDCD lớp 12 thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:










I.- PHÁP LUẬT VỚI NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN :

1.- Pháp luật là gì?
2.- Pháp luật để làm gì? Để cho ai?
3.- Pháp luậtlàm ra như thế nào? Dùng như thế nào?


II.- PHÁP LUẬT VÀ NHỮNG QUYỀN CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN :

1.- Quyền bình đẳng.
2.- Quyền tự do, dân chủ .
3.- Quyền phát triển.


III.- PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN - ĐẤT NƯỚC - NHÂN LOẠI

1.- Sự phát triển của công dân.
2.- Sự phát triển của đất nước.
3.- Sự phát triển của nhân loại .
















TUẦN : 1 - 2 - 3
TIẾT : 1 - 2 - 3


NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CẦN ĐẠT
1.- Về Kiến Thức :
Học sinh hiểu được một số kiến thức cơ bản về pháp luật để học tiếp các chương sau : Pháp luật là gì? Pháp luật để làm gì? Dành cho ai? Pháp luật làm ra như thế nào? Dùng như thế nào?
2.- Về Kỷ Năng :
Học sinh nắm được một số kỷ năng, cách sử dụng, thực hiện pháp luật trong đời sống.
3.- Về Thái Độ :
Học sinh hình thành thái độ tự giác tôn trọng tuân theo pháp luật.
4.- Mối Liên Hệ Giữa Các Bài :
Bài 1 : Cho HS hiểu pháp luật là gì? Vai trò - Bản chất của pháp luật.
Bài 2+3 : Thực hiện pháp luật như thế nào? Vai trò vị trí của CD trong việc thực hiện pháp luật.


BÀI 1



I.- MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1.- Về Kiến Thức :
Hiểu được khái niệm, bản chất về pháp luật, mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế, chính trị đạo đức. Vai trò và giá trị của pháp luật đối với đời sống của mỗi cá nhân, đối với Nhà nước và xã hội.
2.- Về Kỷ Năng :
Quan sát, tìm hiểu, và bước đầu phân tích những sự kiện, những hành vi, ứng xữ của bản thân và những người chung quanh trong cuộc sống hằng ngày so với các chuẩn mực pháp luật đề ra. Vận dụng kiến thức đã học liên kết với chương trình GDCD lớp 10 - 11 để thấy mối quan hệ biện chứng giữa pháp luật với kinh tế - chính trị - đạo đức.
3.- Về Thái Độ :
Hình thành thái độ tôn trọng pháp luật, ý thức tự giác tuân theo các quy tắc đạo đức và pháp luật trong cuộc sống, học tập và lao động.
II.- PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
1.- ĐDDH : Biểu đồ (1 - 2 ), sổ tay kiến thức về pháp luật, bộ luật dân sự, hình sự.
2.- Phương pháp : Thuyết trình - Thảo luận nhóm - Vấn đáp.
III.- CÁC BƯỚC LÊN LỚP :
1.- O�n định tổ chức :
2.- Kiểm tra bài củ :
GV dành 5 phút để nói về chương trình chung của GDCD lớp 12.
3.- Bài mới :
Vào Bài :
Nhà tư tưởng người Anh Giôn Lốc (John Locke 1632 - 1704) đã từng khẳng định rằng ở đâu không có pháp luật, ở đó không có tự do. Em hiểu câu nói trên như thế nào? (GV cho 2 em trả lời) Như vậy tự do và pháp luật có mâu thuẫn nhau không? Tại sao? (cho 2 em trả lời) Vậy Pháp luật là gì có vai trò như thế nào trong đời sống của mỗi chúng ta. Bài học hôm nay sẽ cho ta biết điều đó.

Hoạt Động Của Thầy và Trò
Nội Dung Bài Ghi

Hoạt động 1 : Vấn đáp
GV : Các em cho biết xem nếu xã hội chúng ta hiện nay nếu không có pháp luật thì sẽ xãy ra điều gì?
HS : Xã hội sẽ rối loạn, trộm cắp, mất an toàn .
GV : Vậy nếu xã hội có pháp luật thì như thế nào?
HS : Xã hội trật tự mọi người yên tâm sống và làm việc ..
GV : Tại sao XH có PL thì mọi việc sẽ trật tự an toàn ?
HS : Vì PL quy định cho mọi người biết điều nào cần làm không làm, sẽ trừng trị những người không chấp hành đúng những điều đó.
GV : Bác Hồ có dạy : " Mỗi người có tự do của mình nhưng phải tôn trọng tự do của người khác. Người nào sử dụng quyền tự do của mình quá mức mà phạm đến tự do của người khác là phạm pháp." Em hiểu thế nào về lời dạy của Bác? Cho ví dụ chứng minh.
HS : trả lời. VD : Giờ nghỉ trưa cần yên tịnh mà ta bật nhạc quá to. Đùa giởn ngoài đường phố (đá banh, thả diều.)
GV : Các quy tắc cư xữ này thể hiện bằng những điều nào đối với mọi công dân?
HS : Quyền và nghĩa vụ của công dân.
GV : Vậy công dân có những quyền và nghĩa vụ nào?
HS : Kể một số quyền và nghĩa vụ mà các em biết.
GV : Những quyền và nghĩa vụ này do ai đặt ra?
HS : Nhà nước.
GV : Ai sẽ thực hiện các quyền và nghĩa vụ trên?
HS : Tất cả mọi người.
GV : Nếu không thực hiện đúng thì Nhà nước sẽ làm gì?
HS : Sẽ trừng trị.
GV : Vậy theo các em PL là gì?
GV : Gọi 2 em trả lời và 1 em đọc lại khái niệm PL là gì trong SGK trang 4
HS : Trả lời và chép lại phần khái niệm.
Hoạt Động 2 : Thảo luận nhóm
GV : Trên cơ sở khái niệm về PL chúng ta sẽ thấy PL có những đặc trưng như sau : Quy phạm phổ biến - Tính quyền lực, bắt buộc - Tính xác định chặt chẽ. Vậy nội dung cụ thể các đặc trưng này ra sao các em thảo luận và cử người lên phát biểu cho cả lớp nghe. GV chia lớp làm 3 nhóm mỗi nhóm thảo luận một đặc trưng.
HS : Thảo luận và cử người phát biểu.
GV : Nói thêm về tính phổ biến.- Các văn bản PL (dùng sơ đồ 1) Tính quyền lực, bắt buộc. ( vụ án 5 Cam từ người công dân bình thường vi phạm PL đến CB cao cấp của Đảng và NN cũng đều bị xữ lý.)
HS : Chép lại các đặc trưng.
I.- Khái Niệm và các Đặc Trưng của Pháp Luật :
1.- Khái Niệm về Pháp Luật :
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của Nhà nước, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng quyền lực Nhà nước.


























2.- Đặc Trưng của Pháp Luật :
a.- Tính quy phạm phổ biến.
b.- Tính quyền lực, tính bắt buộc chung.
c.- Tính xác định chặt chẽ về hình thức.


4.- Củng cố : GV treo sơ đồ 2 lên để nhắc lại kiến thức đã học.
5.- Dặn dò : Làm bài tập 1 - 2 trong SGK trang 10 -11
GV : Phân công 2 nhóm chuẩn bị tìm hiểu về bản chất của PL (tổ 1 - 2)
3 nhóm tìm hiểu về mối quan hệ (tổ 3 - 4 - 5 )

Hoạt động 3 : Thuyết trình
GV : Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu thế nào là pháp luật, pháp luật làm ra cho ai? Ai làm ra PL? PL làm ra để làm gì? PL được biểu hiện bằng những điều gì? Vậy em nào cho biết :Nội quy nhà trường, điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có phải là các văn phạm quy phạm PL không ? Tại sao?
HS : Xung phong trả lời - Nếu không có GV sẽ gọi . cho điểm kiểm tra miệng.
GV : Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu về bản chất của Pháp luật. Pháp luật có bản chất Xã hội và Giai cấp. Vậy bản chất xã hội, giai cấp của pháp luật là gì? Chúng ta sẽ nghe tổ 1 - 2 trình bày.
HS : Tổ 1 - 2 phân công người lên trình bày.
GV : trình bày thêm : XH : Con người là mối tổng hoà của XH cho nên . GC : Khi XH có GC thì các hoạt động của NN sẽ phục vụ cho GC cầm quyền..
GV : Dưới sự lãnh đạo của Đảng đất nước chúng ta ngay càng đổi mới, từ chính trị, kinh tế, cho đến đời sống của mỗi người dân đều có bước tiến bộ đáng kể. Như vậy pháp luật có mối quan hệ nào đến các hoạt động trên : Chính trị - kinh tế - Đạo đức. Chúng ta lần lượt ngh các tổ còn lại trình bày về các vấn đề trên.
HS : cử người lên thuyết trình.
GV : Bổ xung thêm những phần thiếu đặc biệt là nêu ví dụ để làm nổi bật mối quan hệ.
Kinh Tế : Luật đầu tư, luật doanh nghiệp, tự do kinh doanh .
Chính trị : Đảng lãnh đạo nhưng phải tuân theo pháp luật .
Đạo đức : Nhờ có PL mà các chuẩn mực đạo đức được bảo đảm thực hiện nghiêm túc.
II.- Bản Chất của Pháp Luật :
1.- Bản chất của pháp luật :
Bản chất xã hội : Những quy tắc, văn bản pháp luật phải bảo đảm phổ biến phản ánh nhu cầu lợi ích chung của XH và của cá nhân.
Bản chất giai cấp : Thể hiện ý chí của gc công nhân và NDLĐ dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, thể hiện quyền làm chủ của ND Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.( CT, KT, VH, GD, .)




2.- Mối quan hệ giữa PL và Kinh tế - Chính trị - Đạo đức
a.- Kinh tế
b.- Chính trị
c.- Đạo đức






Củng cố : Trình bày thêm sơ đồ 3 mối quan hệ PL với Đạo đức.
Dặn dò : Làm bài tập 3,4,5 trong SGK trang 11
Xem trước phần 3 : Vai trò của PL trong đời sống XH.

Hoạt Động 4 : Sắm vai - Vấn đáp
GV : Vừa rồi ta đã tìm hiểu về bản chất của PL, và mối quan hệ của PL với CT, KT, ĐĐ. Vậy em nào cho Thầy biết PL có bản chất gì? Và mối quan hệ của PL với KT, CT, ĐĐ ra sao? ( GV gọi 3 em trả lời và cho điểm kiểm tra miệng)
HS : Trả lời câu hỏi của Thầy
GV : Trong tiết này chúng ta tiếp tục tìm hiểu về vai trò của PL để từ đó ta hiểu rõ hơn tại sao chúng ta phải học PL và NN cần có PL.
GV : Để quản lý XH nhà nước dùng biện pháp gì?
HS : Pháp luật.
GV : Để quản lý XH, NN dùng nhiều biện pháp : Tuyên truyền - thi đua khen thưởng - pháp luật. Trong đó biện pháp bằng PL là biện pháp mà bất cứ nước nào cũng sử dụng.
GV : Tại sao nóiPL là công cụ để NN dùng quản lý XH
HS : Nói về các đặc trưng của PL
GV : Theo em NN quản lý XH bằng PL như thế nào? ( GV gợi ý cho các em trả lời hướng vào những vấn đề sau :
Trước khi ban hành PL phải đưa cho nhân dân thảo luận.(dân chủ)
Sau khi ban hành phải mang tính thống nhất, bắt buộc chung.
PL phải có tính hiệu lực.
GV : Vậy NN quản lý XH bằng PL là quản lý như thế nào?
HS : dân chủ - thống nhất - có hiệu lực.
GV : Đó là vế phía NN còn về HS,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Vũ Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)