Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 4 - 5 tuổi khám phá môi trường xung quanh

Chia sẻ bởi Vũ Thị Kim Oanh | Ngày 05/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 4 - 5 tuổi khám phá môi trường xung quanh thuộc Lớp 3 tuổi

Nội dung tài liệu:


PHÒNG GD - ĐT QUẬN CẦU GIẤY
TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG















SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 4 - 5 tuổi khám phá môi trường xung quanh

Lĩnh vực/ Môn: Giáo dục mẫu giáo
Tên tác giả: Nguyễn Thị Hà
Chức vụ: Giáo viên
Tài liệu kèm theo:















NĂM HỌC 2013 – 2014







MỤC LỤC

I. ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.................................................................................1
1. Thuận lợi và khó khăn…………………………….………………….……...1
1.1. Thuận lợi..............................................................................................1
1.2. Khó khăn..............................................................................................2
2. Khảo sát thực tế................................................................................................2
3. Các biện pháp thực hiện .................................................................................3
3.1. Biện pháp 1: Tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm qua các thí nghiệm khoa học........................................................................................3
3.2. Biện pháp 2: Sử dụng trò chơi.............................................................6
3.3. Biện pháp 3: Cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên thông qua hoạt động tham quan dã ngoại..............................................................................................9
3.4. Biện pháp 4: Sử dụng đồng dao, ca dao, câu đố…............................14
3.5. Biện pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin.....................................16
3.6. Biện pháp 6: Kết hợp với phụ huynh để đạt hiệu quả dạy trẻ cao nhất.16
4. Kết quả thực hiện…………………………………………………………...17













I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo các chuyên gia Tâm lý cho rằng “ Nhân cách không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi mà nó được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động”. Để nhân cách con người được phát triển toàn diện thì nhà giáo dục phải thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng nó ngay từ khi còn là đứa trẻ. Đây cũng chính là nhiệm vụ của ngành Giáo dục mầm non - mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân – đào tạo con người, đào tạo nhân cách.
Đây là thời kỳ giữ vai trò quan trọng nhất trong việc lĩnh hội những khái niệm đạo đức sơ đẳng và việc hình thành những hành vi phù hợp với khái niệm ấy. Chính vì thế nhiệm vụ của nhà giáo dục là phải quan tâm trang bị cho trẻ những tri thức khoa học và nhân cách toàn diện để theo kịp thời đại.
Trong công tác giáo dục trẻ mầm non thì việc cho trẻ khám phá khoa học là không thể thiếu, có tác dụng giáo dục về mọi mặt đối với trẻ như là : ngôn ngữ , đạo đức , trí tuệ , thẩm mỹ, thể lực ... Khám phá khoa học là phương tiện để giao tiếp và làm quen với môi trường xung quanh, môi trường xã hội để giao lưu và bầy tỏ nguyện vọng của mình và đồng thời là công cụ của tư duy .
Khi nói đến trẻ mầm non không ai không biết trẻ ở lứa tuổi này rất thích tìm hiểu, khám phá môi trường xung quanh ,bởi thế giới xung quanh thật bao la rộng lớn, có biết bao điều mới lạ hấp dẫn, và còn có bao lạ lẫm khó hiểu, trẻ tò mò muốn biết, muốn được khám phá. Khám phá khoa học mang lại nguồn biểu tượng vô cùng phong phú, đa dạng, sinh động, đầy hấp dẫn với trẻ thơ, từ môi trường tự nhiên (cỏ cây, hoa lá, chim muông..) đến môi trường xã hội (công việc của mỗi người trong xã hội, mối quan hệ của con người với nhau …) và trẻ hiểu biết về chính bản thân mình, vì thế trẻ luôn có niềm khao khát khám phá , tìm hiểu về chúng. Khám phá khoa học đòi hỏi trẻ phải sử dụng tích cực các giác quan chính vì vậy sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp… nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ sẽ nhanh nhạy, chính xác, những biểu tượng, kết quả trẻ thu nhận được trở nên cụ thể, sinh động và hấp dẫn hơn. Qua những thí nghiệm nhỏ trẻ được tự mình thực hiện trong độ tuổi mầm non sẽ hình thành ở trẻ những biểu tượng về thiờn nhiên chính là cơ sở khoa học sau này của trẻ.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc cho trẻ khám phá khoa học và làm sao để những hoạt động đó trở nên thú vị, không khô khan với trẻ nên tôi luôn tìm tòi, khám phá để đưa ra các biện pháp giúp trẻ hứng thú khi tham gia khám phá môi trường xung quanh. Chính vì lý do đó tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 4- 5 tuổi khám phá môi trường xung quanh”
Thời gian thực hiện từ tháng 9/2013
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Thị Kim Oanh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)