Một số danh nhân văn hóa

Chia sẻ bởi Nguyễn Thái Khang | Ngày 27/04/2019 | 57

Chia sẻ tài liệu: Một số danh nhân văn hóa thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

IV.MỘT SỐ DANH NHÂN VĂN HOÁ XUẤT SẮC CỦA DÂN TỘC
1.Nguyễn Trãi(1380-1442)
Nhóm 1
Nguyễn Trãi(1380-1442) hiệu là ỨcTrai con của Nguyễn Phi Khanh(Nguyễn Ứng Long) quê gốc là làng Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương nhưng sinh ra ở Thăng Long trong dinh ông ngoại là quan Tư đồ Trần Nguyên Đán,sau dời về sống ở làng Ngọc Ôi, xã Nhị Khuê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây





A/Tiểu sử:
Nguyễn Trãi
A/Tiểu sử:
_ Cả Nguyễn Phi Khanh và ông đều làm quan thời nhà Hồ.Khi nhà Hồ bị quân Minh đánh bại (1407), cha con Hồ Quý Ly đều bị bắt sang Trung Quốc cùng các triều thần, trong đó có Nguyễn Phi Khanh
_Tương truyền lúc ấy, Nguyễn Trãi và em là Nguyễn Phi Hùng muốn giữ tròn đạo hiếu nên đã theo cha sang Trung Quốc. Nhưng đến ải Nam Quan,nghe lời cha dặn phải tìm cách rửa nhục cho đất nước nên ông đã trở về và bị quân Minh giam lỏng ở Đông Quan.
A/Tiểu sử:
_ Sau đó, Nguyễn Trãi tìm cách trốn khỏi Đông Quan, tìm theo Lê Lợi. Ông đã trở thành quân sư đắc lực của Lê Lợi (sau là vua Lê Thái Tổ) trong việc bày mưu tính kế cũng như soạn thảo văn bản trả lời quân Minh cho Lê Lợi.
_ Nhưng cuối đời ông bị giết một cách rất oan khốc (tru di tam tộc) do bị nghi ngờ trong vụ án Lệ Chi Viên. Đến năm 1464, mới được vua Lê Thánh Tông chiêu tuyết (rửa oan). Năm 1980, nhân kỉ niệm 600 năm ngày sinh Nguyễn Trãi, UNESCO đã công nhận ông là danh nhân văn hoá thế giới.
B/Những tư tưởng của Nguyễn Trãi:
Tư tưởng của ông tiêu biểu cho cả thời đại. Cả cuộc đời của Nguyễn Trãi, khi đánh giặc cũng như khi xây dựng đất nước hoặc sáng tác thơ văn, ông luôn nêu cao lòng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân
Ông thường suy nghĩ và mong muốn “ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày”, ông khuyên vua Lê Thái Tông rằng:“ Nguyện xin bệ hạ yêu thương và nuôi dưỡng dân chúng để nơi thôn cùng xóm vắng không có tiếng oán hận sầu than”.
C/Những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi:
*Các tác phẩm chữ Hán:
1)Bình Ngô đại cáo:
Bình Ngô đại cáo là bài cáo của Nguyễn Trãi viết bằng chữ Hán vào mùa xuân năm 1428, thay lời Bình Định vương Lê Lợi để tuyên cáo kết thúc cuộc kháng chiến chống quân Minh, giành lại độc lập cho Đại Việt.
Về mặt văn chương, tác phẩm được xem là thiên cổ văn hùng, là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của Việt Nam (sau bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt năm 1077)
*Trích dẫn:
“…Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu
Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh đại bại tử vong
Ngày hăm tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn.
Đánh hai trận tan tác chim muông.
Cơn gió to trút sạch lá khô,
Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ.
Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội,
Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng.
Lạng Giang, Lạng Sơn, thây chất đầy đường
chảy thành sông……
….Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới
Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu
Muôn thuở nền thái bình vững chắc
Âu cũng nhờ trời đất tổ tông
Linh thiêng đã lặng thầm phù trợ;
Than ôi! Một cỗ nhung y chiến thắng,
Nên công oanh liệt ngàn năm
Bốn phương biển cả thanh bình,
Ban chiếu duy tân khắp chốn.
Xa gần bá cáo,
Ai nấy đều hay.”

Bình Ngô đại cáo-Nguyễn Trãi
2)Ức Trai thi tập:
Ức Trai thi tập là tập thơ đặc sắc viết bằng chữ Hán của Nguyễn Trãi.
Gồm 105 bài. Đa số được viết theo thể thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn.
Nội dung: Chia thành 3 chủ đề:
Thơ tả thiên nhiên, danh lam thằng cảnh
Thơ sáng táxc khi quân Minh xâm lược Đại Việt.
Thơ sáng tác sau khi chiến thằng quân Minh xâm lược


Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá râu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có trúc bóng râm,
Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.

*Trích dẫn:
Côn Sơn ca-Ức Trai thi tập-Nguyễn Trãi
3)Quân trung từ mệnh tập:
Quân trung từ mệnh tập là tập văn kiện-binh vận-ngoại giao được viết bằng chữ Hán của Nguyễn Trãi soạn thảo theo sự uỷ thác và trên danh nghĩa của Lê Lợi trong khởi nghĩa Lam Sơn
Số lượng hiện nay còn khoảng 62 bản. Tập tư liệu gồm cả các thư từ trao đổi giữa Lê Lợi với các tướng quân Minh (Trần Trí,Phương Chính, Vương Thông,….)
Nội dung: Là tập văn vừa mang tính luận chiến, nhằm cổ vũ tinh thần quân sĩ và làm nao núng ý chí quân giặc, vừa mang tính thuyết phục, giảng giải cho kẻ thù phải thừa nhận chủ quyền độc lập của Đại Việt.
4)Lam Sơn thực lục:
Lam Sơn thực lục ghi chép tóm tắt quá trình khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)
Nguyên bản chữ Hán do Nguyễn Trãi viết, Lê Lợi đề tựa và kí là Lam Sơn động chủ
5)Dư địa chí:
Dư địa chí là cuốn sách về địa lý soạn năm 1435 thời vua Lê Thái Tông. Dư địa chí xác định bờ cõi lãnh thổ của Việt Nam bằng những địa danh, địa hình, lịch sử cụ thể (đơn vị hành chính, đất đai,thực vật, động vật,khoáng sản và kinh tế).
Ngoài ra, Dư địa chí còn khẳng định những bước tiến lên của nền văn minh, văn hiến Việt Nam bằng những tư liệu địa lý, lịch sử cụ thể
Ý nghĩa: Là một tác phẩm khoa học chống lại mưu đồ thôn tính đất nước Việt Nam, đồng hoá dân tộc Việt.

*Các tác phẩm chữ Nôm:
Quốc âm thi tập:
Là tập thơ Nôm cổ nhất và phong phú nhất Việt Nam hiện nay. Gồm 254 bài.
Nội dung: Phần lớn là thơ tâm sự, tỏ chí hướng, khó biết bài nào sáng tác thời gian nào, thường ca tụng thú thanh nhàn, tự hào mình là người “đổi c6ông danh lấy một cần câu”, nhưng cũng để lộ nỗi đau là không có cơ hội giúp nước, không gặp người cùng mình thực hiện chí lớn. Ngoài ra còn, tự răn mình, khuyên bảo con cháu giữ vững đạo đức, nhâm phẩm.
_ Ngoài ra, ông còn nhiều tác phẩm nổi tiếng khác Chí Linh sơn phú,……
_ Nhận xét: Nguyễn Trãi có những đóng góp to lớn về mặt quân sự, chính trị, lịch sử, địa lý, văn học cho đất nước.
Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thái Khang
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)