Một số BT tích phân đường

Chia sẻ bởi Vũ Ngọc Vinh | Ngày 26/04/2019 | 90

Chia sẻ tài liệu: Một số BT tích phân đường thuộc Toán học

Nội dung tài liệu:

Tích phân đường theo tọa độ (Tp đường loại 2)
Để lại phản hồiGo to comments
I. Bài toán dẫn đến khái niệm tích phân đường loại 2: Công của 1 lực biến đổi.
Trong Vật lý phổ thông, ta đã biết công A của 1 lực  tác dụng lên 1 chất điểm M chuyển động trên đoạn đường thẳng từ B đến C được tính bởi công thức:
, với (1.1)
Hay ta có:  (tích vô hướng giữa vectơ F và vectơ BC).
Bây giờ, bài toán đặt ra là cần tính công A của một lực  tác dụng lên 1 chất điểm M chuyển động trên đoạn đường cong  từ B đến C.
Lực  biến thiên liên tục dọc theo cung BC và có thành phần theo phương ngang (hình chiếu xuống trục Ox) là P(x,y) và thành phần theo phương đứng (hình chiếu xuống trục Oy) là Q(x,y) (chúng là những hàm số liên tục trên cung BC). Ta có:
(1.2)
trong đó  là các vectơ đơn vị trên hai trục Ox và Oy.
Chia cung BC 1 cách tùy ý thành n cung nhỏ bởi các điểm chia  có các độ dài tương ứng là  .
Xét cung nhỏ thứ i: .
Trên cung đó, vì độ dài  khá bé nên có thể xem như cung  trùng với đoạn thẳng  và chất điểm M coi như chuyển động thẳng trên cung này. Ngoài ra, có thể xem như lực  không đổi và bằng  với  là 1 điểm tùy ý trên cung thứ i. Do đó, công của lực F tạo nên khi chất điểm M chuyển động dọc theo cung  gần đúng bằng:
(1.3)
trong đó  và , ,  là các hình chiếu của  xuống hai trục Ox và Oy. Do đó, công A của lực F tạo nên khi chất điểm chuyển động dọc theo cung phẳng từ B đến C được tính gần đúng bằng:
(1.4)
Khi tăng số phần chia n lên sao cho các cung  càng nhỏ lại thì sự sai biệt giữa An và A càng bé. Do đó, hiển nhiên công A do lực  tạo ra được xem là giới hạn của An khi  sao cho . Vậy:

Hay:  (1.5)
II. Tích phân đường loại 2:
1. Định nghĩa tích phân đường loại 2:
Cho các hàm P(x,y), Q(x,y) xác định trên cung  thuộc mặt phẳng (Oxy).
Từ biểu thức (1.5) nếu tổng An tiến đến 1 giới hạn xác định, không phụ thuộc vào cách chia cung BC và cách chọn điểm  trên mỗi cung nhỏ  thì giới hạn đó được gọi là tích phân đường loại 2 (tích phân theo tọa độ) của hai hàm số P(x,y) và Q(x,y) dọc theo cung BC và được ký hiệu là:

2. Khái niệm cung trơn:
Giả sử cung  có phương trình 
Cung  được gọi là cung trơn nếu tồn tại các đạo hàm  liên tục và không đồng thời bằng 0.
Cung AB được gọi là trơn từng khúc nếu ta có thể chia thành hữu hạn các cung trơn.
3. Định lý tồn tại:
Nếu các hàm số P(x,y) và Q(x,y) liên tục trong miền mở chứa cung  trơn từng khúc thì tồn tại tích phân đường loại 2 của P(x,y) và Q(x,y) dọc theo cung AB.
(ta công nhận kết quả này)
4. Tính chất:
1. Từ định nghĩa dễ thấy rằng: nếu ta đổi chiều trên cung từ C đến B thì các hình chiếu của vectơ  lên hai trục Ox, Oy đổi dấu, do đó: 
2. Nếu P, Q khả tích trên cung AB và  được chia thành 2 cung  thì P, Q cũng khả tích trên 2 cung đó và khi ấy ta có: 
3. Tích phân đường có các tính chất như tích phân xác định.
Chú ý:

Hướng dương trên miền đa liên
- Trong trường hợp cung  là đường cong kín L (điểm đầu trùng điểm cuối), ta có 2 hướng đi dọc theo cung đường cong kín trên. Khi đó, L là biên giới hạn của miền kín D, ta quy ước chọn chiều dương trên L là chiều sao cho 1 người đi  dọc trên biên sẽ thấy miền giới hạn D nằm về phía tay trái. Hướng ngược lại là hướng âm.
Trong trường hợp miền D là miền đơn liên, thì chiều dương chính là chiều ngược chiều kim đồng hồ.
Khi đó, ta thường ký hiệu tích phân đường dọc theo đường cong kín L theo chiều dương là: 
- Trong vật lý, thường ta hay gọi tích phân đường loại 2 là tích
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Ngọc Vinh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)