Mot so bien phap phong benh cho tre

Chia sẻ bởi Lý Thị Kim Loan | Ngày 05/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: mot so bien phap phong benh cho tre thuộc Lớp 3 tuổi

Nội dung tài liệu:

Một số biện pháp cơ bản trong phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm
QĐND - Thứ Bẩy, 21/04/2012, 19:49 (GMT+7)
Hiện nay, tình hình các bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam cũng như trên thế giới đang có xu hướng gia tăng tính chất nguy hiểm và diễn biến phức tạp. Một số bệnh trước đây đã được khống chế nay đang có nguy cơ bùng phát trở lại như tả, sốt rét, lao, bại liệt…, đặc biệt là sự xuất hiện của một số bệnh truyền nhiễm mới như Ebola, SARS, cúm A (H5N1) [2].
1. Sự phát sinh và phát triển dịch bệnh truyền nhiễm.
Các thuật ngữ sau đây được hiểu như sau:
Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm là virut, vi khuẩn, ký sinh trùng, Rickettsia và nấm có khả năng gây bệnh truyền nhiễm.
Dịch là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt quá số người mắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khu vực nhất định.
Bệnh truyền nhiễm muốn phát triển thành dịch phụ thuộc vào 3 khâu: nguồn truyền nhiễm, các yếu tố trung gian truyền nhiễm và khối cảm thụ (cơ thể cảm thụ). Các bệnh truyền nhiễm của người và của động vật lây truyền sang người đều có quá trình dịch với đặc thù riêng, phụ thuộc vào đặc điểm của sự nhiễm trùng, yếu tố môi trường tự nhiên và xã hội mà quá trình nhiễm trùng xảy ra.
1.1. Nguồn truyền nhiễm:
- Nguồn truyền nhiễm là người: người đang mắc bệnh là nguồn truyền nhiễm rất quan trọng, vì luôn chứa và thải ra mầm bệnh. Người mang mầm bệnh không triệu chứng là nhóm người mang mầm bệnh không triệu chứng nguyên phát hoặc sau khi mắc bệnh, những người nhiễm trùng tiềm ẩn (ở giai đoạn yên lặng) và các nhiễm trùng chậm (giai đoạn ủ bệnh).
- Nguồn truyền nhiễm là động vật: có nhiều bệnh truyền nhiễm lưu hành chủ yếu trong các quần thể động vật mà con người chỉ là vật chủ ngẫu nhiên và tạm thời, đó là các loài thú hoang dại, động vật gặm nhấm, các loài chim hoang dại và gia cầm (vịt, ngan, ngỗng...), một số loài côn trùng (một số loài ve, mò).
- Nguồn truyền nhiễm là vật vô sinh: có một số bệnh truyền nhiễm gây ra do các vi sinh vật đang ở giai đoạn thích nghi dần với cơ thể người (ký sinh tùy ngộ) ở các vật vô sinh của môi trường như đất, nước có thể được coi là ổ chứa và là nguồn truyền nhiễm.
1.2. Các yếu tố trung gian truyền nhiễm và đường lây truyền:
1.2.1. Yếu tố trung gian truyền nhiễm:
Yếu tố trung gian truyền nhiễm là toàn bộ các yếu tố của môi trường sống có vai trò trong việc tạm chứa và vận chuyển mầm bệnh từ nguồn truyền nhiễm tới cơ thể cảm thụ. Mầm bệnh có thể tồn tại trong các trung gian truyền nhiễm một thời gian khá dài (vài tuần, vài tháng), hoặc ngắn (vài ngày, vài giờ). Những yếu tố trung gian truyền nhiễm chủ yếu cần được quan tâm là:
- Nước và thực phẩm: là môi trường tạm trú của nhiều loài vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn tả, kén lỵ amip, thương hàn, virut bại liệt, virut rota, đơn bào, Chlammydia...
- Không khí: là yếu tố trung chuyển của nhiều loài vi sinh vật gây bệnh sau khi ra khỏi đường thở do ho, khạc, hắt hơi, xì mũi... Các vi sinh vật có thể tồn tại trong các giọt nhỏ, bụi hoặc khí dung (aerosol).
- Đất: là nơi cư trú tạm thời của vi khuẩn, nấm, đơn bào, trứng giun, sán.
- Vật dụng sinh hoạt và y tế: các đồ vật sử dụng trong sinh hoạt và y tế, nhất là đồ dùng cá nhân của người bệnh thường chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh.
- Côn trùng (vectơ): côn trùng sống gần người hoặc có hướng tính sinh học đốt hút máu người (ruồi, muỗi, chấy, mò, bọ chét...).
1.2.2. Đường lây truyền:
- Lây truyền đường hô hấp: đầu tiên mầm bệnh cư trú ở các tế bào niêm mạc đường hô hấp. Các yếu tố trung gian truyền nhiễm là không khí chứa các dạng aerosol hoặc giọt có mầm bệnh.
- Lây truyền đường tiêu hóa: vị trí cư trú đầu tiên của mầm bệnh là các tế bào niêm mạc đường tiêu hóa. Các yếu tố trung gian truyền nhiễm là đất, nước, côn trùng, thực phẩm bị ô nhiễm.
- Lây truyền đường máu: vị trí cư trú đầu tiên của mầm bệnh là mao mạch và huyết quản ngoại vi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lý Thị Kim Loan
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)