Một số câu hỏi hỗ trợ ôn thi TNTHPT

Chia sẻ bởi Tạ Thành Lãm | Ngày 26/04/2019 | 97

Chia sẻ tài liệu: Một số câu hỏi hỗ trợ ôn thi TNTHPT thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

Bài 1. Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
Câu 1: Gen là
A. Đoạn protein mang thông tin mã hóa 1 sản phẩm xác định.
B. Đoạn ARN mang thông tin mã hóa 1 sản phẩm xác định.
C. Đoạn pôlipeptit mang thông tin mã hóa 1 sản phẩm xác định.
D. Đoạn ADN mang thông tin mã hóa 1 sản phẩm xác định.
Câu 2: Khi nói về gen, nhận định nào sau đây không đúng?
A. Đoạn ADN mang thông tin mã hóa 1 sản phẩm xác định.
B. Đoạn ADN mang thông tin mã hóa 1 phân tửARN.
C. Đoạn ARN mang thông tin mã hóa 1 sản phẩm xác định.
D. Đoạn ADN mang thông tin mã hóa 1 chuỗi pôlipeptit.
Câu 3: Khi nói về mã di truyền, nhận định thứ mấy sau đây không đúng?
(1). Mã di truyền là trình tự các nuclêôtit trên gen quy định trình tự các a.a trong chuỗi polipeptit.
(2). Mã di truyền là mã bộ ba.
(3). Mã di truyền được đọc từ 1 điểm xác định, liên tục theo từng bộ ba và không gối đầu lên nhau.
(4). Mã di truyền có tính phổ biến : các loài sinh vật đều có chung một mã di truyền ( trừ 1 vài ngoại lệ ).
(5). Mã di truyền mang tính đặc hiệu: Nhiều bộ ba mã hóa 1 axit amin.
(6). Mã di truyền có tính thoái hóa: Một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.
A. (1), (2), (3). B. (3), (4). C. (5), (6). D. (1), (2).
Câu 4. Khi nói về mã di truyền, những nhận định ở vị trí thứ mấy sau đây là đúng?
(1). Mã di truyền là trình tự các nuclêôtit trên protein quy định trình tự các a.a trong ARN.
(2). Mã di truyền là mã bộ ba.
(3). Mã di truyền được đọc từ 1 điểm xác định, liên tục theo từng bộ ba và gối đầu lên nhau.
(4). Mã di truyền có tính phổ biến : các loài sinh vật có nhiều bộ mã di truyền.
(5). Mã di truyền mang tính đặc hiệu: Một bộ ba chỉ mã hóa 1 axit amin. Trừ UAA; UAG; UGA (kết thúc dịch mã)
(6). Mã di truyền có tính thoái hóa: Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit amin. Trừ AUG; UGG.
A. (1), (2), (3). B. (2), (5), (6). C. (3), (4), (5). D. (4), (5), (6).
Câu 5: Trong bảng mã di truyền, người ta thấy rằng có 4 loại mã di truyền cùng quy định tổng hợp axit amin prôlin là 5/XXU3/; 5/XXA3/; 5/XXX3/; 5/XXG3/; Từ thông tin này cho thấy việc thay đổi nucleotit nào trên mỗi bộ ba thường không làm thay đổi cấu trúc của axit amin tương ứng trên chuỗi pôlipeptit?
A. Thay đổi vị trí của tất cả các nucleotit trên một bộ ba.
B. Thay đổi nucleotit đầu tiên trong một bộ ba.
C. Thay đổi nucleotit thứ 3 trong một bộ ba. D. Thay đổi nucleotit thứ 2 trong một bộ ba.
Câu 6: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ, nhận định nào sau đây không đúng?
A. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của phân tử ADN tách nhau dần tạo nên chạc hình chữ Y và để lộ ra 2 mạch khuôn.
B. Enzim ADN pôlimeraza sử dụng một mạch làm khuôn tổng hợp nên mạch mới, trong đó A luôn liên kết với T và G luôn liên kết với X.
C. Enzim ADN – pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5/ ( 3/, nên trên mạch khuôn 3/ ( 5/, mạch bổ sung được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn 3/ ( 5/, mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ôkazaki.
D. Enzim ADN – pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 3/ ( 5/, nên trên mạch khuôn 3/ ( 5/, mạch bổ sung được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn 5/ ( 3/, mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ôkazaki.
Câu 7: Khi nói về các loại enzim tham gia trong trình nhân đôi ADN, nhận định thứ mấy sau đây không đúng?
(1). Các enzim tháo xoắn tham gia tháo xoắn phân tử ADN.
(2). Enzim ADN – pôlimeraza lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN.
(3). Các đoạn Ôkazaki được
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tạ Thành Lãm
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)