Một số cách giới thiệu bài học mới

Chia sẻ bởi Lê Thanh Thịnh | Ngày 08/10/2018 | 66

Chia sẻ tài liệu: Một số cách giới thiệu bài học mới thuộc Toán học 1

Nội dung tài liệu:

MỘT SỐ CÁCH GIỚI THIỆU BÀI KHI LÊN LỚP
Trong sách tham khảo của giáo viên,một số bài tác giả đã đưa ra cách giới thiệu bằng một đoạn văn ngắn. Nó thể hiện nhièu nhất ở các tiết dạy môn Tiếng Việt. Đoạn văn này là “cầu nối” ,là “chất dính” có tính khái quát cao nội dung của bài học.Và người thầy cứ thế “mà làm”.Còn đối với các bài dạy, các loại sách giáo viên mà nhà biên soạn sách lại không đưa ra cách giới thiệu bài mới thì một số giáo viên còn lúng túng khi tìm lời,tìm cách giới thiêu bài mới. Hoặc là giới thiệu baì còn dài, vòng vo. Vậy để góp phần tích cực nâng cao hiệu quả tiết dạy,khi giới thiệu bài mới, người giáo viên phải nắm rõ tác dụng của việc giới thiệu bài mới. - Gợi cho các em hứng thú để chuẩn bị chiếm lĩnh kiến thức mới.
- Giúp học sinh định hướng được nội dung họa động của giờ học.
- Liên hệ giữa bài mới và bài đã học để thấy được tính hệ thống của bài đã học.
- Đồng thời tôi cũng xin đưa ra một số cách giới thiệu bài mới.
* Cách 1: Giới thiệu nội dung chính của bài học.
Cách giới thiệu: Trên cơ sở nội dung chính của bài học, người thầy giới thiệu một cách trực tiếp, không vòng vo mà bằng một vài câu khái quát ngắn gọn song chứa đựng phần lớn nội dung của bài học.
Ví dụ: Giới thiệu bài mới tiết luyện từ và câu bài ( Mở rộng vốn từ: thiên nhiên) sách Tiếng Việt lớp 5, tập 1, trang 78. Ta có thể giới thiệu: để mở rộng, hệ thống hóa vốn từ chỉ các sự vật, hiện tượng của thiên nhiên, bước đầu các em làm quen với các câu thành ngữ, tục ngữ và nắm được một số từ ngữ miêu tả thiên nhiên, hôm nay thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu bài: Mở rộng vốn từ thiên nhiên.
* Cách 2: Sử dụng tranh minh họa rồi dẫn vào bài.
Cách này áp dụng cho việc giới thiệu với các môn học thông thường như tập đọc, khao học, lịch sử địa lí...
Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc “ Tre Việt Nam” Tiếng Việt lớp 4, tập 1, trang 41, giáo viên có thể tiến hành như sau: giáo viên cho học sinh quan sát bức tranh trong sách giáo khoa đã phóng to và trả lời câu hỏi: bức tranh vẽ cảnh gì? Cây gì ? Học sinh trả lời: Bứ tranh vẽ con đường vào làng với một cái cổng rất đẹp và bức tranh vẽ nhiều cây tre. Giáo viên bắt theo mạch trả lời của học sinh và nói tiếp. Muốn biết rõ cây tre có đực điểm như thế nào? Thông qua hình ảnh cây tre để nói đến ai? Các em đến với bài tập đọc “ Tre Việt Nam” thì các em sẽ rõ hơn.
* Cách 3: Nhắc lại vấn đề đặt ra trong bài cũ rồi dẫn vào bài mới.
Cách này áp dụng cho việc giới thiệu bài của các môn học như: toán, khoa học, lịch sử và địa lí... Ví dụ: Giới thiệu tiết lịch sử bài 13 “Nhà Trần và việ đắp đê” sách Lịch sử và địa lí,lớp 4, trang 39. Giáo viên có thể giới thiệu: Sau khi ra đời, nhà Trần đã chấn hưng đất nước, làm cho nhà nước ngày càng phát triển ,bằng nhiều việc làm khác như:Đắp đê trị thủy,mở mang các ngành nghề thủ công... Việc đắp đê diễn ra như thế nào quua bài học lịch sử “Nhà Trần và việc đắp đê” các em sẽ rõ thêm.
* Cách 4: Giới thiệu bài mới thông qua mẫu chuyện ngắn.
Khi áp dụng cách này giáo viên cần lưu ý lựa chọn mẫu chuyện ngắn gọn ,gần gũi, sát với nội dung bài học, tránh lan man dài dòng.
Nói tóm lại,việc giới thiệu bài không chỉ đóng khung trong sách tham khảo đã in sẵn mà tùy thuộc vào các bài học khác nhau để có cách giới thiệu bài khác nhau . Các Giáo viên phải tùy vào đối tượng học sinh lớp mình đang dạy để lựa chọn cách giới thiệu phù hợp nhất để đạt được hiệu quả cao nhất của bài dạy. Chúc các thầy cô thành công ./.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thanh Thịnh
Dung lượng: 4,81KB| Lượt tài: 3
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)