Một số dạng toán về tổng hiệu
Chia sẻ bởi Võ Quang Hưng |
Ngày 08/10/2018 |
52
Chia sẻ tài liệu: Một số dạng toán về tổng hiệu thuộc Toán học 1
Nội dung tài liệu:
PHƯƠNG PHÁP NHẬN DIỆN VÀ GIẢI MỘT SỐ BÀI TOÁN :
TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA CHÚNG
I. Các dạng toán:
1. Dạng 1: Tìm hai số tự nhiên khi biết Tổng và Hiệu của chúng.
Công thức:
Số bé = ( Tổng - Hiệu ) : 2 Hoặc: Số lớn = ( Tổng + Hiệu ) : 2
Số lớn = Số bé + Hiệu Số bé = Số lớn - Hiệu.
2. Dạng 2: Tìm hai số tự nhiên khi biết Tổng và giữa chúng có một số số tự nhiên khác.
Ví dụ 1: Hai số tự nhiên có tổng là 2009 và giữa chúng có tất cả 20 số tự nhiên khác. Tìm hai số đó.
* Nhận diện dạng toán: Đây là bài toán dạng “ Tìm 2 số khi biết Tổng và hiệu của chúng”. Tuy nhiên cần lưu ý đến một số kiến thức đã học:
+ Tổng của 2 số chẵn sẽ là một số chẵn; tổng của 2 số lẻ cũng là một số chẵn và tổng của một số chẵn và một số lẻ là một số lẻ. Bài này tổng của 2 số là 2009, như vậy một trong 2 số phải là số lẻ.
+ Để giải được bài toán, cần tìm hiệu của 2 số. Muốn tìm hiệu của 2 số, cần xác định giữa 2 số có tất cả 20 số tự nhiên khác, thì 2 số hơn (kém) nhau bao nhiêu đơn vị. Có thể xác định bằng cách vẽ tia số hoặc lập luận, để xác định quy tắc chung khi tìm hiệu của 2 số đối với dạng toán này.
+ Lập luận: Giữa chúng có 20 số tự nhiên khác, như vậy từ số bé đến số lớn cần tìm có 22 số ( có 21 khoảng cách, mỗi khoảng cách có giá trị là 1 đơn vị).
Vậy hiệu của hai số là: 21 x 1 = 21 = ( 20 + 1 ) x 1
+ Quy tắc chung: Đối với dạng toán này, hiệu của hai số là:
( Số lượng số tự nhiên ở giữa hai số cần tìm + 1) x 1
Bài giải
* Cách 1: Giữa chúng có 20 số tự nhiên khác, mỗi số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị, nên hiệu của số lớn và số bé là: 20 + 1 = 21
Số tự nhiên bé là:
( 2009 - 21 ) : 2 = 994
Số tự nhiên lớn là:
994 + 21 = 1015
Đáp số: 994 và 1015.
* Cách 2: Hai số tự nhiên liên tiếp có tổng bằng 2009 là:
Số bé là: ( 2009 - 1 ) : 2 = 1004
Số lớn là: 1004 + 1 = 1005
Vì khoảng giữa có 20 số tự nhiên khác nên ta có:
Số bé cần tìm là : 1004 – 10 = 994
Số lớn cần tìm là : 1005 + 10 = 1015
Đáp số: 994 và 1015
Đáp số: 994 và 1015
* Ví dụ 2: Hai số tự nhiên có tổng là 2010 và giữa chúng có tất cả 21 số tự nhiên khác. Tìm hai số đó.
* Cách hiểu: Giữa chúng có 20 số tự nhiên khác, như vậy từ số bé đến số lớn cần tìm có 23 số ( có 22 khoảng cách, mỗi khoảng cách có giá trị là 1 đơn vị).
Vậy hiệu của hai số là: 22 x 1 = 22
* Cách giải: Tìm hai số khi biết Tổng và Hiệu của chúng.
* Lưu ý: Bài dạng này không giải theo cách 2 vì tổng 2 số tự nhiên liên tiếp luôn là một số lẻ.
3. Dạng 3: Tìm hai số tự nhiên biết giữa chúng có một số số chẵn ( hoặc số lẻ khác ).
* Ví dụ 3: Hai số tự nhiên có tổng là 2011 và giữa chúng có tất cả 9 số chẵn. Tìm hai số đó.
* Nhận diện dạng toán: Đây là bài toán dạng “ Tìm 2 số khi biết Tổng và hiệu của chúng”. Tuy nhiên cần lưu ý :
+ Bài này tổng của 2 số là 2011, như vậy 2 số cần tìm phải là 1 số lẻ và 1 số chẵn ( Nếu số bé là số lẻ thì số lớn là số chẵn và ngược lại ).
+ Để giải được bài toán, cần tìm hiệu của 2 số. Muốn tìm hiệu của 2 số, cần xác định giữa 2 số có tất cả 9 số chẵn, thì 2 số hơn (kém) nhau bao nhiêu đơn vị. Có thể xác định bằng cách vẽ tia số như sau để xác định quy tắc chung khi tìm hiệu của 2 số đối với dạng toán này ( cũng có thể sử dụng PP lập luận như trên).
+ Lưu ý: Có 2 trường hợp có thể xảy ra là: Có thể số bé là số lẻ thì số lớn sẽ là số chẵn và ngược lại nếu số bé là số chẵn thì số lớn là
TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA CHÚNG
I. Các dạng toán:
1. Dạng 1: Tìm hai số tự nhiên khi biết Tổng và Hiệu của chúng.
Công thức:
Số bé = ( Tổng - Hiệu ) : 2 Hoặc: Số lớn = ( Tổng + Hiệu ) : 2
Số lớn = Số bé + Hiệu Số bé = Số lớn - Hiệu.
2. Dạng 2: Tìm hai số tự nhiên khi biết Tổng và giữa chúng có một số số tự nhiên khác.
Ví dụ 1: Hai số tự nhiên có tổng là 2009 và giữa chúng có tất cả 20 số tự nhiên khác. Tìm hai số đó.
* Nhận diện dạng toán: Đây là bài toán dạng “ Tìm 2 số khi biết Tổng và hiệu của chúng”. Tuy nhiên cần lưu ý đến một số kiến thức đã học:
+ Tổng của 2 số chẵn sẽ là một số chẵn; tổng của 2 số lẻ cũng là một số chẵn và tổng của một số chẵn và một số lẻ là một số lẻ. Bài này tổng của 2 số là 2009, như vậy một trong 2 số phải là số lẻ.
+ Để giải được bài toán, cần tìm hiệu của 2 số. Muốn tìm hiệu của 2 số, cần xác định giữa 2 số có tất cả 20 số tự nhiên khác, thì 2 số hơn (kém) nhau bao nhiêu đơn vị. Có thể xác định bằng cách vẽ tia số hoặc lập luận, để xác định quy tắc chung khi tìm hiệu của 2 số đối với dạng toán này.
+ Lập luận: Giữa chúng có 20 số tự nhiên khác, như vậy từ số bé đến số lớn cần tìm có 22 số ( có 21 khoảng cách, mỗi khoảng cách có giá trị là 1 đơn vị).
Vậy hiệu của hai số là: 21 x 1 = 21 = ( 20 + 1 ) x 1
+ Quy tắc chung: Đối với dạng toán này, hiệu của hai số là:
( Số lượng số tự nhiên ở giữa hai số cần tìm + 1) x 1
Bài giải
* Cách 1: Giữa chúng có 20 số tự nhiên khác, mỗi số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị, nên hiệu của số lớn và số bé là: 20 + 1 = 21
Số tự nhiên bé là:
( 2009 - 21 ) : 2 = 994
Số tự nhiên lớn là:
994 + 21 = 1015
Đáp số: 994 và 1015.
* Cách 2: Hai số tự nhiên liên tiếp có tổng bằng 2009 là:
Số bé là: ( 2009 - 1 ) : 2 = 1004
Số lớn là: 1004 + 1 = 1005
Vì khoảng giữa có 20 số tự nhiên khác nên ta có:
Số bé cần tìm là : 1004 – 10 = 994
Số lớn cần tìm là : 1005 + 10 = 1015
Đáp số: 994 và 1015
Đáp số: 994 và 1015
* Ví dụ 2: Hai số tự nhiên có tổng là 2010 và giữa chúng có tất cả 21 số tự nhiên khác. Tìm hai số đó.
* Cách hiểu: Giữa chúng có 20 số tự nhiên khác, như vậy từ số bé đến số lớn cần tìm có 23 số ( có 22 khoảng cách, mỗi khoảng cách có giá trị là 1 đơn vị).
Vậy hiệu của hai số là: 22 x 1 = 22
* Cách giải: Tìm hai số khi biết Tổng và Hiệu của chúng.
* Lưu ý: Bài dạng này không giải theo cách 2 vì tổng 2 số tự nhiên liên tiếp luôn là một số lẻ.
3. Dạng 3: Tìm hai số tự nhiên biết giữa chúng có một số số chẵn ( hoặc số lẻ khác ).
* Ví dụ 3: Hai số tự nhiên có tổng là 2011 và giữa chúng có tất cả 9 số chẵn. Tìm hai số đó.
* Nhận diện dạng toán: Đây là bài toán dạng “ Tìm 2 số khi biết Tổng và hiệu của chúng”. Tuy nhiên cần lưu ý :
+ Bài này tổng của 2 số là 2011, như vậy 2 số cần tìm phải là 1 số lẻ và 1 số chẵn ( Nếu số bé là số lẻ thì số lớn là số chẵn và ngược lại ).
+ Để giải được bài toán, cần tìm hiệu của 2 số. Muốn tìm hiệu của 2 số, cần xác định giữa 2 số có tất cả 9 số chẵn, thì 2 số hơn (kém) nhau bao nhiêu đơn vị. Có thể xác định bằng cách vẽ tia số như sau để xác định quy tắc chung khi tìm hiệu của 2 số đối với dạng toán này ( cũng có thể sử dụng PP lập luận như trên).
+ Lưu ý: Có 2 trường hợp có thể xảy ra là: Có thể số bé là số lẻ thì số lớn sẽ là số chẵn và ngược lại nếu số bé là số chẵn thì số lớn là
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Võ Quang Hưng
Dung lượng: 104,50KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)