MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA VỀ KNS
Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Hùng |
Ngày 13/10/2018 |
73
Chia sẻ tài liệu: MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA VỀ KNS thuộc Âm nhạc 5
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT BẮC BÌNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH AN
Báo cáo viên : Nguyễn Thanh Hùng
MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA VỀ KỸ NĂNG SỐNG CHO
I.KỸ NĂNG SỐNG LÀ GÌ?
Tổ chức Y tế Thế giới WHO định nghĩa: kỹ năng sống là "khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày"
I.KỸ NĂNG SỐNG LÀ GÌ?
Cũng theo WHO, kỹ năng sống được chia thành 2 loại là kỹ năng tâm lý xã hội và kỹ năng cá nhân, lĩnh hội và tư duy, với 10 yếu tố như:
- Kỹ năng giao tiếp ứng xử với người khác, ứng phó với các tình huống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm thông, giao tiếp hiệu quả và cách thương thuyết.
- Tự nhận thức, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, tư duy bình luận và phê phán, cách quyết định
I.KỸ NĂNG SỐNG LÀ GÌ?
Theo UNESCO
KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày
(Bao gồm tất cả các KN liên quan đến tất cả các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày)
QUAN NIỆM VỀ KĨ NĂNG SỐNG
Theo UNESCO
4 trụ cột
QUAN NIỆM VỀ KĨ NĂNG SỐNG
KĨ NĂNG SỐNG
?
Theo WHO
KHẢ NĂNG THÍCH
NGHI
- HÀNH VI TÍCH CỰC
Ứng xử hiệu quả
Theo UNICEF
CÁCH TIẾP CẬN
Thay đổi
Hình thành hành vi mới
I.KỸ NĂNG SỐNG LÀ GÌ?
Nhận xét chung:
- Các khái niệm đều thống nhất: KNS thuộc về phạm trù năng lực tức là bao hàm cả tri thức, thái độ và hành vi (nghĩa rộng) mà không phải là phạm trù kỹ thuật của hành động, hành vi
- KNS tồn tại dưới dạng hành vi, hành động và cả ở dạng tinh thần như tư duy, cảm xúc, biểu cảm…
- KNS vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội
I.KỸ NĂNG SỐNG LÀ GÌ?
Dù phân loại theo hình thức nào thì cũng vẫn có một số KN được coi là cốt lõi, đó là:
1. KN tự nhận thức
2. KN xác định giá trị
3. KN xác định mục tiêu
4. KN ra quyết định và giải quyết vấn đề
5. KN giao tiếp
6. KN kiên định
7. KN ứng phó với căng thẳng
8. KN giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực
9. KN lựa chọn nghề nghiệp
I.KỸ NĂNG SỐNG LÀ GÌ?
Một cách phân loại khác (chia làm 3 nhóm):
1/Nhóm KN nhận thức:
Nhận thức bản thân
Xây dựng kế hoạch
Xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
Khắc phục khó khăn để đạt mục đích
Tư duy tích cực và tư duy sáng tạo.
I.KỸ NĂNG SỐNG LÀ GÌ?
Một cách phân loại khác :
2/Nhóm kỹ năng xã hội:
Kn giao tiếp bằng ngôn ngữ
KN giao tiếp không lời
KN thuyết trình và nói được trước đám đông
KN diễn đạt cảm xúc, phản hồi
KN từ chối
KN hợp tác
KN làm việc nhóm
KN vận động và gây ảnh hưởng
KN ra quyết định
I.KỸ NĂNG SỐNG LÀ GÌ?
Một cách phân loại khác :
3/Nhóm KN quản lý bản thân:
KN làm chủ cảm xúc
KN phòng chống stress
KN vượt qua sợ hãi, lo lắng
KN khắc phục sự tức giận
KN quản lý thời gian
KN nghỉ ngơi tích cực
KN giải trí lành mạnh
I.KỸ NĂNG SỐNG LÀ GÌ?
Một cách phân loại khác
II.GD KỸ NĂNG SỐNG
Theo UNICEF, giáo dục dựa trên kỹ năng sống cơ bản là sự thay đổi trong hành vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cần bằng giữa kiến thức, thái độ và hành vi.
- Là khả năng chuyển đổi kiến thức (phải làm gì) và thái độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, hay tin tưởng vào giá trị nào) thành hành động (làm gì, và làm như thế nào).
II.GD KỸ NĂNG SỐNG
2.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI GIÁO DỤC KNS
a. Xét từ góc độ xã hội
- XH hiện đại đòi hỏi mỗi người cần phải hình thành và phát triển những KNS cần thiết.
Theo UNESCO, xét từ góc độ XH, những lĩnh vực cần được quan tâm GD KNS là:
+ Lĩnh vực liên quan đến việc làm
+ Lĩnh vực liên quan đến sức khỏe: HIV/AIDS, ma túy
+ Lĩnh vực liên quan đến xung đột và bạo lực
II.GD KỸ NĂNG SỐNG
2.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI GIÁO DỤC KNS
b. Xét từ góc độ giáo dục
- KNS của người học là một biểu hiện của chất lượng GD => Cần GD KNS để nâng cao chất lượng GD.
- GD KNS là thực hiện quan điểm hướng vào người học và phương pháp DH hợp tác, cùng tham gia, nhờ đó mà phát huy được vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của người học.
c. Xét từ góc độ văn hóa, chính trị
- GD KNS giải quyết nhu cầu và quyền con người
- GD KNS giúp con người sống an toàn, lành mạnh có chất lượng trong XH hiện đại, trong mái nhà chung của thế giới.
II.GD KỸ NĂNG SỐNG
2.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI GIÁO DỤC KNS
d. GD KNS thúc đẩy sự phát triển bền vững
- Mục tiêu GD KNS là làm thay đổi hành vi. Giúp người học hiểu được những tác động mà hành vi, thái độ của mình có thể gây ra. Từ đó họ có hành vi tích cực đối với môi trường và cuộc sống, thúc đẩy sự PTBV.
- Việc hình thành cho người học những KNS cốt lõi sẽ giúp họ hướng tới một cuộc sống lành mạnh, có hành vi tích cực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống, thúc đẩy sự PTBV của cá nhân và tập thể.
II.GD KỸ NĂNG SỐNG
II. GIÁO DỤC KNS VÀ TIẾP CẬN KNS
2.1. Giáo dục KNS
a. Quan niệm về giáo dục KNS
Là giáo dục cách sống tích cực trong XH hiện đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và các KN thích hợp.
=> ? Bản chất của giáo dục KNS
Là làm thay đổi hành vi của người học.
II.GD KỸ NĂNG SỐNG
2.2. Các con đường giáo dục KNS
a. Thông qua quá trình giáo dục của nhà trường
b. GD KNS trong nhà trường có thể thông qua tiếp cận KNS
- Tiếp cận KNS là gì?
Đó là quá trình tương tác giữa dạy và học, tập trung vào kiến thức, thái độ, KN cần đạt được để có những hành vi lành mạnh, kiên định từ chối sự ép buộc tiêu cực và hạn chế tối đa hành vi có hại.
- Có 3 đặc trưng của tiếp cận KNS
+ Tập trung làm thay đổi hành vi chứ không như cách tiếp cận Dạy Học là để thu được thông tin
+ KNS tồn tại hài hòa 3 yếu tố: KT, KN, TĐ để làm thay đổi hành vi.
II.GD KỸ NĂNG SỐNG
2.2. Các con đường giáo dục KNS
Có 3 đặc trưng của tiếp cận KNS
+ Những thách thức đối với hệ thống GD và đánh giá:
Hệ thống GD thường mong muốn thay đổi về kiến thức nên sẽ gặp thách thức trong việc tiếp cận KNS
Trong tiếp cận KNS, chỉ giới thiệu những thông cần thiết có ảnh hưởng đến thái độ và đạt mục tiêu về hành vi
Thực hiện theo con đường này, GV cần áp dụng PPDH tích cực, tập trung vào sự thay đổi HV trên cơ sở KT và thái độ, HV
Bốn trụ cột trong giáo dục của Unesco là cách tiếp cận KNS theo mô hình sau:
Học để biết Kĩ năng sống liên quan đến “kiến thức”
Học để tự khẳng định mình Kĩ năng sống liên quan đến “giá trị”
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN KĨ NĂNG SỐNG
Học để cùng chung sống Kĩ năng sống liên quan đến “thái độ”
Học để làm Kĩ năng tâm vận động liên quan đến “hành vi”
Theo cách tiếp cận 4 trụ cột trong GD, cần xác định rõ yêu cầu, tiêu chí cụ thể trong từng nội dung là gì để định hướng hoạt động và là cơ sở đánh giá kết quả GD KNS
c. Con đường học KNS thông qua đào tạo chuyên biệt dưới hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp.
d. Con đường thông qua dịch vụ tham vấn
Tham vấn là gì?
Tham vấn và tư vấn khác nhau thế nào?
Trong giáo dục KNS, nhà tham vấn cần làm như thế nào?
II.GD KỸ NĂNG SỐNG
III. Phương pháp giáo dục kỹ năng sống
3.1. Một số nguyên tắc lựa chọn phương pháp giáo dục KNS cho HSPT
- Nguyên tắc cùng tham gia
- Nguyên tắc hướng vào người học
- Nguyên tắc hoạt động
III. Phương pháp giáo dục kỹ năng sống
2. Một số phương pháp cụ thể:
Phương pháp động não
Phương pháp thảo luận nhóm
Phương pháp đóng vai
Phương pháp nghiên cứu tình huống
Phương pháp trò chơi
Phương pháp trò chơi quân bài
Phương pháp giải quyết vấn đề
3. Các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho HS phổ thông
1. Tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào các bài học cụ thể
2. Quán triệt cách tiếp cận kỹ năng sống trong quá trình dạy học, giáo dục
3. Tổ chức các chủ đề về kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
4. Yêu cầu học sinh tích cực vận dụng các kỹ năng sống đã biết vào việc giải quyết các vấn đề, các tình huống gặp phải trong cuộc sống
5. Phối hợp nhà trường, gia đình và cộng đồng trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Rèn luyện gts, kns là một tiến trình lâu dài để hình thành nên thói quen.
XIN CÁM ƠN
CÁC THẦY, CÔ
ĐÃ THAM GIA
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Hùng
Dung lượng: 1,27MB|
Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)