Một số điểm mới của sách giáo khoa lịch sử 12

Chia sẻ bởi Nguyễn Hữu Sơn | Ngày 09/05/2019 | 112

Chia sẻ tài liệu: Một số điểm mới của sách giáo khoa lịch sử 12 thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

Lớp tập huấn
đổi mới chương trình và sách giáo khoa

Sở GD - ĐT Hà Tây
Lịch sử lớp 12
Phần một
Khái quát chung về chương trình
và sách giáo khoa lịch sử lớp 12
1/ Chương trình và phân phối chương trình
Chương trình
- Chỉ có chương trình khung, quy định số tiết tới từng chương, không có quy định chi tiết cho từng bài

- Số tiết so với chương trình cũ thay đổi:

So sánh giữa chương trình cũ và mới
(chưa tính số tiết ôn tập và kiểm tra)
Ngoài ra, chương trình mới có quy định cụ thể về
2 tiết Lịch sử địa phương.
Phân phối chương trình:
Giao cho các địa phương (sở, trường) quyền chủ động,
tự xây dựng phân phối chương trình chi tiết cho từng bài trên cơ sở khung chương trình của Bộ GD&ĐT.
Như vậy
Chương trình là pháp lệnh, phải thực hiện
đầy đủ và đúng quy định.
Phân phối chương trình là sự chi tiết hoá chương trình, có thể mềm dẻo điều chỉnh.
2/ Sách giáo khoa Lịch sử 12
Với học sinh:
Là tài liệu cơ bản để học sinh học tập.
Với giáo viên:
Là chỗ dựa quan trọng, là một phương án để giáo viên soạn bài giảng (không mang tính pháp lệnh).
a) Quan niệm:
b) Đặc điểm sách giáo khoa lịch sử 12
- Hình thức: Màu sắc đẹp, khổ rộng hơn, in gọn trong 1 cuốn.
- Nội dung:
+ Cập nhật hơn, viết đến năm 2000.
+ Kênh chữ viết cô đọng hơn.
+ Nhiều kênh hình hơn.
+ Trình bày theo trình tự thời gian.
+ Đảm bảo tính khách quan hơn: Không tô hồng, không chính trị hoá, không áp đặt và không bàn luận nhiều.
+ Số liệu có căn cứ vào tài liệu gốc.
Các tài liệu cần thiết trong giảng dạy Lịch sử 12
1. Sách giáo khoa.
2. Sách giáo viên.
3. Chủ đề tự chọn LS 12.
4. Bài tập LS 12.
5. Hướng dẫn học và ôn thi LS 12
Phần hai
Một số vấn đề cần lưu ý
Trong phần Lịch sử Việt Nam từ 1919 - 1945
I/ Về phương pháp luận
- Cần đảm bảo tính Đảng trong giảng dạy lịch sử, nhất là trong giai đoạn 1930 - 1945.
- Những vấn đề nào chưa rõ ràng, ngã ngũ, hoặc cá nhân nào còn có quan điểm khác thì có quyền bảo lưu, song phải giảng dạy theo tinh thần SGK.
II/ Những điểm "mới" và "khó"
1. Về sự ra đời 3 tổ chức Cộng sản ở Việt Nam

Sách cũ lấy 3 mốc:
Tháng 6/1929
Tháng 7/1929 *
Tháng 9/1929
Sách mới chỉnh lại:
Tháng 6/1929
Tháng 8/1929 *
Tháng 9/1929
2/ Về Hội nghị thành lập Đảng CSVN
Thời gian triệu tập và kết thúc HN: Nay lấy mốc 6/1/1930
và 8/2/1930
- Tư cách của Nguyễn ái Quốc trong HN
3/ Về phong trào cách mạng 1930 - 1935
Vai trò của Đảng trong PT 1930 - 1931.
Sự kiện ngày 12/9/1930 ở Hưng Nguyên: Lúc đầu 8000 người
tham gia, khi kết thúc là 30.000 người.
Coi phong trào 1930 - 1931 là cuộc tập dượt đầu tiên (không phải là tổng diễn tập)
4/ Về phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945
Điều chỉnh cách gọi tên của Hội nghị 11/1939
11/1940
Về ý nghĩa lịch sử của Hội nghị 11/1939: Do có những
ý kiến khác nhau chưa thống nhất, nên SGK mới ghi: " HN BCH Trung ương tháng 11/1939 đã mở đầu đường lối cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu".
ở đây cần làm rõ hai khái niệm :
Đường lối chiến lược:
Là đường lối chung và cơ bản được thực hiện trong cả cuộc cách mạng, không thay đổi trong một cuộc cách mạng.
VD: Cuộc cách mạng DT DC ND ở Việt Nam (1930 -1945).
Nó gồm 10 nội dung:
1. Xác định tính chất xã hội.
2. Xác định tính chất cách mạng.
3. Xác định kẻ thù.
4. Xác định nhiệm vụ.
5. Xác định mục tiêu.
6. Xác định lực lượng.
7. Xác định vai trò lãnh đạo.
8. Xác định tổ chức cách mạng.
9. Xác định phương pháp.
10. Chủ trương đoàn kết quốc tế.
Chủ trương chỉ đạo chiến lược:

Là đường lối chiến lược được thực hiện trong từng thời kỳ của một cuộc cách mạng, nó có thể thay đổi một số nội dung cho phù hợp với hoàn cảnh, yêu cầu cách mạng của từng thời kỳ.
VD: Thời kỳ 1930 - 1931;1936 - 1939;.
Chủ trương chỉ đạo chiến lược gồm 5 nội dung:


1. Kẻ thù trước mắt.
2. Nhiệm vụ cách mạng trước mắt.
3. Mục tiêu cách mạng trước mắt.
4. Hình thức mặt trận.
5. Phương pháp đấu tranh và phương thức hoạt động.
- Mốc Nguyễn ái Quốc về nước: 28/1/1941
- Thời gian diễn ra Hội nghị toàn quốc của Đảng:
Sách cũ ghi: Từ 13 đến 15/8/1945.
Sách mới ghi: Từ 14 đến 15/8/1945.
- Uỷ ban khởi nghĩa và Quân lệnh số 1 là có từ 13/8/1945.
Phần ba
Lưu ý một số vấn đề về phương pháp dạy học lịch sử ở lớp 12
-----------
Quá trình lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc ngắn nhất trong lịch sử, nghĩa là tính chi tiết, cụ thể rất cao. Bởi vậy cần chú trọng hơn khâu khái quát hoá.
Mối liên hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc ở lớp 12 rất chặt chẽ. Các sự kiện lịch sử thế giới ảnh hưởng đến lịch sử dân tộc và ngược lại
Đối tượng học sinh lớp 12 đã có sự phân hoá rất rõ, do áp lực của việc dạy, học và thi cử quá lớn: Có một bộ phận yêu thích môn sử, một số thờ ơ, còn một số thì đối phó. Nên khi dạy cần chú ý sao cho thoả mãn được mọi đối tượng.
Lịch sử 12 mang tính chính trị rất rõ rệt, mặc dù ta dạy lịch sử nhưng những vấn đề chính trị có tác động rất lớn đến lịch sử, bởi vậy cần lưu ý trước những vấn đề nhạy cảm.
Các sự kiện, hiện tượng của lịch sử 12 rất gần với cuộc sống, được tiếp thu từ nhiều nguồn kiến thức khác nhau, đúng và sai khác nhau. Nên cần tính đến điều gì các em đã biết, cái gì nghe đúng, nghe sai để chỉnh sửa cho các em hoặc nâng cao.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hữu Sơn
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)