MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT CHƯƠNG II Hình học 9.

Chia sẻ bởi Trần Khổng Tử | Ngày 27/04/2019 | 101

Chia sẻ tài liệu: MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT CHƯƠNG II Hình học 9. thuộc Hình học 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ I:
Bài 1: (3 điểm)
a) Phát biểu định nghĩa tiếp tuyến của đường tròn, vẽ hình minh họa. b) Nêu các vị trí tương đối của 2 đường tròn ?
Nêu tính chất đường nối tâm ? Bài 2: ( 3 điểm) Cho đường tròn ( O; 13cm ), dây AB = 24cm. a) Tính khoảng cách từ tâm O đến dây AB? b) Gọi M là điểm thuộc dây AB. Qua M, vẽ dây CD vuông góc với dây AB tại điểm M. Xác định vị trí điểm M trên dây AB để AB = CD.
Bài 3: ( 4 điểm ) Cho 3 điểm A, B, C theo thứ tự đó nằm trên cùng một đường thẳng. Vẽ đường tròn (O; R) có đường kính là BC. Từ A kẻ tia tiếp tuyến AM với đường tròn (O), ( M là tiếp điểm ). Tiếp tuyến tại B của đường tròn (O) cắt AM tại D. Từ O kẻ đường thẳng vuông góc với OD cắt đường thẳng AM ở E. Chứng minh rằng:
1. MD.ME = R2
2. EC là tiếp tuyến của đường tròn (O).
3. DM.AE = AD.EM

ĐỀ II:

I. Trắc nghiệm khách quan ( Chọn câu trả lời đúng)
Câu 1: Có bao nhiêu đờng tròn đi qua hai điểm phân biệt ?
A. Một B. Hai C. Vô số D. Không có
Câu 2: Đờng thẳng và đờng tròn có thể có số điểm chung nhiều nhất là:
A. Một điểm B. Hai điểm C. Ba điểm D. Không điểm
Câu 3: Hai đờng tròn phân biệt có thể có số điểm chung ít nhất là
A. Ba điểm B. Hai điểm C. Một điểm D. Không điểm
Câu 4: Hai đờng tròn ngoài nhau có mấy tiếp tuyến chung?
A. Một B. Hai C. Ba D. 4
Câu 5: Có bao nhiêu đờng tròn đi qua ba điểm không thẳng hàng ?
A. Một B. Hai C. Vô số D. Không có
Câu 6: Đờng thẳng và đờng tròn có thể có số điểm chung ít nhất là:
A. Một điểm B. Hai điểm C. Ba điểm D. Không điểm
II. Tự luận

Câu 1:
Cho hình vẽ biết:
R = 15 cm. OI = 6cm. IA = IB
Tính độ dài dây AB. Giải thích cụ thể

Câu 2: Cho hai đờng tròn (O; R) và (O’;R’) tiếp xúc ngoài tại A. ( R>R’). Vẽ các đờng kính AOB, AO’C. Dây DE của đờng tròn (O) vuông góc với BC tại trung điểm K của BC.
a) Tứ giác BDCE là hình gì? Vì sao?
b) Gọi I là giao điểm của DA và đờng tròn Chứng minh rằng ba điểm E, I, C thẳng hàng
c) Chứng minh rằng KI là tiếp tuyến của (O’).



ĐÈ III:
I.Lý thuyết (4 điểm)
Hãy trả lời các câu hỏi sau ( có hình vẽ kèm theo):
1.Đường tròn là gì? nêu vị trí tương đối giữa điểm với đường tròn?
2.Định lý quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây.
3. Đối với 2 đường tròn thì tiếp tuyến chung là gì? tiếp tuyến chung trong? tiếp tuyến chung ngoài?
II.Tự luận
Câu 1.(2 điểm)
Cho đườn tròn (O;25cm). Hai dây AB và CD song song với nhau và có độ dài thứ tự bằng 40 cm, 48 cm. Tính khoảng cách giữa 2 dây AB và CD.
Câu 2. (4 điểm)
Cho 2 đường tròn (O) và (O’) tiếp xúc ngoài tại M. Kẻ 2 tiếp tuyến chung ngoài AB và CD (A,B thuộc (O) và B,C thuộc(O’)). Chứng ming rằng:
Tam giác AMB là tam giác vuông
Đường tròn đường kính AB tiếp xúc với OO’
Tứ giác OABO’ là hình thang vuông
Tứ giác ABCD là hình thang cân


ĐỀ IV:
I. Trắc nghiệm khách quan ( Chọn câu trả lời đúng)
Câu 1: Có bao nhiêu đường tròn đi qua ba điểm không thẳng hàng ?
A. Một B. Hai C. Vô số D. Không có
Câu 2: Đường thẳng và đường tròn có thể có số điểm chung ít nhất là:
A. Một điểm B. Hai điểm C. Ba điểm D. Không điểm
Câu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Khổng Tử
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)